Ngày 6/4/2022, Báo Giác Ngộ Online đăng tin “Khánh Hòa: sẽ không tổ chức lễ đài Phật Đản ngoài trời, tiết kiệm chi phí làm từ thiện”, tác giả Nguyên Đăng. Xem: https://giacngo.vn/khanh-hoa-se-khong-to-chuc-le-dai-phat-dan-ngoai-troi-tiet-kiem-chi-phi-lam-tu-thien-post61404.html.
Mục tiêu của việc không làm lễ đài Phật Đản được nêu rõ trong tựa đề bài báo “tiết kiệm chi phí làm từ thiện”.
Tôi không bàn việc cụ thể địa phương nào, mà chỉ xin nêu câu hỏi chung về việc chấm dứt hoạt động tôn giáo cụ thể để tiết kiệm chi phí dành tập trung làm từ thiện, tư duy ngày càng được nhân rộng trong Phật giáo Việt Nam? Tư duy này LÀM BIẾN CHẤT PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỪ MỘT TÔN GIÁO THÀNH MỘT HỘI TỪ THIỆN, tập trung cho mục tiêu hàng đầu là làm từ thiện? Tu sĩ Phật giáo Việt Nam trở thành những từ thiện viên chuyên nghiệp?
Phải chăng, trong đại hội Phật giáo các cấp hiện nay, thành quả được nhấn mạnh hơn cả là làm từ thiện, trong khi lễ lạc, tang ma Phật giáo thì xa xỉ hoa tươi, tín đồ Phật giáo thì cải đạo sang tôn giáo khác khi các tôn giáo khác làm từ thiện; Phật giáo tuột nhanh xuống thảm trạng thiểu số hóa?
Phải chăng, Phật giáo Việt Nam KHÔNG CÒN LÀ MỘT TÔN GIÁO, NÊN CỨ LO LÀM TỪ THIỆN MÀ TÍN ĐỒ LẠI KHÔNG GIỮ ĐẠO PHẬT?
Phải chăng, trong khi Phật giáo tập trung làm từ thiện, thì đương nhiên loại trừ các nghi lễ tôn giáo truyền thống được cho là tốn chi phí? Việc hủy bỏ nghi lễ tôn giáo truyền thống, như lễ Phật Đản quần chúng ngoài trời để tiết kiệm tiền làm từ thiện đánh dấu việc TỰ DIỄN BIẾN, TỰ CHUYỂN HÓA CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM, TỰ GIẢI THỂ PHẬT GIÁO VIỆT NAM VỚI TƯ CÁCH TÔN GIÁO, CHUYỂN CHỨC NĂNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM SANG TỪ THIỆN, MÀ LÀ MỘT LOẠI TỪ THIỆN NGÀY CÀNG GIẢM SÚT TÍN ĐỒ?
NHẮC LẠI THÀNH QUẢ TỔ CHỨC LỄ PHẬT ĐẢN CỦA CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO Ở MIỀN NAM VIỆT NAM SAU NĂM 1964?
Trước năm 1964, thời Ngô Đình Diệm, lễ Phật Đản chỉ được tổ chức trong chùa trừ Huế có lễ rước Phật và trực tiếp phát thanh?
Từ năm 1964, lễ Phật Đản được tổ chức tại lễ đài ngoài trời tại Bến Bạch Đằng, hàng trăm ngàn người tham dự. Bên cạnh đó, đoàn xe rước Phật được tổ chức.
Trước năm 1964, Việt Nam Cộng Hòa có một “bán quốc giáo”, “quốc giáo không tuyên bố”, là Công giáo?
Đấng tạo hóa được nói đến trong Hiến pháp. Lễ Noel, tổng thống dự thánh lễ ở nhà thờ. Còn lễ Phật Đản, chỉ có Bộ trưởng Bộ Nội vụ đến chùa thắp hương? Sau 1964, đến lễ đài Phật Đản ngoài trời thắp hương Lễ Phật Đản là Quốc trưởng, Tổng thống hoặc Phó tổng thống?
Nhiều quan chức Phật giáo nghĩ rằng lễ đài ngoài trời, xe rước Phật là phần hội của tôn giáo, nên chủ trương cắt giảm? Thực ra, Lễ Phật Đản ngoài trời là lễ? Xe rước Phật cũng là lễ, với mỗi xe là bàn thờ Phật di động?
Lễ Phật Đản ngoài trời, xe rước Phật LÀ MỘT PHƯƠNG THỨC ĐẠI TỪ THIỆN, ĐEM LẠI AN VUI, HOAN HỶ CHO NHIỀU NGƯỜI?
Lễ Phật Đản ngoài trười, xe rước Phật là nghi lễ thu hút nhiều người tham dự, là hình thức bố thí pháp sinh động, đa dạng, thực hiện bố thí pháp rộng rãi đến nhân sinh, cộng đồng?
TỰ DIỄN BIẾN, TỰ CHUYỂN HÓA, TỰ GIẢI THỂ PHẬT GIÁO VIỆT NAM?
Phải chăng, tư duy tự loại trừ những nghi lễ Phật giáo mang tính quần chúng, cộng đồng, rồi cho rằng tiết kiệm để làm từ thiện LÀ TƯ DUY ĐỐI LẬP BỐ THÍ PHÁP VỚI TỪ THIỆN?
