Thích Ca Mâu Ni vốn là một thái tử của Ấn Độ, cha là Tịnh Phạn, mẹ là Ma Da. Vào năm 29 tuổi Người xuất gia, năm 35 tuổi thì tu hành đắc đạo, năm 45 tuổi giảng đạo thuyết pháp, năm 80 tuổi thì tịnh niết bàn. Tượng nằm ở động thứ 39, hang Mạc Cao, thành phố Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc.
Tượng được xây dựng tại động thứ 46, hang Mạc Cao, thành phố Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc
Bức tượng tọa trên vách núi thuộc huyện Đại Túc, thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc. Tượng dài 31m, thân hình đẫy đà, cường tráng, các đường cong mềm mại như tinh thần thư thái lúc niết bàn.
Tượng được xây dựng vào thời Đường cũng tại hang Mạc Cao, thành phố Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc. Chiều dài tượng 15m, khuôn mặt đầy đặn, hai mắt khép hờ, tay trái đặt lên trên chân, bình yên đi vào giấc ngủ. Đằng sau tượng có 72 hóa thân Bồ Tát, các Phật tử… than khóc tiếc nuối.
Cũng tọa tại hang Mạc Cao, động thứ 322 bức tượng cao 6m, thân thể tự tại, da thịt hồng hào, khuôn mặt toát lên vẻ thư thái.
Nằm trong khuôn viên chùa Hương Sơn, thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc, bức tượng dài 5,3m; cao 1,6m; đầu hướng về phía Tây, chân quay về phía Đông, tay trái đặt lên đùi, tay phải gập dưới đầu, đây là bức tượng Phật bằng đồng nặng nhất thế giới.
Bức tranh vẽ cảnh Phật niết bàn tại chùa Bạch Mã, thành phố Lạc Dương, Trung Quốc
Bức tượng được đặt trong một ngôi chùa thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc
Bức tượng nằm trên vách đá, cách mặt đất 5m thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Tượng có chiều dài 23m; riêng phần đầu dài 3m; rộng 3,1m. Tượng Phật thon dài, thân mặc áo cà sa, gương mặt phúc hậu, thần thái an tường, hai mắt khép ngờ, như đang ngủ mà lại không phải ngủ.
Bức tranh này được trưng bày bên trong bảo tàng văn hóa của tỉnh Tứ Xuyên, Trung quốc. Đông đảo các Phật tử và khách du lịch thường tới đây thăm viếng.
Tượng Phật nằm Định Quang tại khu danh lam thắng cảnh Đào Kim Sơn, tỉnh Phúc Kiến. Tượng dài 38m, rộng 10m, cao 11m, đây là tượng điêu khắc trên đá lớn nhất Trung Quốc.
Tượng nằm trong một ngôi chùa ở thành Trương Dịch, tỉnh Cam Túc. Tượng làm bằng đất sét, thân nằm thẳng, nghiêng về phía bên phải, Phật nằm gối đầu trên đài sen 3 tầng cánh, tay phải gập để dưới đầu, tai trái đặt trên thân, mặc áo cà sa đỏ, mắt khép hờ, khuôn mặt thư thái, khóe miệng hơi mỉm cười, trông rất sống động.
Tượng nằm tại núi Thất Tinh, hồ Triệu Khánh, tỉnh Quảng Đông. Tượng dài tới 1000m , mặt hướng lên trời, dường như đây là bức tượng thiên nhiên lớn nhất, hình tượng sinh động mà rõ ràng. Tượng nằm đầu hướng về phía Bắc, Chân hướng về phía Nam, mắt, mũi, miệng, cằm, búi tóc đều dễ dàng nhận thấy.
Tượng nằm tại núi Linh Thứu, Đài Loan. Đây là điện thờ Phật nằm độc nhất vô nhị, chỉ vẻn vẹn một gian phòng xung quanh có kính để che chắn mưa gió nhưng vẫn làm cho người ta cảm thấy vô cùng ấm áp và thân thiết.
Tượng nằm tại phía Nam của Myanmar, dài 60m.
Tượng Phật có sự hoà trộn giữa Hindu giáo và Phật giáo bằng ngôn ngữ điêu khắc, nằm trong quần thể tượng Phật tên gọi Wat Xiengkuane, người đời quen gọi là “Vườn tượng Phật”, tại Lào.
