TIỂU DẪN
Lời thu thập Ngữ Lục và Quảng Lục của Bá Trượng Thiền Sư đã có đăng trong Truyền Đăng Lục và Ngũ Đăng Hội Nguyên, đến năm Vạn lịch thứ 45 đời Minh được khắc in chung vào bộ “Cổ Tôn Túc Ngữ Lục” quyển 48. Tăng ẩn Phong ở Trường Kỳ, Nhật Bản chiếu theo bản đời Minh trích lục ra Mã Tổ, Bá Trượng, Hoàng Bá, Lâm Tế gọi là Tứ Gia Ngữ Lục, ấn hành ra đời, được Tòng Lâm tôn trọng là yếu điển của Thiền môn. Sách này là ghi chép về trọn đời của Thiền Sư Bá Trượng về những sự ứng cơ tiếp vật, ân cần dạy chúng, hành sự phi phàm, pháp ngữ bao gồm không sót, mọi chữ, mọi câu đều là lời khai thị quý báu cho người học, thật đáng làm phép tắc cho kẻ tu thiền và tư lương muôn đời cho người học đạo.
Theo sự phân biệt nội dung của Ngữ Lục và Quảng Lục, thì Ngữ Lục ghi chép nhiều về hành sự, còn Quảng Lục ghi chép nhiều về hành sự, còn Quảng Lục ghi chép nhiều về pháp ngữ, cùng là di lục của Thiền sư mà có sự sai khác này, đó là do người biên tập và thời đại biên tập bất đồng này khó mà cứu xét kỹ lưỡng được.
Tác giả húy Hoài Hải, họ Vương, người Trường Lạc, Phước Châu, sanh năm Khai Nguyên thứ 12 đời Đường Huyền Tông (CN 724). Sư xuất gia từ thuở bé, lớn lên ham thích thiền Đốn ngộ, nghe Thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất khai hóa ở Nam Khang (nay là núi Mã Tổ ở Giang Tây). Sư bèn hết long y chỉ, sau khi nói pháp Mã Tổ, sư được Đại Trí thỉnh trụ trì Đại Trí Thọ Thánh Thiền Tự ở núi Đại Hùng thuộc hồng Châu, núi cao chót vót, nước suối Ngô Nguyên bay xuống ngàn thước, nên có tên là núi Bá Trượng. Sư trụ trì chưa đầy một tháng người bốn phương đến tham học vân tập hơn một nghìn, trong đó Qui Sơn và Hoàng Bá làm Thượng thủ, từ đó pháp môn càng ngày càng hưng thạnh, tong phong lừng lẫy. Sư bèn quyết ý lập ra thiền viện đầu tiên. Trước kia các tự đầu tiên. Trước kia các tự viện Thiền tông đều nhờ vào chùa của Luật tông, từ nay mới được lập riêng. Sư là người khởi sáng cho Thiền Tự được độc lập, soạn định chế độ Tòng lâm, gọi là Bá Trượng thanh quy, nên cũng được tôn xưng là Tổ Trung Hưng của Thiền tông.
Sư là người siêng năng làm việc, mỗi khi có việc nhà chùa đều tự mình làm trước cả đại chúng người chủ sự lén giấu dụng cụ canh tác của Sư, mời Sư nghỉ ngơi, Sư nói: “Đức ta không đủ, đâu dám trút sự lao động của mình cho người khác!”. Kiếm dụng cụ không được thì ngày đó không ăn cho nên mới có câu: “Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực” (Một ngày không làm, một ngày không ăn). Vì thế mới biết được gia phong của Sư chân thật như thế nào, thật đáng làm mô phạm cho muôn đời.
Ngày 17 tháng Giêng năm Nguyên Hòa thứ chín đời nhà Đường (CN 814), Sư thị tịch, thọ 95 tuổi, đệ tử được phó pháp là Qui Sơn Linh Hựu Thiền sư, Hoàng Bá Hy Vận Thiền sư,.... Tất cả có hai mươi tám người, hết thảy đều là môn đồ xuất sắc, kỳ lân, phụng hoàng trong Phật pháp. Ngoài tác phẩm này ra còn có: Bá Trượng thanh quy hai quyển. năm Trường Khánh thứ nhất đời Đường Mục Tông, được sắc ban là Đại Trí Thiền Sư, pháp hiệu là Đại Bảo Thắng Luân (*).
(*) Tiểu dẫn này được dịch từ Giải để của Thiền Học Đại Thành chung cho hai bộ Ngữ Lục và Quảng Lục của Bà Trượng Đại Trí Thiền Sư.