Từ trước đến nay, bà Đoàn Thị Điểm được mọi người chấp nhận là tác giả (dịch giả) của Bản dịch Việt ngữ của Chinh Phụ Ngâm. Đây là điều sai lầm. Bài viết này chứng minh là bà Đoàn Thị Điểm không là dịch giả sang Việt ngữ của bản Hán ngữ Chinh Phụ Ngâm của ông Đặng Trần Côn.
Có 2 Bản dịch Việt ngữ (trong số tất cả 7 bản dịch) được nói đến nhiều nhất và có giá trị nhất trong Văn học sử, từ Bản Hán ngữ của Đặng Trần Côn và theo thứ tự thời gian:
Bản dịch Việt ngữ “Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm Tân Khúc” được ít người biết đến (gồm có 408 câu theo thể Song Thất Lục Bát, xuất bản lần đầu vào năm 1815) chắc chắn có tác giả (dịch giả) là ông Phan Huy Ích.
Bản dịch Việt ngữ “Chinh Phụ Ngâm Bị Lục” được chính thức và độc quyền phổ thông từ xưa đến bây giờ (gồm 412 câu theo thể Song Thất Lục Bát, xuất bản lần đầu vào năm 1902) không có tác giả (dịch giả) là bà Đoàn Thị Điểm như đã lầm tưởng từ xưa đến bây giờ. Lý do là tác giả (dịch giả) của Bản “Chinh Phụ Ngâm Bị Lục” đạo văn từ bản “Chinh Phụ Ngâm Diễn Nôm Tân Khúc” của ông Phan Huy Ích và bà Đoàn Thị Điểm không thể làm được điều này vì bà Đoàn Thị Điểm (1705-1748) đã qua đời trước khi ông Phan Huy Ích (1751-1822) sinh ra đời. Chỉ có một thi nhân hay một nhóm thi nhân (khuyết danh) là hậu sinh của ông Phan Huy Ích mới làm được điều này.
I BẢN DỊCH
A Lịch sử
a) Một Bản Dịch
“Chinh Phụ Ngâm Khúc” nguyên tác bằng Hán ngữ viết bằng Hán tự, chắc chắn có tác giả là ông Đặng Trần Côn (chết vào năm 1745?).
Từ đầu thế kỷ thứ 20, quần chúng chỉ biết và mặc nhiên cho rằng chỉ có một Bản dịch Việt ngữ (412 câu theo Thể Song Thất Lục Bát), chính thức và độc quyền phổ thông từ tác giả được cho là bà Đoàn Thị Điểm.
Ông Đông Châu của Nam Phong Tạp Chí bắt đầu đưa ra tên của một tác giả khác là ông Phan Huy Ích từ một bài thơ của ông Phan Huy Ích.
Theo ông Đông Châu, trên Nam Phong tạp chí số 106, một con cháu họ Phan là ông Phan Huy Chiêm dựa theo ghi chép trong gia phả họ Phan gửi thư cho ông rằng bài thơ “Tân Diễn Chinh Phụ Ngâm Khúc Thành Ngẫu Thuật” dưới đây được Phan Huy Ích làm khi hoàn thành diễn Nôm tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn.
“TÂN DIỄN CHINH PHỤ NGÂM KHÚC” THÀNH NGẪU THUẬT
Nhân Mục tiên sinh “Chinh phụ ngâm”
Cao tình dật điệu bá từ lâm (Từ điệu cao kỳ đã truyền bá ở chốn từ lâm)
Cận lai khoái trá tương truyền tụng (Ai cũng truyền tụng lấy làm khoái trá lắm)
Đa hữu thôi xao vi diễn âm (Có nhiều người suy nghĩ và sắp đặt việc diễn Nôm)
Vận luật hạt cùng văn mạch túy (Theo luật vận thì không được tinh túy trong mạch văn)
Thiên chương tu hướng nhạc thanh tầm (Phải theo thiên chương hiệp với nhạc thanh)
Nhàn trung phiên dịch thành tân khúc (Nay nhân buổi nhàn đã dịch ra thành khúc mới)
Tự tín suy minh tác giả tâm. (Tự tin là suy minh được tâm tư của tác giả).
(Phan Huy Ích)
(*) Chú thích: Nhân Mục tiên sinh lả Đặng Trần Côn, người làng Nhân Mục.
Vì ông Phan Huy Chiêm không có tài liệu Bản dịch Chinh Phụ Ngâm của ông Phan Huy Chú nên các học giả không thể công nhận ông Phan Huy Ích là dịch giả được.
Tuy nhiên trong suốt thế kỷ 20, dư luận quần chúng vẫn chấp nhận bà Đoàn Thị Điểm là tác giả và rất ngưỡng mộ bà. Văn chương Việt ngữ của Bản dịch này là tuyệt tác, tuyệt tác cho Thơ Tình.
b) Hai Bản Dịch
Trong hậu bán thế kỷ thứ 20, một Bản dịch Việt ngữ quan trọng khác được đưa ra và cho rằng tác giả là ông Phan Huy Ích. Tuy nhiên sự truyền bá không được dư luận của quần chúng để ý đến.
Đến đầu thế kỷ thứ 21, sử gia Nguyễn Duy Chính chính thức tổng hợp lại mà đưa ra 2 Bản dịch Việt ngữ (dựa theo tài liệu của ông Hoàng Xuân Hãn và của ông Nguyễn Văn Xuân).
Hai Bản dịch đều theo thể thơ Song Thất Lục Bát được xuất bản theo thứ tự thời gian:
Bản dịch Việt ngữ “Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm Tân Khúc” (có 408 câu), xuất bản lần đầu vào năm 1815. Đây là Bản dịch. Đây là Bản dịch đã được đưa ra từ năm 1972 với nguyên văn (Nguyễn Văn Xuân, nhà xuất bản Lá Bối) và tác giả được cho là ông Phan Huy Ích.
Bản dịch Việt ngữ “Chinh Phụ Ngâm Bị Lục” (có 412 câu), xuất bản lần đầu vào năm 1902. Đây là Bản dịch đã được dùng chính thức độc quyền phổ thông cho đến bây giờ và được biết là từ bà Đoàn Thị Điểm.
Đây là nguyên văn trích từ bài “Tác Giả Bản Dịch Chinh Phụ Ngâm” của ông Nguyễn Duy Chính viết về 2 Bản Dịch. (Dựa theo tài liệu của ông Hoàng Xuân Hãn và Nguyễn Văn Xuân).
* Bản dịch “Chinh Phụ Ngâm Bị Lục”
Bản dịch ra Việt ngữ phổ thông từ đầu cho đến hiện đại có tên là “Chinh Phụ Ngâm Bị Lục“, in lần đầu năm 1902 bởi Long Hòa. Tên tác giả được “nhà xuất bản” Long Hòa công bố là của bà Đoàn Thị Điểm.
Tài liệu từ ông Hoàng Xuân Hãn:
Đến năm 1953, lần đầu tiên một tác phẩm tương đối đầy đủ và kỹ lưỡng đã được giáo sư Hoàng Xuân Hãn công bố và xuất bản. Ông cũng đi tới tận cùng để tìm hiểu việc coi nữ sĩ họ Đoàn là tác giả phát nguồn từ đâu? Trong lời Dẫn “Chinh-Phụ-Ngâm bị-khảo” (Paris: Minh Tân, 1953) trang 24 thì việc ghi nhận Đoàn Thị Điểm là tác giả bản dịch được công bố từ năm 1902 do một viên chánh tổng là ông Vũ Hoạt khắc in:
… Kể về bút-chứng, thì nay chỉ có bản “Chinh-phụ-ngâm bị-lục” khắc bởi hiệu Long-hoà, năm 1902. Trong đó, có bài mở đầu của Vũ Hoạt nói: “Nhớ xưa, Đặng tiên-sinh làm sách ấy, Đoàn phu-nhân diễn ra quốc-âm”. Ở đầu sách lại có đề rõ hơn: “Thanh-trì Nhân-mục tiên sinh Đặng Trần-Côn làm. Văn-giang Trang-phủ phu-nhân Đoàn Thị-Điểm diễn-âm”.
