VỀ TÊN GỌI THƯỢNG TOẠ (STHĀVIRA, THERA)
VÀ THƯỢNG TOẠ BỘ (STHĀVIRAVĀDA)
TRONG CÁC NGUỒN TƯ LIỆU PHẬT GIÁO TRUNG HOA
(Sthavira, Thera and ‘*Sthaviravāda’ in Chinese Buddhist Sources)
của Max Deeg
THÍCH NHUẬN CHÂU dịch
Lời người dịch
Bhikkhu Sujato, vị tỉ-khưu uyên bác người Úc châu, đã dịch bốn bộ Nikāya từ tiếng Pāli sang tiếng Anh. Bhikkhu Sujato cũng là Trưởng Ban biên tập mạng SuttaCentral.net, nơi lưu trữ Tạng Pāli và Tạng A-hàm trong nhiều ngôn ngữ, Pāli, Sanskrit, Tạng, Hán, Việt và vài chục ngôn ngữ khác. Gần đây, sư có bài viết How Early Buddhism differs from Theravāda: a checklist– Bản liệt kê: Phật giáo thời kỳ đầu khác với Thượng toạ bộ (Theravāda) điểm nào. Cụm từ “Early Buddhism” chỉ cho giáo lý thời kỳ đầu, khi Đức Phật còn tại thế, thường viết tắt là EBTs (Early Buddhist Texts), và The Princeton Dictionary of Buddhism do Robert E. Buswell Jr. và Donald S. Lopez Jr. chủ biên cũng dùng cụm từ “Early Buddhism” để chỉ cho Phật giáo thời kỳ gần Phật nhất, thay thế cho từ “mainstream” có thể hiểu là “chính thống” hoặc như lâu nay ở Việt Nam gọi là “Nguyên thuỷ.”
Qua bài viết của Bhikkhu Sujato,[1] cho thấy có sự khác biệt rõ nét giữa giáo lý Thượng toạ bộ (sthāvirīya) và Phật giáo thời kỳ đầu.
Qua bài nầy của Max Deeg (Giáo sư bộ môn Nghiên cứu Phật học, đang giảng dạy tại Cardiff University, Anh quốc), giới thiệu đến người đọc những phân tích khá sâu sắc và chi tiết về ý nghĩa Thượng toạ bộ (sthāvirīya) trong nguồn tư liệu tiếng Hán, để thấy quá trình Phật giáo Trung Hoa đã tiếp nhận giáo lý EBTs (Early Buddhist Texts), được phản ánh rõ nét qua công trình của các luận sư, các nhà phiên dịch Ấn Độ cũng như bản địa.
Hình ảnh thêm về Về tên gọi Thượng Tọa và Thượng Tọa Bộ trong các nguồn tư liệu Phật giáo Trung Hoa