Những thiết bị kỹ thuật số như iPad hay smartphone khiến rất nhiều người trong chúng ta say mê, thậm chí còn trở thành nô lệ của chúng. Làm sao để vượt qua cơn nghiện công nghệ này? Trí Quang Đại sư từ Hàn Quốc đã cho chúng ta vài lời khuyên hữu ích.
Có phải là cứ 5 phút bạn lại kiểm tra điện thoại 1 lần? Rồi bạn lại dành hàng giờ liền không ngừng di trỏ lướt qua cột New feeds của Facebook, có chút thất vọng vì thời gian qua bạn chẳng hoàn thành quyển sách nào cả?
Hẳn là như thế. Đã là năm 2014, và những thiết bị kỹ thuật số như iPad hay smartphone khiến rất nhiều người trong chúng ta say mê, thậm chí còn trở thành nô lệ hay con nghiện của chúng. Làm sao để vượt qua cơn nghiện công nghệ này?
Những thiết bị kỹ thuật số khiến rất nhiều người trong chúng ta say mê, thậm chí trở thành nô lệ của chúng.
Qua buổi thảo luận với Huffington Post, Đại sư Trí Quang từ Hàn Quốc, vị lãnh đạo nhân đạo nổi tiếng thế giới đã cho chúng ta vài lời khuyên hữu ích.
“iPad thì tuyệt thật”, Trí Quang Đại sư cười và nói, “nhưng chúng chỉ tuyệt vời nếu bạn có thể sử dụng mà không trở nên quá gắn bó với nó mà thôi”. Thực tế là, nếu biết sử dụng đúng cách và đầy trách nhiệm thì những thiết bị công nghệ cũng mang lại rất nhiều lợi ích, cũng giống như các chất có khả năng gây nghiện khác vậy (ví dụ: morphine nếu dùng đúng liều có thể giúp giảm đau). Tuy nhiên, với rất nhiều người trong chúng ta, không phải lúc nào đây cũng là điều dễ dàng.
Trí Quang Đại sư giải thích rằng bản thân công nghệ thì không tốt cũng chẳng xấu. “Nếu bạn quá ám ảnh về công nghệ mỗi ngày, đó mới là điều xấu.”
Sử dụng công nghệ đã trở thành một thói quen, thậm chí là chứng nghiện, bởi lẽ cứ vài phút, chúng ta lại phải kiểm tra các thiết bị của mình. Chúng ta tò mò về những gì mình có thể bỏ lỡ.
Đại sư Trí Quang chia sẻ: “Người ta không nên quá phụ thuộc vào thói quen, tốt nhất là từ bỏ cơn nghiện. Nếu không, ta sẽ trở thành nô lệ của nó. Trong trường hợp này, đó là công nghệ. Nên dừng lại, nhìn nhận lại mình. Bằng cách khách quan nhất có thể, hãy dành hai ngày cuối tuần để xem xem bạn phản ứng thế nào khi đi ra ngoài mà không mang theo thiết bị công nghệ nào – máy tính bảng hay điện thoại. Nếu bạn thấy mình luôn bứt rứt và tò mò, hẳn là bạn đã bị nghiện rồi.”
Một thử nghiệm khác được Trí Quang Đại sư khuyến cáo: Trong 1 ngày, hãy thử không mang tiền hay thẻ tín dụng theo người và xem bạn cảm thấy gì lúc ấy.
Đại sư nhấn mạnh, nếu chúng ta có thể tự ý thức về những hành vi của mình, ta có thể tránh cho bản thân khỏi nghiện ngập. Trạng thái tự nhận thực này là cần thiết để tìm thấy sự tĩnh tại trong tâm hồn.
“Nghiện là trạng thái tự nhiên xảy đến với bộ não khi chúng ta cứ làm đi làm lại thứ gì đó”, Đại sư Trí Quang nói. “Thói quen nhận thức đó, và cả cơ chế của các thói quen nhận thức, được gọi là nghiệp. Chính nghiệp ấy sẽ trở thành chủ nhân của bạn.”
Con người ta được dẫn dắt bởi nghiệp, hay nhóm các thói quen. Vì thế, học cách tự giải phóng mình khỏi nghiệp chướng là vô cùng cần thiết.
Xem thêm: Trí Quang Đại sư, nhà sư tôn kính nhất của Hàn Quốc hiện nay Trí Quang Đại sư (Pomnyun Sunim) là nhà sư tôn kính nhất của Hàn Quốc hiện nay. Năm 1988, Ngài sáng lập Hội Tịnh Độ rồi thành lập Viện tu luyện Tịnh Độ, Đại học Phật giáo Tịnh Độ, phân hội Tịnh Độ tại nhiều nơi trên đất nước Hàn Quốc và trên thế giới. Đại sư tham gia các buổi diễn giảng được tổ chức ở nhiều nơi, dẫn dắt mọi người biết cách tu hành và giúp không ít người trút bỏ khó khăn và nghi hoặc. Năm 1994, Ngài thành lập Viện Giáo dục môi trường Phật giáo Hàn Quốc, sau đổi tên thành “Ecobuddha”. Năm 1999, đại sư bắt đầu triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường, kêu gọi và bồi dưỡng mọi người lựa chọn cách thức sinh hoạt thân thiện với môi trường. |
Lam Lan
Hình ảnh thêm về Hàn quốc: Cách vượt qua cơn nghiện công nghệ - lời khuyên của Trí Quang Đại sư