Trong các pháp, bố thí pháp là bố thí tối thắng? Đem lại an lạc, yên vui, hạnh phúc, hoan hỷ mùa Phật Đản là pháp bố thí hơn cả? Vậy còn việc làm từ thiện nào hơn việc đưa đại lễ Phật Đản đến với quần chúng rộng rãi?
Từ đấy nhiều năm có địa phương triệt hủy xe rước Phật rồi tới dẹp bỏ lễ Phật Đản ngoài trời để tiết kiệm chi phí, tập trung cho từ thiện? Lần lượt những sự kiện như vậy thúc đẩy Phật giáo Việt Nam thiểu số hóa nhanh hơn, thiểu số hóa ngày càng trầm trọng hơn?
Không có các nghi lễ Phật Đản truyền thống, chấn hưng như lễ Phật Đản ngoài trời, xe rước Phật, PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỰ LOẠI TRỪ MÌNH RA KHỎI XÃ HỘI? Có lẽ, rồi không còn mấy ai nhớ, mấy ai biết ngày Lễ Phật Đản?
Trong khi đó, Noel ngày càng hoành tráng, trường học, bệnh viện, siêu thị... trang trí lộng lẫy, rầm rộ?
Trước thực tế Phật giáo Việt Nam thiểu số hóa, đặc biệt là từ khi có số liệu thống kê nhà nước năm 2019, các quan chức Phật giáo Việt Nam vẫn không hề có ý thức về việc giữ gìn Phật giáo Việt Nam?
Từ Đại hội Phật giáo các cấp, so với hoạt động từ thiện với những con số to tướng, thì ít nghe nói đến các hoạt động hoằng pháp, giáo dục, thanh niên...?
Nếu các tu sĩ Phật giáo trở thành những từ thiện viên tích cực, như thành viên các tổ chức từ thiện thành viên các tổ chức từ thiện khác, nay dẹp bỏ xe rước Phật, mai hủy bỏ lễ đài Phật giáo ngoài trời...., thì đi tu mà làm gì?
Chạy xe ôm, bán quán nước hay làm doanh nhân... đều làm từ thiện hết mình được vậy?
NGƯỢC DÒNG “CHỦ TRƯƠNG”?
Xe rước Phật, Lễ Phật Đản tại lễ đài Phật Đản ngoài trời là những di sản văn hóa phi vật thể? Lẽ ra, các quan chức Phật giáo Việt Nam nên xúc tiến đăng ký, xin công nhận các nghi lễ Phật giáo quần chúng ngoài trời để bảo tồn truyền thống nghi lễ Phật Đản mà liệt vị tổ sư để lại?
Hiện nay, nhiều nghi lễ tâm linh truyền thống được coi là sản phẩm du lịch? Trong bối cảnh cả nước ra sức khôi phục hoạt động du lịch, xác định nhiều sản phẩm du lịch mới, thì các nghi lễ Phật Đản truyền thống thu hút quần chúng, đặc biệt là ở những thành phố lớn, những địa phương giàu truyền thống tâm linh, tự nhiên là những sản phẩm du lịch quý giá, độc đáo?
Mọi người tổ chức đèn lồng hoa đăng, thả khinh khí cầu, pháo hoa (khi tôi đang viết bài này thì Đài Tiếng Nói Việt Nam thông báo rộng rãi về việc bắn pháo hoa tầm cao mừng lễ giỗ Quốc tổ Hùng Vương, phản ánh lễ hội Đền Hùng thu hút khách du lịch)..., thì xe rước Phật, lễ đài Phật Đản lộ thiên hoành tráng là những đóng góp tích cực, giá trị và nhiều ý nghĩa cho sinh hoạt văn hóa, du lịch của địa phương?
Góp phần vào hoạt động du lịch địa phương là góp phần vào phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân? Lẽ ra, các quan chức Phật giáo các thành phố du lịch phải tổ chức lễ đài Phật Đản ngoài trời lộng lẫy, xe rước Phật đẹp mắt thu hút người chiêm bái tham dự, truyền thông rộng rãi để địa phương thu hút khách du lịch, đóng góp cho thành tích nhanh chóng khôi phục, mở rộng hoạt động du lịch của địa phương, hơn là hủy bỏ xe rước Phật, triệt hủy lễ đài Phật Đản để... làm từ thiện?
Hiện nay, việc nghiên cứu Khoa Vatican học – Vaticanology của tôi đã đạt được những thành quả nhất định? Do đó, trong những bài viết về tôn giáo học, bình luận thời sự tôn giáo ở Việt Nam, tôi sẽ áp dụng phương pháp so sánh? Đó là so sánh tư duy và hoạt động của các quan chức đạo Vatican và các quan chức Phật giáo Việt Nam, để bạn đọc có thể TỰ RÚT RA KẾT LUẬN VÌ SAO PHẬT GIÁO THIỂU SỐ HÓA, vì sao số liệu thống kê nhà nước trong những năm 1999, 2009, 2019 cho thấy số lượng người theo đạo Phật giảm sút và gần đây nhất giảm sút rất trầm trọng?
Có lẽ, bạn đọc sẽ rút ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiểu số hóa Phật giáo Việt Nam, có thể có những đánh giá về tình trạng, phải chăng, có thể gọi là “sa sút trí tuệ”, khi đối chiếu các tập thể quan chức tôn giáo với nhau?
Minh Thạnh ([email protected], 0915553610).
Hình ảnh thêm về Phải chăng, Phật giáo Việt Nam KHÔNG CÒN LÀ MỘT TÔN GIÁO?