Việt Nam đã đăng cai Vésak lần thứ ba, hai lần đầu tại Hà Nội, và Tam Chúc lần này tại Học viện Phật Giáo VN -TP HCM .
Thời gian diễn ra Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc từ ngày mùng 9 đến 11-4-Ất Tỵ (tức từ 6 – 8-5-2025) ở Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM.
IBC là viết tắt từ chữ International Buddhist Confederation –Liên đoàn Phật giáo Thế giới)
Hội nghi Phật giáo Thế giới lần thứ nhất năm 1950 tại Tích Lan (Sri Lanka): Hội nghị Liên hữu Phật giáo Thế giới gồm đại diện 26 quốc gia Phật giáo,có hai sự kiện quan trọng là xác định thống nhất Phật lịch và giáo kỳ Phật giáo.
Thứ nhất Phật giáo thế giới đều thống nhất Đức Phật Thích Ca đản sinh năm 624 (trước Tây lịch) và nhập Niết-bàn năm 544 (trước Tây lịch), trụ thế 80 năm.Theo Phật giáo Nam Truyền, đây là lễ Tam hợp (đản sanh,Thành đạo và nhập Niết bàn đều là mùa trăng tròn).Tính từ năm Phật Niết bàn làm năm khởi đầu cho Phật lịch.
Như vậy Phật lịch -năm 2025 là 2569
Thứ hai, giáo kỳ tổng hợp năm màu do đại tá Olcott khởi xướng, (Nhà báo người Mỹ Henry Steel Olcott, người sáng lập và chủ tịch đầu tiên của Hội Thông Thiên Học,)
Tại Đại hội Liên hữu Phật giáo Thế giới đầu tiên năm 1950, lá cờ này được công nhận là cờ Phật giáo quốc tế .
Đại hội Phật giáo thế giới lần thứ VI, tổ chức tại Campuchia vào năm 1961, thống nhất ngày kỷ niệm Phật đản sinh trên toàn thế giới là ngày rằm tháng Tư âm lịch (ngày trăng tròn tháng Vesak của Ấn Độ). Tại Việt Nam, trước kia các chùa vẫn chọn ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch, nhằm ngày rằm tại Ấn Độ. Thành đạo ngày 8-12 âm lịch và Nhập diệt ngày 15-2 âm lịch
Như vậy năm 1950 là năm xác định Phật lịch, năm 1961 là năm xác định ngày răm cho lễ Tam hợp. Theo Phật giáo Nam truyền, ngày 15-4 âm lịch (ngày trăng tròn tháng Vesak) là ngày Đại lễ Tam hợp, kỷ niệm ba sự kiện Phật Thích Ca Đản sanh, Thành đạo và nhập Niết-bànNhư vậy,
MINH MẪN.
06/3/25
Hình ảnh thêm về PHẬT ĐẢN VÀ PHẬT LỊCH