* Bản dịch “Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm Tân Khúc”
Bản dịch của ra Việt ngữ công bố năm 1972 có tên là “Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm Tân Khúc” được lấy từ bản in đầu tiên do Chính Trực Đường vào năm 1815. Tên tác giả là Phan Huy Ích.
Tài liệu từ ông Nguyễn Văn Xuân:
Năm 1972, tác giả Nguyễn Văn Xuân công bố một tác phẩm nhan đề Chinh Phụ Ngâm diễn âm tân khúc của Phan Huy Ích (Lá Bối, 1972) dựa trên một chứng cớ quan trọng từ việc khảo lục một văn bản ông tìm thấy tại Huế.
Theo chúng tôi tìm hiểu, bản in lần đầu (của Nguyễn Văn Xuân) này có hai ấn bản, một ấn bản thường chỉ có phần Việt Văn và một ấn bản đặc biệt (50 cuốn) có đăng ảnh ấn nguyên bản chữ Nôm mà ông tìm thấy ngày 14 tháng 3 năm 1970. Bản gốc này do Chính Trực Đường khắc bản ấn hành tháng Ba (AL) năm Gia Long 14 (Ất Hợi, 1815) tức là khi Phan Huy Ích còn sống và cũng mới diễn âm chưa lâu.
Câu cuối trong bài Tựa (trang 4) của bản nôm Chinh Phụ Ngâm diễn âm tân khúc có một
chi tiết:
…甲子初春予奉應候使事在北城。閒悶中歷閱舊解輙復技癢。爰將原吟。細加註釋。惑約其辭。惑申其意。凡用詞曲該二百四聫。務使原作之精神理脈。讀之愈覺敷暢。 8
…Giáp Tí sơ xuân dư phụng ứng hậu sứ sự tại Bắc thành. Nhàn muộn trung lịch duyệt cựu giải triếp phục kỹ dưỡng. Viên tương nguyên ngâm. Tế gia chú thích. Hoặc ước kỳ từ. Hoặc thân kỳ ý. Phàm dụng từ khúc cai nhị bách tứ liên. Vụ sử nguyên tác chi tinh thần lý mạch. Độc chi dũ giác phu sướng …
Dịch:
Đầu mùa Xuân năm Giáp Tí (1804) ta phụng mệnh lo việc đón tiếp sứ thần ở Bắc thành. Khi nhàn rỗi đem các sách cũ ra đọc và ngứa tay thi thố chút tài mọn. Ta mới lấy bản ngâm gốc chú thích cho kỹ lưỡng, hoặc là giảm bớt chữ, hoặc là diễn ý dài thêm, dùng từ khúc mà diễn 204 câu đôi, cốt lấy tinh thần mạch văn của nguyên tác, để người đọc càng thêm thoải mái …
c) Sự kiện và Vấn đề từ Lịch sử của Hai Bản Dịch
Từ tài liệu của ông Nguyễn Duy Chính, có những sự kiện và vấn đề thực tế về Hai Bản dịch Việt ngữ của Chinh Phụ Ngâm và Dịch giả.
Bản dịch “Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm Tân Khúc” chắc chắn là của ông Phan Huy Ích vì Bản dịch thực sự có 204 “câu đôi” như theo bài Tựa của ông Phan Huy Ích đã viết “Cai nhị bách tứ liên” (= Bao quát 204 câu đôi). Một câu đôi của ông Phan Huy Ích gồm có 2 câu Song Thất hoặc 2 câu Lục Bát. Do đó nếu tính từng câu như bây giờ thì tương đương với 408 câu (= 204 X 2) theo thể thơ Song Thất Lục Bát. Quả thật là nguyên văn Bản dịch Việt ngữ “Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm Tân Khúc” gồm có tất cả 408 theo thể Song Thất Lục Bát. Do đó, ông Phan Huy Ích là tác giả của Bản dịch “Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm Tân Khúc”. Bản dịch này không được phổ thông và hiếm có được người biết đến.
Bản dịch “Chinh Phụ Ngâm Bị Lục” chính là Bản dịch đã được công bố và chính thức truyền tụng phổ thông độc quyền cho đến nay có 412 câu thơ theo Thể Song Thất Lục Bát. Theo ông Nguyễn Duy Chính (lấy nguồn từ ông Hoàng Xuân Hãn), Bản dịch này từ trước đến giờ được cho là từ bà Đoàn Thị Điểm chỉ dựa trên lời tựa của nhà xuất bản lần đầu mà thôi (năm 1902). Không có chứng cớ nào khác chứng minh bà Đoàn Thị Điểm là tác giả của Bản dịch Việt ngữ chính thức độc quyền phổ thông này.
Vì không có chứng cớ rõ ràng và có sự tái hiện của ông Phan Huy Ích là một dịch giả khác của Chinh Phụ Ngâm, chúng ta đặt câu hỏi: Ai là tác giả của “Chinh Phụ Ngâm Bị Lục”, Bản dịch chính thức độc quyền và phổ thông của Chinh Phụ Ngâm; bà Đoàn Thị Điểm hay ông Phan Huy Ích hoặc thi nhân nào khác?
Chúng ta sẽ có câu trả lời sau khi nghiên cứu kỹ văn chương và thời gian xuất bản của 2 Bản dịch Việt ngữ “Chinh Phụ Ngâm Bị Lục” và “Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm Tân Khúc” cũng như tiểu sử của bà Đoàn Thị Điểm và ông Phan Huy Ích.
B Văn Chương của Hai Bản Dịch
a) Đại cương
Có 1 Bản Hán ngữ của Đặng Trần Côn được mọi người thống nhất về tác giả, nội dung và hình thức.
Có 2 Bản dịch Việt ngữ:
Bản A = Bản dịch Việt ngữ “Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm Tân Khúc”
Bản B = Bản dịch Việt ngữ “Chinh Phụ Ngâm Bị Lục”
Bản A, “Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm Tân Khúc”, xuất bản lần đầu vào năm 1815, ít được phổ biến và chắc chắn là của ông Phan Huy Ích.
Bản B, “Chinh Phụ Ngâm Bị Lục” xuất bản vào năm 1902 được thông dụng và phổ thông cho đến ngày nay. Mọi người đều dùng Bản B này và cho là của bà Đoàn Thị Điểm cho đến nay, mặc dù không có bằng chứng chắc chắn.
Trong những Bản dịch Việt ngữ A (408 câu) chỉ có Bản của nhà xuất bản Lá Bối và ông Hoàng Xuân Hãn đưa ra là trung thực với những từ ngữ là phương ngữ Bắc hà trong thời ông Phan Huy Ích. Tác giả dùng Bản dịch Việt ngữ A này.
Bản dịch Việt ngữ B (412 câu) là Bản phổ thông cho đến hiện đại. Tác giả dùng Bản dịch Việt ngữ B của Google Thi Viện và của giáo sư Nguyễn Huy (xuất bản thời VNCH).
Cả hai Bản A và B đều theo thể thơ Song Thất Lục Bát.
Ngoài những ngoại lệ, Bản dịch Việt ngữ B lấy nguyên văn từ Bản dịch A chỉ sửa một hai chữ trong câu, dùng từ ngữ mới hơn hoặc cho rõ nghĩa hơn. Rất hiếm khi Bản dịch B có câu khác hơn Bản dịch Việt ngữ B.
Ngoài những ngoại lệ, Bản dịch A và B giống nhau và Bản dịch A xuất bản trước Bản dịch B.
b) Nguyên văn của Hai Bản dịch (từ Bản A đến Bản B)
Đây là Bản dịch Việt ngữ A với những chữ hay câu trong {x} là những chữ hay câu tương ứng của Bản dịch Việt ngữ B khác với Bản dịch A khi dùng để dịch cùng 1 câu (hay 2 câu) của Bản Hán ngữ.
Thí dụ 1:
Lửa {Khói} Cam Tuyền loè loẹt {mờ mịt} thức mây.
Có nghĩa là:
Bản A viết là “Lửa” thì Bản B viết là “Khói”.