Tượng tại núi Mihintale, Sri-lan-ca. Tượng Phật được tạc theo phong cách giống như Trung Quốc những vẫn có đôi nét khác biệt. Khối núi đá cứng rắn dường như cũng bị cảm hóa mà trở nên mềm mại hơn, cánh tay Đức Phật đặt xuôi theo chiều dốc của tháp. Nơi đây, thường có thú rừng như khỉ, sóc thường vui đùa.
Bức tượng Phật nằm lớn thứ 3 trên thế giới (dài 33m) tại chùa Wat Chaiya Mangkalaram nổi tiếng ở đảo Penang, Malaysia.
Phật nằm tại thị trấn Kedah Sungai Petani, gần biên giới Malaysia và Thái Lan
Wat Pho là ngôi chùa lớn nhất Bangkok, sở hữu hơn một ngàn ảnh Phật, cùng bức tượng Đức Phật ngồi tựa dài 46m và cao 15m.
Phật nằm tại chùa Horyuji, tỉnh Nara, Nhật Bản
Bức tranh được đặt trong bảo tàng văn hóa di vật cổ Thành Đô, thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Bức tranh miêu tả cảnh các Phật tử, các vị Bồ Tát và dân chúng tới chia buồn khi Phật tịnh niết bàn.
Bức tượng Phật nằm trong hang động tại chùa Á Châu, tỉnh Chiết Giang. Bức tượng nằm ở vị trí cao 1,2m so với mặt đất; dài 34.5m; vai rộng 7,5m; các ngón tay có bề rộng một người nằm vừa và lỗ tai có thể để 8 người cùng ngồi.
Tượng Phật Nhập Niết Bàn bên trong Đại Tháp Niết Bàn tại thành Câu Thi Na, tượng dài 6,1m
Thần thái khuôn mặt mang vẻ nghiêm trang, thư thái như lúc còn sống
Bức tượng được chế tác từ một khối đá cẩm thạch trắng duy nhất tại chùa Phật Ngọc, Thượng Hải. Thân khoác áo cà sa để lộ vai phải, tay phải gác lên một cái gụ bằng gỗ. Tạo hình giống tượng Phật tại chùa Hương Sơn, Bắc Kinh.
Tượng Phật niết bàn trên Ngũ Đài Sơn, thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Hai mi mắt khép hờ, gương mặt hiền từ, phúc hậu, giữ nguyên tinh thần thư thái như lúc tịnh niết bàn và hướng về phái biển Đông.
Tại phía Nam tỉnh Quảng Đông có một dãy núi tự nhiên mang hình đức Phật; tượng dài 5200m, rộng 1000m, vị trí ngực cao 430m, ước tính trọng lượng toàn thể chừng hơn 1 tỷ mét khối. Tượng trải dài qua 2 tỉnh, thân mình ở tỉnh Quảng Đông, còn chân thuộc tỉnh Giang Tây. Đây là bức tượng Phật tự nhiên lớn nhất thế giới.
Tượng Phật tọa tại Chung Nam Sơn, thuộc tỉnh Thiểm Tây. Tượng dài 36 thước, dài 9 thước, mặt rộng 5.4 thước, vai rộng 7.5 thước, bàn tay dài 3.8 thước, đầu gối lên một đài cao.
Bức tượng Phật nằm lớn nhất thế giới tại tỉnh Giang Tây, toàn bộ tượng dài 416 thước, chỗ cao nhất là 68 thước, đường kính mắt 8.6 thước, miệng 12.3 thước, đầu dài 50.5 thước, ngón chân cái rộng 5 thước, các ngón còn lại 1.2 thước. Đây là bức tượng nằm trên núi tự nhiên lớn nhất thế giới. "Sơn thị nhất tôn phật, phật thị nhất tọa sơn".
Tượng tọa tại Điếu Ngư thành, tỉnh Trùng Khánh. Đây là bức tượng Phật nằm ngủ độc nhất vô nhị, một tác phẩm được hoàn thành vào cuối thời nhà Đường, đường nét điêu khắc tinh xảo, tạo hình đại khí. Dù rằng không phải bức tượng điêu khắc trên vách đá lớn nhất thế giới nhưng cũng có thể nói rằng lớn nhất Trung Quốc. Tượng nằm trên vách đá dài 11m, vai rộng 2.2m, áo cà sa buông rủ, đầu búi tóc cao, khoảng cách giữa 2 tai là 1.8m, bàn chân rộng 1.2m. Khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu, thần thái tự nhiên.