Theo lời chị Nguyễn Thị An (chị dâu của nạn nhân) ở cùng khu vực trên kể lại: Vừa đi chợ về chưa kịp khóa cổng, đang loay hoay việc trong nhà nghe tiếng gõ nhẹ, chị Tú chạy ra đã thấy người đàn ông cao khoảng 1.63m nói giọng miền Nam mặc y phục tu sĩ Phật giáo, tay cầm bình bát theo kiểu nhà sư khất thực đứng ngay trong sân.
- Nhà sư cần gạo hay cần tiền – chị Tú hỏi ?
- Cần tiền – người đàn ông lý nhí trả lời !
Chị Tú đưa cho người đàn ông nói trên 10.000đ. Nhận tiền xong, ông ta trả lại, chị dắt 10 ngàn đồng vào ví và tiếp tục móc hết số tiền hơn 1,5 triệu đồng trong ví đưa cho ông ta. Chưa hết, nạn nhân tiếp tục vào nhà mở két lấy dây chuyền, nhẫn, tổng cộng gần 1,7 lượng vàng đưa hết cho kẻ lừa đảo. Gần một tiếng sau hai con chị là cháu Đình Đạt 12 tuổi, và Tường Vy 10 tuổi đi chơi về phát hiện chị nằm bất tỉnh giữa nhà.
Khu vực sân gia đình nạn nhân, nơi kẻ giả dạng tu sĩ Phật giáo thôi miên lừa đảo tiền, vàng.
Hiện vụ việc đang được cơ quan công an điều tra làm rõ.
Trước đó khoảng 3 - 4 tháng gia đình nạn nhân cũng đã mua một số nhang của những người giả danh nhà chùa nói giọng miền Nam đi bán nhang làm “từ thiện”.
Qua sự việc trên, xin cảnh báo đến tất cả mọi người hãy cảnh giác trước những hành vi lợi dụng hình ảnh tu sĩ Phật giáo và uy tín của các nhà chùa để tiến hành lừa đảo, lợi dụng vào lòng tin của một số bà con phật tử và quần chúng.
Theo chúng tôi được biết Phật giáo Việt Nam, từ Quảng Bình trở ra phía bắc, hầu như không có nhà sư đi khất thực. Nếu có, phải được Thường trực Ban trị sự Tỉnh hội, Thành hội Phật giáo cho phép bằng giấy chứng nhận. Hành động, thái độ của những nhà sư đi khất thực cũng khác xa với những kẻ giả danh. Họ chỉ đi với thời gian từ 8 giờ đến 9 giờ, đi chân đất, không nhận tiền, không che dù… kẻ giả danh thì đi khất thực cả ngày.