Bản A viết là “loè loẹt” thì Bản B viết là “mờ mịt”
Có nghĩa là:
Câu trong Bản A viết là: Lửa Cam Tuyền loè loẹt thức mây
Câu tương ứng trong Bản B viết là: Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây
Thí dụ 2:
Rượu thôi múa cán Long Tuyền
{Múa gươm rượu tiễn chưa tàn}*
Có nghĩa là:
Câu trong bản A viết là: Rượu thôi múa cán Long Tuyền
Câu tương ứng trong bản B viết là: Múa gươm rượu tiễn chưa tàn
Dàn bài có 2 phần:
Câu 1 đến câu 316 của Bản A
Câu 317 đến câu 408 của Bản A
* Câu 1-316 của Bản A
{Múa gươm rượu tiễn chưa tàn}*
Chỉ ngang ngọn giáo vào miền {ngàn} hang beo
Săn Lâu Lan rằng theo Giới Tử
Tới Man Khê bàn sự Phục Ba
Áo chàng đỏ tựa ráng pha
40. Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in
Tiếng nhạc ngựa lần chen tiếng trống
Giáp mặt rồi phút bỗng chia tay
Hà lương chia ghẽ {rẽ} đường này
Bên đường trông lá cờ bay ngùi ngùi
45. Quân trước đã gần ngoài doanh Liễu
Kỵ sau còn ngút {khuất} nẻo Trường {Tràng} Dương
Quân đưa chàng ruổi lên đường
Liễu dương biết thiếp đoạn trường này chăng?
Tiếng địch thổi nghe chừng đồng vọng
50. Hàng cờ bay trong {theo} bóng phất phơ
Dấu chàng theo lớp mây đưa
Thiếp nhìn rặng núi ngẩn ngơ nỗi nhà
Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn
55. Đoái trông nhau {theo} đã cách ngăn
Tuôn màu mây bích {biếc} trải ngần núi xanh
Chốn Hàm kinh {Hàm Dương} chàng còn ngoảnh lại
Ngác {Bến} Tiêu Tương thiếp hãy trông sang
Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương
60. Cơn {Cây} Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
Xưa nay chiến địa dường {nhường} bao
Nội không muôn dặm xiết sao dãi dầu.
Hơi gió lạnh người dàu {rầu} mặt dạn
Chàng từ chốn đông nam khơi nẻo
90. Biết nay chàng tiến thảo nơi đâu
Những người chinh chiến bấy lâu
Nhẹ xem tính mệnh như màu cỏ cây
Nực {Nức} hơi mảnh ơn {mạnh ân} dày từ trước
Trải chốn nghèo tuổi được bao nhiêu
95. Non Kỳ quanh cõi {mộ chỉ, quạnh quẽ} trăng treo
Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò
Hồn tử sĩ gió ù ù thổi
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi
Chinh phu tử sĩ mấy người
100. Nào ai mạc mặt nào ai gọi hồn?
Dấu binh hỏa {lửa} nước non như cũ
Kẻ hành nhân qua đó chạnh thương.
Phận trai già cõi {ruổi} chiến trường
Chàng Siêu tóc đã {mái tóc} điểm sương mới về
105. Tưởng chàng trải nhiều bề nắng nỏ
Ba thước gươm một cụ {cỗ} nhung an {yên}
Xông pha gió bãi trăng ngàn
Gươm treo {Tên reo} đầu ngựa giáo dan {lan} mặt thành
Hội {Áng} công danh trăm đường rộn rã
110. Những nhọc nhằn nào đã nghỉ ngơi
Nỗi niềm {lòng} biết ngỏ cùng ai
Thiếp trong cánh cửa chàng ngoài chân mây
Trong cửa này đã đành phận thiếp
Ngoài mây kia há kiếp chàng vay?
115. Những mong cá nước vui vầy
Nào ngờ đôi ngả nước mây cách vời
Thiếp chẳng tưởng ra người chinh phụ
Chàng há từng học lũ vương tôn
Cớ sao cách trở nước non
120. Khiến người thôi sớm thôi hôm những rầu {sầu}?
Phết {Chàng, Trang} phong lưu đang chừng niên thiếu
Sánh nhau cùng dan díu chữ duyên
Nỡ nào đôi lứa thiếu niên
Quan san để cách hàn huyên cho đành!
125. Thuở lâm hành oanh chưa bén liễu
Hỏi ngày về ước nẻo quyên {oanh} ca
Nay quyên đã giục oanh già
Ý nhi lại gáy trước nhà líu lo
Thuở đăng đồ mai chưa dạn gió
130. Hỏi ngày về chỉ độ đào bông
Nay đào để {đã} quyến gió đông
Phù dung lại rã {đã} bên sông ba bà (ba sòa?) {bơ xờ}
Hẹn cùng ta Lũng Tây đèo {nham} ấy
Sớm đã trông nào thấy hơi tăm
135. Ngập ngừng lá rụng cành trâm
Thôn lư (trưa) {Chiềm hôm}nghe rậy {dậy} tiếng cầm lao xao
Hẹn nơi nao Hán Dương cầu nọ
Đêm {Chiều} lại tìm nào có tiêu hao
Ngập ngừng gió thổi áo {chéo} bào
140. Bãi hôm tuôn dẫy nước triều {trào} mênh mông
Tin thường lại người không thấy lại
Gốc (Cỗi) hoa {Hoa dương} tàn đã trải rêu xanh
Rêu xanh mấy lớp xây {chung, xung} quanh
Sân đi một bước trăm tình ngẩn ngơ
145. Thư từng lại {thường tới} người không {chưa} thấy lại {tới}
Bức rèm thưa lần dãi bóng dương
Bóng dương mấy buổi xuyên ngang
Lời sao mười hẹn chín thường đơn sai?
Thử tính lại gần {diễn} khơi ngày ấy
150. Tiền sen này đã nảy là ba
Xót người lần lữa ải xa
Xót người nương chốn hoàng hoa dặm dài
Tình gia thất nào ai chẳng có
Kìa từ {lão} thân khuê phụ nhớ thương
155. Tóc {Mẹ} già phơi {phơ} phất mái sương
Con thơ măng sữa vả đương bộ {phù} trì
Lòng lão thân buồn khi tựa cửa
Miệng hài nhi chờ bữa mớm cơm
Ngọt bùi thiếp đã hiếu nam
160. Dạy con đèn sách thiếp làm phụ thân
Nay một thân nuôi già dạy trẻ
Nỗi quan hoài mang mể biết bao
Nhớ chàng trải mấy thu {sương} sao
Xuân từng đổi mới đông nào còn dư
165. Kể năm đã ba tư cách giản {diễn}
Rối lòng {Mối sầu} thêm nghìn vạn ngổn ngang
Ước chi {gì} gần gũi tấc gang
Dở {Giãi} niềm cay đắng để chàng tỏ hay
Soa {Thoa} cung Hán của {thuở} ngày xuất giá
Trải mấy xuân tin đi tin lại
Tới xuân này tin hãy vắng không
Thấy nhàn, luống tưởng thư phong
180. Nghe hơi sương sắm áo bông sẵn sàng
Gió tây nổi khôn đường hồng tiện
Xót cõi người {ngoài} tuyết quẹn mây {quyến mưa} sa
Màn mưa trướng tuyết xông pha
Nghĩ thêm lạnh lẽo kẻ ra cõi ngoài
185. Đề chữ gấm phong thôi lại mở
Gieo bói tiền tin dở còn ngờ
Trời hôm đứng mái {tựa bóng} ngẩn ngơ
Trăng khuya nương gối bơ thờ dủ {bơ phờ tóc} mai
Há như ai hồn say bóng lẫn
190. Bỗng thơ thơ thẩn thẩn như không
Trâm cài xiêm thắt thẹn thùng
Lệch làn tóc rối lỏng vòng lưng eo.
