Theo những tin tức mới nhất trên báo Tiền Phong, Ngài Gyalwang Drukpa, Nhiếp chính vương Gyalwa Dokhampa và tăng đoàn Phật giáo Ấn Độ đã đến thăm và làm việc tại Việt Nam đúng ngày Hòa bình Thế giới 21/9. Theo đó, Ngài Gyalwang Drukpa là khách mời trong tọa đàm Thiên nhiên, con người: Một thế giới - Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức 15h - 17h ngày 22/9 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Ngài cũng dự tọa đàm Sức mạnh tình yêu thương giới thiệu tủ sách Sống hạnh phúc 9h sáng 5/10 tại Hội LHVHNT TPHCM. Tại Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên, Vĩnh Phúc 25 - 27/9, Ngài Gyalwang Drukpa sẽ cử hành các đại lễ sự kiện văn hóa tâm linh. Ngài cũng cử hành nghi lễ an vị 108 tượng Phật thiếp vàng do các nghệ nhân đúc đồng dòng họ Đức Phật Thích Ca chế tác và nghi lễ an vị tượng Phật Thích Ca cổ 2000 năm tuổi và xá lợi Phật tại đỉnh Tháp Mandala Tây Thiên.
Trong lần thứ bảy tới Việt Nam (kéo dài đến 3/11), Ngài Gyalwang Drukpa, Nhiếp chính vương và tăng đoàn viếng thăm nhiều tỉnh thành, cử hành các Pháp hội quán đỉnh cầu nguyện hòa bình thế giới, quốc thái dân an, đại lễ cầu siêu… Tất cả diễn ra trong không gian nghệ thuật Phật giáo Kim Cương thừa linh thiêng với đỉnh cao là phần trình diễn Vũ điệu Tám hóa thân Liên Hoa Sinh tại Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên, Vĩnh Phúc 27/9.
Ngài Gyalwang Drukpa sinh năm 1963 trong một gia đình hành giả Kim cương thừa có dòng dõi tôn quý. Phụ thân Ngài, Đức Kyabje Bairo Rinpoche là một trong những bậc nắm giữ truyền thừa Katok và cũng là hóa thân đời thứ 36 của Đại Thượng sư và Đại dịch giả trứ danh nhất truyền thống Kim cương thừa là Đức Vairotsana. Thân mẫu Ngài là bà Mayum-la Konchok Pema thuộc dòng dõi Thượng sư Nyadak Nyang vĩ đại.
Ngài đản sinh tại thánh địa hồ Liên Hoa, miền bắc Ấn Độ, khi cha mẹ Ngài đang trên đường hành hương. Theo tự truyện của Ngài Gyalwang Drukpa, hôm đó đúng dịp các đạo sư tập hợp nơi hồ Liên Hoa, tổ chức đại pháp hội Tse Chu. Từ nhỏ, Ngài Gyalwang Drukpa đã chứng tỏ năng lực tâm linh siêu việt, trước khi biết đọc, biết viết, đã phân biệt được các bản kinh sách.
Đầu năm 1967, nghi lễ đăng quang dòng truyền thừa của Ngài đã diễn ra tại tự viện Darjeeling ở tây Bengal. Sau đó, Ngài được học đọc, học viết, học tất cả kinh văn, nghi thức hành lễ và các nghi quỹ. Dần dần, Ngài thụ nhận toàn bộ quán đỉnh của dòng truyền thừa Drukpa, các bài pháp giảng nghĩa lý giải thoát, kinh điển truyền thừa.
Dù đứng đầu Truyền thừa Drukpa, Ngài Gyalwang Drukpa vẫn rất tôn kính trước đạo sư thuộc các dòng phái khác và nghiên cứu nhiều giáo pháp thuộc tân phái, cổ phái. Trong ảnh là Đức Pháp Vương thời trẻ (trái) và các đạo sư thuộc dòng phái khác.
Hơn 30 năm truyền giảng Phật pháp toàn thế giới, Ngài Gyalwang Drukpa đã khởi xướng nhiều dự án nhân đạo, đúng với tôn chỉ phụng sự nhân loại và vũ trụ của Truyền thừa Drukpa. Một trong những dự án tiêu biểu nhất là Tổ chức từ thiện quốc tế Live to Love (Sống để Yêu thương) nhằm thúc đẩy 5 nhóm việc thiện nguyện: bảo vệ môi trường, cứu trợ, giáo dục, dịch vụ y tế và bảo tồn di sản.
Năm 2010, các thành viên và tình nguyện viên của Truyền thừa Drukpa đã phá Kỷ lục Guinness Thế giới về trồng cây tại Himalaya trong thời gian ngắn nhất, với 50.033 cây xanh được trồng trong vòng 33 phút. Năm 2013, Liên Hợp Quốc tiếp tục vinh danh Ngài Gyalwang Drukpa là “Người bảo hộ của vùng Himalaya” và trao tặng giải thưởng “South - South Awards” cho những nỗ lực nhân đạo và đóng góp bảo tồn môi trường thế giới của Ngài.
Được biết, truyền thừa Drukpa khởi nguồn từ Ấn Độ cách đây gần một nghìn năm, có ảnh hưởng rộng khắp các quốc gia và lãnh thổ trên dãy Himalaya như Ladakh, Nam Ấn, Tây Bengal, Nepal, Bhutan... Ngày nay, các trung tâm tu học của Truyền thừa Drukpa tiếp tục được phát triển tại châu Á, châu Âu, châu Mỹ La tinh và nhiều nhóm thực hành tại Bắc Mỹ, báo VnExpress đưa tin.
Hình ảnh thêm về Ngài Drukpa là ai?