“ Quê xưa”, vì đã sống thời ấu thơ hồi trước giải phóng. Quê ấy ngày cũ gọi “ thị trấn Hộ Phòng”, này trở thành phường cùng tên của Thị xã Giá Rãi ( Bạc Liêu).
Nhà tôi từng đi dời những bà lần trên cùng trục Quốc lộ 1, mỗi nơi cách nhau vài cây số thôi: Hộ Phòng, Xóm Lung, Giá Rai là “ quê” của gia đình tôi.
Cận tết Nhâm Dần này, thông thả đạp xe tới Hộ Phòng mấy ngày liền, tìm lại cảm xúc của nơi từng sống những ngày xa xôi hãy đọng nhiều trong ký ức: ngã ba kênh xáng có hàng đáy hướng thả ra biển Gành Hào, trục kênh đào về Cà Màu, rồi ngõ sông về Chủ Chí...
Chợ Hộ Phòng sầm uất, dù ngưng đọng nhiều sau hai năm đại dịch hoành hành vẫn toát một vẻ phố chợ nhộn nhịp với những toà nhà cao, nhiều cửa hiệu, các ngân hàng và có ty.. . Cận tết, dịch đã có phần ngơi, Hộ Phòng vãn hồi thành vùng xanh ăn toàn, hoạt động thương mại nhện lại dần. Nhâm nhi tách cafe nóng cùng bình trà ngon, quan sát nhịp sống ngoài kia phố chợ móng mỏi dịch tàn trong năm mới như những dự đoán lạc quan, sau nhiều căng thẳng mệt mỏi bởi giãn cách phòng toả, đó sự chịu đựng áp lực và khó khăn về sinh kế, bởi những chứng kiến khó móng muốn cứ diễn ra hàng ngày...
Cứ đạp xe vào cung lộ về vòng xoáy, ngang ngang các cửa hàng chị nhánh của Điện máy xanh, Thế giới Di động, Sacombank...lại gặp bà cháu bé khổ sở rồng rắn trên hè đường với bao tải nhặt phế liệu. Chiếc bao gần chấm đất theo mấy bé trên đường, không dám nhìn lâu, quặn thắt trong lòng. Các bảng hiệu, toà nhà sáng trọng càng làm nổi rõ sự khổ sở của các cháu bởi rách rưới, lam lũ khỉ tết chỉ còn vài ngày thôi. Đau lắm...
Đại dịch, dòng đồng bào từ Sài Gòn và Đông Nam Bộ về, rồi bế tắt nông sản ở biên giới – trái cây tràn ngập trong những tiếng rao khản đặt. Sự mưu sinh khó khăn quá, đồng bạc chưa bao giờ quí hơn. Bất chấp cảnh báo, dân thu nhặt phế liệu không ngơi nghỉ, trẻ em cũng tham gia hầu kiếm chút đỉnh tiền... Nhưng bà cháu bé này thảm quá, đau quá, nhìn ám ảnh mất ngủ nhưng không giúp được gì. Các cháu ở đâu, có phải anh chị em với nhau không? Trong đập nước có xóm nghèo lụp xụp cạnh bờ kênh có đông bà con làm nghề phế liệu, không biết mấy cháu có phải từ đó đi ra không?
... Đạp chầm chằm theo các em một đoạn, cây xót trong lòng. Tết này các bé có quần áo mới không? Có ai lo cho không và chuyện học hành... Tương lai nào cho các bé? Dịch hay không thì sự khó sự khổ của các cháu cũng đã rất rõ ràng rồi.
Tết này các hàng hóa ở địa phương vắng bặt Phong lan, dân chợ hoa tiếc rẻ. Nhưng hãy nhìn các cháu bé này mới thấy thú chợ hoa lá cành kia thiệt xa xỉ làm sao.
Quê cũ Hộ Phòng day dứt làm sao, mong mỏi những tấm lòng nhân ái mở ra với các em, cho bé tuổi thơ, còn chữ, cuộc đời, làm một cổ tích, một phép mầu.
Hãy đơn giản cho các em một cái tết đủ đầy làm vơi chút nào khổ sở đã qua.
....
Nguyễn Thành Công
Hình ảnh thêm về XA XÓT TRẺ NGHÈO CẬN TẾT Ở QUÊ XƯA...