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi {Ngoài} rèm thưa rủ tháo {thác} đòi phen
195. Ngoài rèm, thước chẳng mách tin,
Trong rèm lòng {dường} đã có đèn biết chăng
Đèn có biết dường {nhường} bằng chẳng biết
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi
Buồn rầu nói chẳng ra {nên} lời
200. Hoa đèn kia với bóng người khá thương
Gà eo óc gáy sương năm trống
Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên
Bể tuôn lai láng mạch phiền
{Khắc giờ đằng đẵng như niên}*
Tưởng khi khắc vựng một niên dần dà
{Mối sầu dằng dặc tựa miền bể xa}*
205. Hương gượng đốt hồn đà mê mải
Gương gượng soi lệ lại chứa chan
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn
Dây uyên kinh đứt phím loan sợ {ngại} chùng
Lòng này gửi gió đông có tiện
210. Nghìn vàng xin gửi đến non Yên
Non Yên dầu chẳng tới miền
Nhớ chàng thăm thẳm {đằng đẵng} đường lên bằng trời
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong
215. Cảnh buồn người thiết tha lòng
Hình {Cành} cây sương đượm tiếng trùng mưa phun
Sương như búa đẽo {bổ} mòn gốc liễu
Mưa {Tuyết} dường cưa xẻ héo cành ngô
Chim cao cánh mát sa mù
{Giọt sương phủ bụi chim gù}*
Và tiếng dế mưa rơi trước chái
{Vài tiếng dế nguyệt soi trước ốc}*
Một hàng tiêu gió rãi ngoài hiên
{Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên}*
Lá màn lay ngọn gió xuyên
Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm
225. Hoa trải {giãi} nguyệt nguyệt êm {in} một tấm
Nguyệt lồng hoa hoa thắm từng bông.
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng,
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu
Đâu xiết kể muôn sầu nghìn não
230. Từ nữ công phụ xảo đều nguôi
Biếng cầm kim biếng đưa thoi
Oanh đôi thẹn dệt bướm đôi ngại thùa
Mặt biếng tô miệng càng biếng nói
Sớm lại chiều dòi dõi nương song
235. Nương song luống ngẩn ngơ lòng
Vắng chàng điểm phấn trang hồng với ai?
Biếng trang điểm lòng người sầu tủi
Xót nỗi chàng ngoài cõi giang băng {trùng quang, Giang Lăng}
Khác gì ả Chức chị Hằng
240. Bến Ngân rơi lệ {sùi sụt} cung trăng chốc mòng
Sầu ôm nặng ai {hãy} chồng làm gối
Muộn chứa đầy ai {hãy} thổi làm cơm
Rượu cùng hoa lấp tả đàm
{Mượn hoa mượn rượu giải buồn} *
Sầu làm rượu lạt {nhạt} muộn dồn hoa ôi
245. Gõ sanh {sênh} ngọc mấy hồi không tiếng
Ôm đàn tranh mấy tiếng lơi {phím rời} tay
Xót người hành dịch mấy {bấy} nay
Dặm {Dặng} xa thêm mỏi tráp (trắp) đầy đã {lại} vơi
Nước mắt rơi vì ca quyên gióng
{Ca quyên ghẹo làm rơi nước mắt}*
250. Lá gan mềm bởi trống tiền khua
{Trống tiền khua như rứt buồng gan}*
Võ ràng đổi khác hình thù
{Võ vàng đổi khác dung nhan}*
Nỗi khuê li biết mùi chua dường này
{Khuê li mới biết tân toan dường này}*
Nếm chua cay tấm lòng mới tỏ,
Chua cay này há có vì ai?
255. Vì chàng lệ thiếp nhỏ đôi,
Vì chàng thân thiếp lẻ loi một bề!
Thân thiếp chẳng gần kề dưới trướng,
Lệ thiếp nào chút vướng bên khăn?
Bui còn hồn mộng được gần,
260. Đêm đêm thường tới Giang Tân tìm người.
Tìm tới {chàng} thuở Dương Đài lối cũ
Gặp gỡ {chàng} nơi Tương Phố bến xưa
Sum vầy mấy lúc tình cờ
Chẳng qua trên gối một giờ mộng xuân
{Giận thiếp thân lại không bằng mộng}*
Được gần chàng bến Lũng thành Quan
Khi mơ những tiếc khi tàn
Tình trong giấc mộng muôn vàn cũng không
Bui có một tấm lòng chẳng dứt
270. Vốn theo chàng giờ khắc nào nguôi
Lòng theo nhưng chửa thấy người
Lên cao mấy lúc trông vời bánh xe
Bến Ngút che ngọn tần rữa nước
{Trông bến nam bãi chia mặt nước}*
Xém cỏ xanh dâu lục nẻo xa
{Cỏ biếc um dâu mướt màu xanh}*
275. Nam thôn gió bụi mấy nhà
{Nhà thôn mấy xóm chông chênh}*
Đàn Âu lộ dựng, bình sa buổi chiều
{Một đàn cò đậu trước ghềnh chiều hôm}*
Đường dập dìu thảo đình mấy lúc
{Trông đường bắc đôi chòm quán khách}*
Trông cây Ngô núi Thục bên mây
{Rườm rà cây xanh ngắt núi non}*
Bắc thành ngọn lúa chen dày
{Lúa thành thoi thóp bên cồn}*
280. Địch trên lầu thuở mưa sây (rây) thét dài
{Nghe thôi ngọc địch véo von bên lầu}*
Non đông thấy lá rơi đầy đống
{Non đông thấy lá hầu chất đống}*
Trĩ sập sè mai cũng nhởn nhơ
{Trĩ sập sè mai cũng bẻ bai}*
Ngàn khơi khói tỏa mịt mờ
{Khói mù nghi ngút ngàn khơi}*
Con chim bạt gió lo bì nản kêu
{Con chim bạt gió lạc loài kêu thương}*
285. Sông {Lũng} Tây thấy nước triều {dường} uốn khúc
Nhạn liệng không sóng giục thuyền câu
Gốc tùng {Ngàn thông} chen chúc khóm lau
Cách duênh {ghềnh} thấp thoáng người đâu đi về.
Trông bốn bề chân trời mặt đất
290. Lên xuống lầu thấm thoát đòi phen
Lớp mây ngại {ngừng} mắt trông {ngại, khôn} nhìn
Biết đâu chinh chiến là miền Ngọc Môn {quan}
Gậy rút đất ỷ {dễ} khôn học chước
Khăn gieo cầu nào được thấy tiên
295. Lòng này hoá đá cũng nên
E không lệ ngọc mà lên trông lầu.
Lúc ngoảnh lại ngắm màu dương liễu
Thời {Thà} khuyên chàng đừng chịu tước phong
Chẳng may {hay} muôn dặm ruổi giong
300. Lòng chàng có cũng như lòng thiếp chăng?
Lòng chàng ví cũng bằng như thế
Lòng thiếp đâu {nào} dám nghĩ gần xa?
Hướng dương lòng thiếp dường {như} hoa
Lòng chàng lẩn thẩn e tà bóng dương
305. Bóng dương để hoa vàng chẳng đoái
Hoa để vàng bởi tại bóng dương
Hoa vàng hoa rụng quanh tường
Trải xem hoa rụng đêm sương mấy lần!
Chồi lan nở {nọ} trước sân đã hái
310. Ngọn tần cài {kia} bên bãi đưa hương
Sửa xiêm dạo bước tiền đường
Ngửa trông xem vẻ thiên chương thẫn thờ
Bóng Ngân hán khi mờ khi tỏ
Độ Khuê triền buổi có buổi không
315. Thức mây đòi lúc nhạt nồng
Đuôi {Chuôi} sao Bắc đẩu thôi đông lại đoài.
