File PDF: Cây xỉa/chà răng theo ghi chép của pháp sư Nghĩa Tịnh
Nguyễn Cung Thông
1. Pháp sư Nghĩa Tịnh 義淨, tên tục là Trương Văn Minh 张文明, sinh năm 635 ở Tế Châu (Sơn Đông) và xuất gia năm 14 tuổi. Ngài đã nghe tiếng thiền sư Pháp Hiển và Huyền Trang hành hương xứ Phật, nên nhất định theo đuổi ý định này để tìm hiểu Phập pháp thấu đáo hơn. Tới năm 37 tuổi, ngài mới có cơ hội đi tàu qua Srivijaya (bây giờ là Palembang ở Sumatra, từng là một trung tâm Phật giáo lớn trong vùng Đông Nam Á), ở đây 6 tháng học tiếng Phạn và tiếng Mã Lai, sau đó đi tàu sang Ấn Độ. Sau khi đậu ‘kì thi nhập học’, ngài vào chùa (tu viện) Nalanda được 12 năm tu học, so với 25 năm sống ở hải ngoại và thăm viếng được hơn 30 quốc gia. Ngài đem về nước khoảng 400 bộ kinh luận tiếng Phạn, cùng khoảng 300 viên ngọc xá lợi. Cho đến cuối đời vào năm 713, ngài luôn chăm chú dịch kinh từ tiếng Phạn (được hơn 50 bộ kinh). Một số tác phẩm nổi tiếng của Nghĩa Tịnh là Đại Đường Tây Vực Cầu Pháp Cao Tăng Truyện, Trọng Quy Nam Hải Truyện, Nam Hải Kí Quy Nội Pháp Truyện, Phạn Ngữ Thiên Tự Văn 梵語千字文 còn gọi là Phạm Đường Thiên Tự Văn, Đường Tự Thiên Man Thánh Ngữ 梵唐千字文, 唐字千鬘聖語 ...v.v...
2. Tác giả: Nguyễn Cung Thông: Là kỹ sư cơ khí sau khi tốt nghiệp Đại học Melbourne, sau đó ông Nguyễn Cung Thông dạy thêm toán, vật lý khi có bằng sư phạm của Đại học Sư phạm Melbourne.
Ông Nguyễn Cung Thông bắt đầu say mê ngôn ngữ học cách đây 20 năm khi theo học ngành ngôn ngữ tại Đại học Queensland và giáo dục tại Đại học Monash.
Kỹ sư Nguyễn Cung Thông đã xuất bản một số cuốn sách như Phương pháp cấu tạo bảo trì xe hơi (NXB Đà Nẵng 1996 - 2001); Phương pháp giải quyết vấn đề - khám phá (Problem solving strategies- NXB Thống kê - 1996); Tiếng Việt tuyệt vời - âm m trong tiếng Việt (Melbourne, Úc - 1997) và nhiều bài viết về ngôn ngữ, nguồn gốc Việt Nam của tên 12 con giáp đăng trên mạng khoahoc.net cũng như trong các hội thảo quốc tế của Viện Việt học (California, 2006), hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba (Hà Nội, 4-7/12/2008)
Hình ảnh thêm về Đời sống tăng đoàn ở Nalanda (Ấn Độ) vào thế kỉ 7: cây xỉa/chà răng theo ghi chép của pháp sư Nghĩa Tịnh