Bản dịch Việt ngữ B có thêm 4 câu sau câu 316 (không có trong Bản dịch Việt ngữ A):
{Mặt trăng tỏ thường soi bên gối}*
{Bừng mắt trông sương gội cành khô}*
{Lạnh lùng thay bấy nhiêu thu}*
{Gió may hiu hắt trên đầu tường vôi}*
Đây là bổ túc cho Bản A, dịch thiếu 2 câu của bản Hán ngữ (câu 367-368)
Nguyệt chiếu hề ngã sàng
Phong xuy hề ngã tường
* Câu 317-408 của Bản A
Một năm một nhạt màu son phấn
Trượng phu còn nha nhẩn {thơ thẩn} miền khơi
Khi {Xưa} sao hình ảnh chẳng rời
320. Bây giờ nỡ để cách vời Sâm Thương?
Chàng giong {ruổi} ngựa dặm trường mây phủ
Thiếp dạo hài lầu cũ rêu in
Gió xuân ngày một vắng tin
Khá thương lỡ hết mấy phen lương thì
325. Sẩy {Xẩy} nhớ khi cành Diêu đoá Nguỵ
Trước gió xuân vàng tía sánh nhau
Nọ thì ả Chức nàng Ngâu
Tới trăng thu lại bắc cầu qua sông
Thiết {Thương} một kẻ phòng không luống giữ
330. Thời tiết lành lầm lỡ đòi nau
Thoi đưa ngày tháng ruổi mau
Người đời thấm thoát qua màu xuân xanh
Xuân thu để giận quanh ở dạ
Hợp li đành buồn quá khi vui
335. Oán sầu nhèo rối {nhiều nỗi} tơi bời
Vóc bồ liễu để {dễ} ép nài chiều xuân
Kìa Văn Quân mỹ miều thuở trước
E đến khi đầu bạc mà thương
Mặt hoa nọ gã Phan lang
340. Sợ khi mái tóc pha {điểm} sương cũng ngừng.
Ngừng {Nghĩ} nhan sắc đương chừng hoa nở
Tiếc quang âm lần lữa gieo qua
Ngừng {Nghĩ} mệnh bạc tiếc niên hoa
Gái tơ mấy chốc xảy (sẩy) {hóa} ra nạ dòng
345. Gác hướng {xuân, nguyệt} nọ mơ mòng vẻ mặt
Lầu hoa kia phảng phất hơi {mùi} hương
Trách trời sao để lỡ làng {nhỡ nhàng}
Thiếp rầu thiếp lại rầu chàng chẳng quên
Chàng chẳng thấy chim uyên ở nội
350. Cam cùng nhau ngại nỗi phân trương
{Cũng dập dìu chẳng vội phân trương}*
Lại {Chẳng} xem chim yến trên rường
Bạc đầu nào {không} nỡ quên (đôi} đường quận {rẽ} nhau
Cánh chim quyên tập siêu cùng lượn
{Kia loài sâu hai đầu cùng sánh}*
Chân muôn trùng lóng lánh đều bay
{Nọ loài chim chắp cánh cùng bay}*
{Liễu sen là thức cỏ cây}*
Chồi khi cùng dính, hoa khi cùng liền
{Đôi hoa cũng sánh đôi dây cũng liền}*
Ấy loài vật tình duyên còn thế
Sao kiếp người nỡ để đó {đấy} đây?
Thiếp xin muôn {về} kiếp duyên {sau} này
360. Như chim liền cánh như cây liền cành
Đành muôn kiếp chữ tình là {đã} vậy
Theo kiếp này hơn thấy kiếp sau
Thiếp xin chàng chớ bạc đầu
Thiếp thì giữ mãi lấy màu trẻ trung
365. Xin làm bóng theo cùng chàng vậy
Chàng đi đâu cũng thấy thiếp bên.
Chàng nương vầng nhật, thiếp nguyền
{Chàng nương vừng nguyệt phỉ nguyền}
Mọi niềm {bề} trung ái {hiếu} thiếp xin vẹn tròn
Lòng hứa quốc thắm {tựa} son ngắt {ngăn} ngắt
370. Sức tí dân gắng {dường} sắt tri tri {trơ trơ}
Máu Thiền Vu quắc Nhục Chi
Ấy thì bữa uống ấy thì bữa {buổi} ăn
Mũi đòng vác đòi lần hăm hở
{Mũi đồng bác đôi lần hăm hở}
Đã lòng trời gìn giữ người trung
375. Hộ chàng trăm trận thành {nên} công
Buông tên cõi {ải} bắc treo cung non đoài
Bóng cờ xí giã ngoài quan ải
Tiếng khải ca trở lại thần kinh
Đỉnh non thơ {kia} đá đề danh
380. Triều thiên vào trước cung đình dâng công
Doành {Nước} Ngân Hán việt đòng {đồng} rửa sạch
Khúc Nhạc từ réo rắt non Yên {lừng khen}
Tài so Tần, Hoắc vẹn tuyền
Tên ghi gác Khói tượng truyền đài Lân
385. Nền huân tướng đai cân giại {rạng} vẻ
Chữ đồng hưu bia thẻ {để} nghìn đông
Ơn trên tử ấm thê phong
Hiển {Phân} vinh thiếp cũng đượm chung hương trời
Thiếp chẳng dại như người Tô phụ,
390. Chàng hẳn không như lũ Lạc Dương.
Khi về đeo quả ẩn vàng
Trên khung cửi dám dẽ dàng {rẫy ruồng} làm sao {cao}
Xin vì chàng thay {xếp} bào cởi giáp
Xin vì chàng rũ lớp phong sương
395. Vì chàng tay chuốc chén vàng,
Vì chàng điểm phấn đeo hương não nùng
Giở khăn lệ chàng trông từng tấm,
Đọc thơ sầu chàng thấm từng câu.
Câu vui đổi hết {với, lấy} câu sầu,
400. Hơi nào {Rượu khà} cùng kể trước sau mọi lời
Sẽ rót vơi lần lần đòi {từng} chén
Sẽ ca dần ren rén đòi liên {từng thiên}
Liên ngâm đối ẩm từng {đòi} phen
Cùng chàng lại kết mối duyên tận {đến} già
405. Cho bõ lúc sầu xa cách nhớ
Giữ gìn nhau vui thuở thanh ninh {bình}
Ngâm nga mong giữ {gửi, mỏi} chữ tình
408. Dường {Nhường} này âu hẳn tài lành trượng phu.
c) Sự kiện và Vấn đề từ Văn chương của Bản A và Bản B
Có những sự kiện chính:
Bản dịch Việt ngữ B (Bản “Chinh Phụ Ngâm Bị Lục”) giống nguyên văn Bản dịch Việt ngữ A (Bản “Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm Tân Khúc”). Tuy nhiên, Bản B có canh tân và bổ túc Bản A.
Do đó Bản “Chinh Phụ Ngâm Bị Lục” (Bản B) phải viết sau Bản “Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm Tân Khúc”. Điều này cũng hợp lý theo thực tế vì Bản “Chinh Phụ Bị Lục” xuất bản (lần đầu vào năm 1902) sau Bản “Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm Tân Khúc” (xuất bản lần đầu vào năm 1815).
Tác giả của Bản “Chinh Phụ Ngâm Bị Lục” (Bản B) đã biết và dùng nguyên văn 408 câu của Bản “Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm Tân Khúc” (Bản A), đạo văn của Bản “Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm Tân Khúc’), để canh tân và bổ túc thành 412 câu của “Chinh Phụ Ngâm Bị Lục”. Tác giả của “Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm Tân Khúc” (Bản A) tự sáng tác bản dịch của mình, viết trước và không hề biết bản “Chinh Phụ Ngâm Bị Lục” (Bản B).
Bản dịch B ( Chinh Phụ Ngâm Bị Lục) canh tân Bản dịch A (Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm Tân Khúc):
Sửa một hay hai từ ngữ trong mỗi câu (của tất cả khoảng 1/4 tổng số 408 câu của Bản A), dùng từ ngữ mới hơn hoặc khác nghĩa một chút nhưng không thay đổi nội dung của mỗi câu. Bản A có dùng phương ngữ Bắc Hà cổ trong thời của ông Phan Huy Ích, vào thế kỷ thứ 18.
Dùng câu thơ có khác vài chữ với câu thơ tương ứng của Bản A về hình thức, đa số là không thay đổi nội dung.
Những câu thơ của Bản A khác với Bản B về hình thức nhưng không khác về nội dung, tất cả là 17 câu::
Câu 35
Câu 203-204
Câu 219
Câu 221-223
Câu 243
Câu 249-252
Câu 265
Câu 350
Câu 353-356
Những câu thơ của Bản A khác với Bản B về hình thức và có khác chút đỉnh về nội dung mặc dù từ những câu Hán ngữ như nhau, tất cả là 12 câu:
Câu 273-284 {Sự khác biệt chính 1}
Bản dịch B (Chinh Phụ Ngâm Bị Lục) bổ túc Bản dịch A (Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm Tân Khúc):
Đến sau câu 316 của Bản A, Bản B có thêm 4 câu thơ. Lý do là 4 câu này dùng để dịch 2 câu trong Bản Hán ngữ (mà Bản A sơ sót đã không có dịch). {Sự khác biệt chính 2}
Do đó Bản B (Chinh Phụ Ngâm Bị Lục) có 412 câu và Bản A (Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm Tân Khúc) có 408 câu.
d) Những sự khác biệt chính giữa Bản B và Bản A
* Sự khác biệt chính 1: Dịch khác nhau giữa Bản dịch Việt ngữ A và B (câu 273-284)
– Câu 273-276 của Hai Bản dịch Việt Ngữ A và B
Bản dịch Việt ngữ A {Bản dịch Việt ngữ B}
Bến Ngút che ngọn tần rữa nước {Trông bến nam bãi chia mặt nước}
Xém cỏ xanh dâu lục nẻo xa {Cỏ biếc um dâu mướt màu xanh}
Nam thôn gió bụi mấy nhà {Nhà thôn mấy xóm chông chênh}
Đàn Âu lộ dựng, bình sa buổi chiều {Một đàn cò đậu trước ghềnh chiều hôm}
Dịch từ Câu 316-317 của Bản Hán ngữ:
Nam lai tỉnh ấp bán binh trần
Lạc nhật bình sa lộ nhất quần
– Câu 277-279 của Hai Bản dịch Việt ngữ A và B
Bản dịch Việt ngữ A {Bản dịch Việt ngữ B}
Đường dập dìu thảo đình mấy lúc {Trông đường bắc đôi chòm quán khách}
Trông cây Ngô núi Thục bên mây {Rườm rà cây xanh ngắt núi non}
Bắc thành ngọn lúa chen dày {Lúa thành thoi thóp bên cồn}
Dịch từ Câu 318-322 của Bản Hán ngữ
Vọng quân hà sở kiến
Quan lộ đoản trường đình
Vân gian Ngô thọ ám
Thiên tế Thục sơn thanh
Bắc lai hoà thử bán hoang thành
Chú thích: Bản dịch A sát nghĩa hơn Bản dịch B
– Câu 280-281 của Bản dịch Việt ngữ A và B
Bản dịch Việt ngữ A {Bản dịch Việt ngữ B}
Địch trên lầu thuở mưa sây (rây) thét dài {Nghe thôi ngọc địch véo von bên lầu}
Non đông thấy lá rơi đầy đống {Non đông thấy lá hầu chất đống}
Dịch từ Câu 323-325 của Bản Hán ngữ
Vi vũ giang lâu địch nhất thanh
Vọng quân hà sở kiến
Không sơn diệp tố đôi
– Câu 282-284 của Bản dịch Việt ngữ A và B
Bản dịch Việt ngữ A {Bản dịch Việt ngữ B}
Trĩ sập sè mai cũng nhởn nhơ {Trĩ sập sè mai cũng bẻ bai}
Ngàn khơi khói tỏa mịt mờ {Khói mù nghi ngút ngàn khơi}
Con chim bạt gió lo bì nản kêu {Con chim bạt gió lạc loài kêu thương}
Dịch từ Câu 326-328 của Bản Hán ngữ
Tự phi thanh dã trĩ
Tự vũ cách giang mai
Đông khứ yên lam thảm bất khai
* Sự khác biệt chính 2: Dịch thêm 4 câu trong Bản dịch Việt ngữ B
Hai Bản dịch Việt ngữ A và B có số câu giống nhau cho đến câu 316. Sau câu 316, Bản dịch Việt ngữ B có thêm 4 câu (không có trong Bản dịch Việt ngữ A)
{Bản dịch Việt ngữ B}:
{Mặt trăng tỏ thường soi bên gối}
{Bừng mắt trông sương gội cành khô}
{Lạnh lùng thay bấy nhiêu thu}
{Gió may hiu hắt trên đầu tường vôi}
Dịch từ Câu 367-368 của Bản Hán ngữ
Nguyệt chiếu hề ngã sàng
Phong xuy hề ngã tường
II . DỊCH GIẢ CỦA CHINH PHỤ NGÂM
Thi phẩm “Chinh Phụ Ngâm Khúc” có liên quan đến 3 thi nhân:
Đặng Trần Côn: có lẽ sanh vào khoảng 1710-1720 và chết vào năm 1745.
Đoàn Thị Điểm (1705-1748)
Phan Huy Ích (1751-1822)
Có 1 Bản Hán ngữ của Đặng Trần Côn được mọi người thống nhất về tác giả và văn chương. Ông Đặng Trần Côn chắc chắn là tác giả của Chinh Phụ Ngâm (sáng tác bằng Hán ngữ).
Có 2 Bản dịch Việt ngữ (trong số tất cả 7 bản dịch) được nói đến nhiều nhất và có giá trị nhất trong Văn học sử, từ Bản Hán ngữ của Đặng Trần Côn và theo thứ tự thời gian:
Bản dịch “Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm Tân Khúc” = Bản dịch Việt ngữ A (xuất bản lần đầu vào năm 1815, có 408 câu theo thể Song Thất Lục Bát). Bản dịch này không được phổ thông và hiếm có được người biết đến. Nó được bắt đầu phổ biến rộng rãi từ ông Nguyễn Văn Xuân (và nhà xuất bản Lá Bối) từ năm 1972 và được ghi tác giả là ông Phan Huy Ích.
Bản dịch “Chinh Phụ Ngâm Bị Lục” = Bản dịch Việt ngữ B (xuất bản lần đầu vào năm 1902, có 412 câu theo thể Song Thất Lục Bát). Đây là Bản dịch chính thức và độc quyền phổ thông từ trước đến giờ. Sự hiện hữu của Bản dịch Việt ngữ này song song với sự hiện hữu trong văn học sử của Bản nguyên tác Hán ngữ (của Đặng Trần Côn) và thường được mọi người mặc nhiên cho là của bà Đoàn Thị Điểm.
Dựa trên nguyên văn và lịch sử của 2 Bản dịch này, chúng ta phải kiểm chứng lại ai là tác giả (dịch giả) của 2 Bản dịch Việt ngữ này nhất là bà Đoàn Thị Điểm có phải là dịch giả của Chinh Phụ Ngâm (hay đúng hơn là của Chinh Phụ Ngâm Bị Lục) hay không?
A Dịch giả của Bản dịch “Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm Tân Khúc”
Bản dịch Việt ngữ “Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm Tân Khúc” chắc chắn có tác giả là Phan Huy Ích căn cứ trên Bài thơ và Lời tựa cho Bản dịch này của ông Phan Huy Ích và thời điểm xuất bản.
– Bài thơ của Phan Huy Ích, phổ biến từ gia tộc của ông và đăng lần đầu trong Nam Phong Tạp Chí:
“TÂN DIỄN CHINH PHỤ NGÂM KHÚC” THÀNH NGẪU THUẬT
Nhân Mục tiên sinh “Chinh phụ ngâm”
Cao tình dật điệu bá từ lâm (Từ điệu cao kỳ đã truyền bá ở chốn từ lâm)
Cận lai khoái trá tương truyền tụng (Ai cũng truyền tụng lấy làm khoái trá lắm)
Đa hữu thôi xao vi diễn âm (Có nhiều người suy nghĩ và sắp đặt việc diễn Nôm)
Vận luật hạt cùng văn mạch túy (Theo luật vận thì không được tinh túy trong mạch văn)
Thiên chương tu hướng nhạc thanh tầm (Phải theo thiên chương hiệp với nhạc thanh)
Nhàn trung phiên dịch thành tân khúc (Nay nhân buổi nhàn đã dịch ra thành khúc mới)
Tự tín suy minh tác giả tâm. (Tự tin là suy minh được tâm tư của tác giả).
(Phan Huy Ích)
(*) Chú thích: Nhân Mục tiên sinh lả Đặng Trần Côn, người làng Nhân Mục.
Nhận xét:
Bài thơ này chứng minh là ông Phan Huy Ích có dịch bản Hán ngữ Chinh Phụ Ngâm.
Tên của Bài thơ “Tân Diễn Chinh Phụ Ngâm Khúc Thành Ngẫu Thuật” trùng hợp với Tên của Bản dịch là “Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm Tân Khúc”, tức là ông Phan Huy Ích có thể là tác giả (dịch giả) của Bản dịch này.
– Lời tựa cho Bản dịch:
Trích từ ông Nguyễn Duy Chính:
Câu cuối trong bài Tựa (trang 4) của bản nôm Chinh Phụ Ngâm diễn âm tân khúc có một
chi tiết:
…甲子初春予奉應候使事在北城。閒悶中歷閱舊解輙復技癢。爰將原吟。細加註釋。惑約其辭。惑申其意。凡用詞曲該二百四聫。務使原作之精神理脈。讀之愈覺敷暢。 8
…Giáp Tí sơ xuân dư phụng ứng hậu sứ sự tại Bắc thành. Nhàn muộn trung lịch duyệt cựu giải triếp phục kỹ dưỡng. Viên tương nguyên ngâm. Tế gia chú thích. Hoặc ước kỳ từ. Hoặc thân kỳ ý. Phàm dụng từ khúc cai nhị bách tứ liên. Vụ sử nguyên tác chi tinh thần lý mạch. Độc chi dũ giác phu sướng …
Dịch:
Đầu mùa Xuân năm Giáp Tí (1804) ta phụng mệnh lo việc đón tiếp sứ thần ở Bắc thành. Khi nhàn rỗi đem các sách cũ ra đọc và ngứa tay thi thố chút tài mọn. Ta mới lấy bản ngâm gốc chú thích cho kỹ lưỡng, hoặc là giảm bớt chữ, hoặc là diễn ý dài thêm, dùng từ khúc mà diễn 204 câu đôi, cốt lấy tinh thần mạch văn của nguyên tác, để người đọc càng thêm thoải mái …
Nhận xét:
Bản dịch “Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm Tân Khúc” chắc chắn là của ông Phan Huy Ích vì Bản dịch thực sự có 204 “câu đôi” như theo bài Tựa của ông Phan Huy Ích đã viết “Cai nhị bách tứ liên” (= Bao quát 204 câu đôi). Một câu đôi của ông Phan Huy Ích gồm có 2 câu Song Thất hoặc 2 câu Lục Bát. Do đó nếu tính từng câu như bây giờ thì tương đương với 408 câu (= 204 X 2) theo thể thơ Song Thất Lục Bát. Quả thật là nguyên văn Bản dịch Việt ngữ “Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm Tân Khúc” gồm có tất cả 408 theo thể Song Thất Lục Bát. Do đó, ông Phan Huy Ích chắc chắn là tác giả của Bản dịch “Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm Tân Khúc”. Bản dịch này không được phổ thông và hiếm có được người biết đến.
– Thời điểm xuất bản
Trích từ ông Nguyễn Duy Chính:
Bản gốc này do Chính Trực Đường khắc bản ấn hành tháng Ba (AL) năm Gia Long 14 (Ất Hợi, 1815) tức là khi Phan Huy Ích còn sống và cũng mới diễn âm chưa lâu.
Nhận xét:
Bản dịch Việt ngữ “Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm Tân Khúc” được in và xuất bản dưới tên tác giả là Phan Huy Ích và ngay khi ông Phan Huy Ích (1751-1822) còn sống thì làm sao là giả mạo được. Chúng ta càng chắc chắn tác giả là ông Phan Huy Ích.
Bà Đoàn Thị Điểm (1705-1748) không thể nào là dịch giả sáng tác Bản “Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm Tân Khúc” này trừ trường hợp ông Phan Huy Ích (1751-1822) “đạo văn” của Bà (một người đã chết trước khi mình sinh ra đời) và xuất bản trong khi ông còn sống (1815). Điều này không thể xảy ra ở một danh nhân như Phan Huy Ích được.
B . Dịch giả của Bản dịch “Chinh Phụ Ngâm Bị Lục”
a) Lịch sử của Bản dịch và Dịch giả
“Chinh Phụ Ngâm Khúc” nguyên tác bằng Hán ngữ viết bằng Hán tự, chắc chắn có tác giả là ông Đặng Trần Côn (chết vào năm 1745?).
Từ đầu thế kỷ thứ 20, quần chúng chỉ biết và mặc nhiên cho rằng chỉ có một Bản dịch Việt ngữ đầu tiên (412 câu theo Thể Song Thất Lục Bát), chính thức và độc quyền phổ thông từ tác giả được cho là bà Đoàn Thị Điểm mà không có giải thích lý do.
Trong tiền bán thế kỷ thứ 20, một Bản dịch Việt ngữ quan trọng khác được đưa ra và cho rằng tác giả là ông Phan Huy Ích. Tuy nhiên sự truyền bá không được dư luận của quần chúng để ý đến.
Đến đầu thế kỷ thứ 21, ông Nguyễn Duy Chính chính thức tổng hợp lại mà đưa ra chi tiết về 2 Bản dịch Việt ngữ này (dựa theo tài liệu của ông Hoàng Xuân Hãn và của ông Nguyễn Văn Xuân).
Hai Bản dịch đều theo thể thơ Song Thất Lục Bát được xuất bản theo thứ tự thời gian:
Bản dịch Việt ngữ “Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm Tân Khúc” (có 408 câu), xuất bản lần đầu vào năm 1815. Đây là Bản dịch đã được đưa ra từ năm 1972 với nguyên văn (Nguyễn Văn Xuân, nhà xuất bản Lá Bối) và tác giả được cho là ông Phan Huy Ích.
Bản dịch Việt ngữ “Chinh Phụ Ngâm Bị Lục” (có 412 câu), xuất bản lần đầu vào năm 1902. Đây là Bản dịch đã được dùng chính thức độc quyền phổ thông cho đến bây giờ và được biết là từ bà Đoàn Thị Điểm.
Bản dịch Việt ngữ được biết đầu tiên (412 câu theo Thể Song Thất Lục Bát), chính thức và độc quyền phổ thông từ tác giả được cho là bà Đoàn Thị Điểm chính là Bản dịch “Chinh Phụ Ngâm Bị Lục”. Cả hai là một nên có một dịch giả là bà Đoàn Thị Điểm.
Bản dịch “Chinh Phụ Ngâm Bị Lục” tuy được biết đầu tiên từ đầu thế kỷ 20 nhưng thật ra xuất bản lần đầu (năm 1902) gần 100 năm sau Bản dịch “Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm Tân Khúc”, xuất bản lần đầu vào năm 1815.
Như vậy, Bản dịch “Chinh Phụ Ngâm Bị Lục” chính là Bản dịch đã được công bố và chính thức truyền tụng phổ thông độc quyền cho đến nay có 412 câu thơ theo Thể Song Thất Lục Bát. Theo ông Nguyễn Duy Chính (lấy nguồn từ ông Hoàng Xuân Hãn), Bản dịch này từ trước đến giờ được cho là từ bà Đoàn Thị Điểm chỉ dựa trên lời tựa của nhà xuất bản lần đầu mà thôi (năm 1902), và từ trí nhớ của một người không phải là học giả văn học (một ông chánh tổng). Không có chứng cớ nào khác chứng minh bà Đoàn Thị Điểm là tác giả của Bản dịch Việt ngữ chính thức độc quyền phổ thông này.
Đây là ông Nguyễn Duy Chính đã viết:
Tài liệu từ ông Hoàng Xuân Hãn:
Đến năm 1953, lần đầu tiên một tác phẩm tương đối đầy đủ và kỹ lưỡng đã được giáo sư Hoàng Xuân Hãn công bố và xuất bản. Ông cũng đi tới tận cùng để tìm hiểu việc coi nữ sĩ họ Đoàn là tác giả phát nguồn từ đâu? Trong lời Dẫn “Chinh-Phụ-Ngâm bị-khảo” (Paris: Minh Tân, 1953) trang 24 thì việc ghi nhận Đoàn Thị Điểm là tác giả bản dịch được công bố từ năm 1902 do một viên chánh tổng là ông Vũ Hoạt khắc in:
… Kể về bút-chứng, thì nay chỉ có bản “Chinh-phụ-ngâm bị-lục” khắc bởi hiệu Long-hoà, năm 1902. Trong đó, có bài mở đầu của Vũ Hoạt nói: “Nhớ xưa, Đặng tiên-sinh làm sách ấy, Đoàn phu-nhân diễn ra quốc-âm”. Ở đầu sách lại có đề rõ hơn: “Thanh-trì Nhân-mục tiên sinh Đặng Trần-Côn làm. Văn-giang Trang-phủ phu-nhân Đoàn Thị-Điểm diễn-âm”.
Như vậy tác giả của Bản dịch phổ thông độc quyền “Chinh Phụ Ngâm Bị Lục” này không chắc chắn là bà Đoàn Thị Điểm và vấn đề cần được xét lại.
Chúng ta sẽ có câu trả lời sau khi nghiên cứu kỹ văn chương và thời gian xuất bản của 2 Bản dịch Việt ngữ “Chinh Phụ Ngâm Bị Lục” và “Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm Tân Khúc” cũng như tiểu sử của bà Đoàn Thị Điểm và ông Phan Huy Ích.
b) Nhận xét về Bản dịch và Dịch giả
Bản dịch “Chinh Phụ Ngâm Bị Lục” tuy được biết đầu tiên từ đầu thế kỷ 20 nhưng thật ra xuất bản lần đầu (năm 1902) gần 100 năm sau Bản dịch “Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm Tân Khúc”, xuất bản lần đầu vào năm 1815. Bản dịch “Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm Tân Khúc” chắc chắn có tác giả (dịch giả) là ông Phan Huy Ích.
So sánh nguyên bản văn chương của 2 Bản dịch Việt ngữ “Chinh Phụ Ngâm Bị Lục” (Bản B) và “Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm Tân Khúc” (Bản A) thì tìm thấy có những sự kiện chính:
Bản dịch Việt ngữ B (Bản “Chinh Phụ Ngâm Bị Lục”) giống nguyên văn Bản dịch Việt ngữ A (Bản “Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm Tân Khúc”). Tuy nhiên, Bản B có canh tân và bổ túc Bản A.
Do đó Bản “Chinh Phụ Ngâm Bị Lục” (Bản B) phải viết sau Bản “Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm Tân Khúc” (Bản A). Điều này cũng hợp lý theo thực tế vì Bản “Chinh Phụ Bị Lục” xuất bản (lần đầu vào năm 1902) sau Bản “Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm Tân Khúc” (xuất bản lần đầu vào năm 1815).
Tác giả của Bản “Chinh Phụ Ngâm Bị Lục” (Bản B) đã biết và dùng nguyên văn 408 câu của Bản “Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm Tân Khúc” (Bản A), tức là đạo văn (của “Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm Tân Khúc”), rồi canh tân và bổ túc thành 412 câu của “Chinh Phụ Ngâm Bị Lục”. Tác giả của “Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm Tân Khúc” (Bản A), ông Phan Huy Ích, tự sáng tác bản dịch của mình, viết trước và không hề biết bản “Chinh Phụ Ngâm Bị Lục” (Bản B).
Đây là chi tiết về sự canh tân và bổ túc của Bản B (Chinh Phụ Ngâm Bị Lục) sau khi lấy nguyên văn (đạo văn) từ Bản A (Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm Tân Khúc):
– Bản dịch B ( Chinh Phụ Ngâm Bị Lục) canh tân Bản dịch A (Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm Tân Khúc):
Sửa một hay hai từ ngữ trong mỗi câu (của tất cả khoảng 1/4 tổng số 408 câu của Bản A), dùng từ ngữ mới hơn hoặc khác nghĩa một chút nhưng không thay đổi nội dung của mỗi câu. Bản A có dùng phương ngữ Bắc Hà cổ trong thời của ông Phan Huy Ích, vào thế kỷ thứ 18.
Dùng câu thơ có khác câu thơ tương ứng của Bản A về hình thức (có khác hay không khác về nội dung).
Những câu thơ của Bản A khác với Bản B về hình thức nhưng không khác về nội dung, có tất cả 17 câu:
Câu 35
Câu 203-204
Câu 219
Câu 221-223
Câu 243
Câu 249-252
Câu 265
Câu 350
Câu 353-356
Những câu thơ của Bản A khác với Bản B về hình thức và có khác chút đỉnh về nội dung mặc dù từ những câu Hán ngữ như nhau, có tất cả 12 câu:
Câu 273-284
– Bản dịch B (Chinh Phụ Ngâm Bị Lục) bổ túc Bản dịch A (Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm Tân Khúc):
Đến sau câu 316 của Bản A, Bản B có thêm 4 câu thơ. Lý do là 4 câu này dùng để dịch 2 câu trong Bản Hán ngữ (mà Bản A sơ sót đã không có dịch).
Do đó Bản B (Chinh Phụ Ngâm Bị Lục) có 412 câu và Bản A (Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm Tân Khúc) có 408 câu.
Nhìn lại lịch sử của Hai Bản dịch Việt ngữ, chúng ta chắc chắn là bà Đoàn Thị Điểm không phải là dịch giả (tác giả) của Bản dịch “Chinh Phụ Ngâm Bị Lục”, Bản dịch được biết đầu tiên, chính thức và độc quyền phổ thông cho đến bây giờ (gồm có 412 câu theo thể Song Thất Lục Bát).
Bà Đoàn Thị Điểm (1705-1748) cùng thời với ông Đặng Trần Côn (chết vào khoảng năm 1745), tác giả của Bản Hán ngữ “Chinh Phụ Ngâm”.
Ông Phan Huy Ích (1751-1822) dịch bản Hán ngữ “Chinh Phụ Ngâm” của ông Đặng Trần Côn và xuất bản vào năm 1815 (lúc ông còn sống) Bản dịch “Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm Tân Khúc” (gồm có 408 câu theo thể Song Thất Lục Bát). Giả thuyết cho là ông Phan Huy Ích, một thi nhân thành danh, mà lấy từ hay “đạo văn” của bà Đoàn Thị Điểm để viết Bản dịch này thì không thể xảy ra được.
Đến cuối thế kỷ 19 hay bắt đầu của thế kỷ 20, một hay một nhóm thi nhân nào đó “đạo văn” của “Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm Tân Khúc” (của ông Phan Huy Ích, đã chết 80 năm về trước) mà viết Bản dịch “Chinh Phụ Ngâm Bị Lục” (gồm có 412 câu theo thể Song Thất Lục Bát) và xuất bản vào năm 1902. Bà Đoàn Thị Điểm không thể là dịch giả (tác giả) của Bản “Chinh Phụ Ngâm Bị Lục” như đã lầm tưởng từ trước đến giờ vì bà Đoàn Thị Điểm đã chết trước khi ông Phan Huy Ích sinh ra đời nên không thể “đạo văn” của ông Phan Huy Ích được!
Bà Đoàn Thị Điểm chỉ là “quá khứ” trong với lịch sử thành hình của 2 Bản dịch quan trọng “Chinh Phụ Ngâm Bị Lục và Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm Tân Khúc” do đó chắc chắn không là dịch giả của 2 Bản dịch chính yếu trong văn học sử này nhất là Bản dịch Việt ngữ “Chinh Phụ Ngâm Bị Lục”, bản dịch chính thức và độc quyền phổ thông cho đến bây giờ.
Bản dịch “Chinh Phụ Ngâm Bị Lục” chỉ có thể có từ một tác giả hay một nhóm tác giả (dịch giả) vô danh nào đó sống vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, sáng tác bằng cách “đạo văn” từ Bản dịch “Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm Tân Khúc” của ông Phan Huy Ích.
Bs PHAN THƯỢNG HẢI biên soạn và giữ bản quyền
Bài viết này đăng lần đầu trong phanthuonghai.com mục Thơ Văn phần Đọc Thơ (Cổ Văn).
Tài liệu tham khảo:
1) Tác Giả Bản Dịch Chinh Phụ Ngâm (Nguyễn Duy Chính)
2) Chinh Phụ Ngâm Khúc – Dịch giả Đoàn Thị Điểm (Giáo sư Nguyễn Huy chú giải) – Nhà xuất bản Đại Nam
3) Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm Tân Khúc (Nguyễn Văn Xuân) – Nhà Xuất Bản Lá Bối
2) Thơ và Sử Việt – Phan Huy Ích (Bs Phan Thượng Hải) – phanthuonghai.com
3) Đoàn Thị Điểm và Chinh Phụ Ngâm (Bs Phan Thượng Hải) – phanthuonghai.com
Bs PHAN THƯỢNG HẢI biên soạn và giữ bản quyền
Hình ảnh thêm về Bản dịch và dịch giả của Chinh Phụ Ngâm