Vài điều cùng với ông Trần Trí Trung về việc ông ấy đã đạo văn tác phẩm “Việt Nam Thi Sử Hùng Ca” của Tác giả Mặc Giang
Thật tôi không ngờ. Làm sao mà lại có loại nhà văn nhà thơ gì mà viết lách chửi bới, mạt sát người khác bằng những lối văn phong ngông cuồng, hiện ra tính cách côn đồ quá cỡ như ông Trần Trí Trung này vậy chứ hả?
Thứ nhất, nếu một khi mình là kẻ đạo văn (ăn cắp bút pháp, văn chương của người khác sử dụng biến thành của mình) mà một khi tác giả lên tiếng thì lẽ ra phải xin lỗi người ta, và từ bỏ cái thói trộm văn đó đi chứ sao lại có thể giở thói hung hăng phun mửa ngôn phong như một phường đứng bến như vậy bao giờ?
Thứ hai, ý thức thông thường, ai cũng có thể nhận ra ở vai trò tác giả như Mặc Giang là bắt buộc ông ấy cần phải lên tiếng. Tại sao? Nếu không, độc giả có thể sẽ hiểu lầm là Mặc Giang trộm văn của Trần Trí Trung chứ không phải như sự thật là Trần Trí Trung đã đạo văn của Mặc Giang.
Thứ ba, điều gì đã làm cho nhà thơ Mặc Giang phải quyết định nhờ đến luật pháp sở tại hiện hành địa phương để cho vấn đề được sáng tỏ?
Có phải do Trần Trí Trung ngoan cố cách vô đạo hay không? Rằng, đã không xin lỗi người ta mà ngược lại Trần Trí Trung còn phủ đầu bằng những lời thóa mạ cực kỳ dơ bẩn đến độ vô nhân tính thì thử hỏi ai mà chịu cảnh co đầu thúc thủ cho được chứ hả?
Cho dẫu là một nhà sư, nhưng, Trần Trí Trung nên nhớ rằng, không phải một khi vận lên người chiếc áo nâu sồng thì mặc xác ai muốn gõ đầu thì cứ gõ trên lĩnh vực văn chương?! Phật giáo không cho phép yếu hèn như vậy! Mà bộ tam chân kiềng Bi, Trí, Dũng là lập mệnh muôn đời cho mọi người Phật giáo, bất luận là nhà sư hay Cư sĩ.
Thứ tư, nếu việc chẳng thể bãi nại đối với Pháp đình thì là?
Hai bên nguyên đơn và bị cáo chưa được Chánh án gõ búa trước Công Tố viện và Hội Thẩm Nhân Dân (Còn gọi là Bồi Thẩm Đoàn) thì lý do gì Trần Trí Trung lại manh tâm giở thói du đãng ra để mạt sát, phỉ báng, mạ lị nguyên đơn? Đó là “trò chơi” gì?
Thứ năm, chỉ cần tư cách làm người tối thiểu, người ta cũng đã có thể ý thức được phạm vi giữa nguyên đơn với bị cáo trước vành móng ngựa chứ sao Trần Trí Trung lại manh động lôi những người khác vào cuộc để chửi rủa vòng ngoài? “Nhà thơ” “nhà văn” “thời đại” gì mà lỗ mãng, láu cá, tầm ruồng quá cỡ như vậy? Trần Trí Trung còn vô đạo hơn nữa là xúc phạm ngay cả đến Đức Phật bằng lời ngụy biện “mũi dại lái chịu đòn” mà tôi tin chắc rằng bất cứ ai khi gặp thấy, người ta cũng đều vỡ mộng về cái ông “thi sĩ” (sic”) Trần Trí Trung này đổ cuồng, tự đâm đầu xuống hố cách hết sức ngây dại (ngây thơ và khờ dại!).
Thứ sáu, Trần Trí Trung chê thơ của Mặc Giang?
Trần Trí Trung chê, hẳn TTT cứ có quyền.Tuy nhiên, tôi cho rằng, bản mặt của Trần Trí Trung, nếu đem so với học giả lão thành Mộng Bình Sơn thì chắc chắn TTT là không đáng hạng cỡ học trò! Mộng Bình Sơn là vị học giả thành danh và định hình vững chãi trên văn đàn từ rất sớm tại Nam Việt Nam vào hồi còn chiến tranh.
Mộng Bình Sơn là người đã dịch và có “Lời bàn” theo từng Chương, Hồi của rất nhiều tác phẩm mang tính trường thiên tiểu thuyết của Trung Hoa mà chính ngay hiện thời trong hầu hết các nhà sách lớn tại TP Hồ Chí Minh chẳng hạn đều đã có tái bản và bày bán trong nhiều năm qua.
Bên cạnh kẻ không đáng học trò như Trần Trí Trung chê nhà thơ Mặc Giang, Mộng Bình Sơn đã bình luận về thơ của Mặc Giang ra sao?
Tôi thấy thế này:
"Lời Giới Thiệu Hoa Song Đường"
Mộng Bình Sơn
Mỗi thế hệ thi ca đều xuất hiện những tâm hồn đặc biệt của các nhà thơ qua từng thế hệ. Phần nhiều, tâm hồn xuất phát từ cảm tính của thi nhân qua mọi sinh hoạt của xã hội.
Tập thơ Hoa Song Đường của nhà thơ Mặc Giang vượt ra ngoài cái vòng tâm tư hiện hữu xưa nay, nó mang tính chất triết lí nhân sinh, chứa chất mọi quy luật sinh tồn mà con người và vũ trụ cố gắng tranh đấu để bảo tồn lẽ sống cùng với vạn hữu.
Đọc tập thơ Hoa Song Đường của nhà thơ Mặc Giang, chúng ta không bắt gặp những ước muốn, tham vọng cá nhân thường thấy trong thơ, mà nó lắng đọng trong đạo làm người, trong nghĩa vụ thiêng liêng của lẽ sống.
Tập thơ chứa đựng hàng trăm bài thơ nói về công đức sinh thành và bổn phận đáp đền của con cái. Mục đích rất bình thường nhưng lại chứa đựng một nhân sinh quan sâu lắng tạo thành một triết lí của muôn loài đã hoà mình vào vạn hữu.
Có lẽ Mặc Giang muốn mượn thơ để diễn đạt một ý nghĩa sâu xa trong luật sanh tồn của vũ trụ bằng ý thức thương yêu của các bậc sinh thành và nhiệm vụ đền ơn đáp nghĩa của kẻ được sanh ra, nhưng tâm tư của thơ Mặc Giang lại kích động sâu xa vào sự thương yêu, nghĩa sinh thành và sự báo đáp của kẻ mang ơn.
Từ đó, thơ Mặc Giang đã đi xa hơn trong lãnh vực triết lí nhân sinh. Một dân tộc trưởng thành không thể vượt ra ngoài vòng qui luật ấy. Một đất nước hình thành cũng không thể vượt ra ngoài qui luật ấy mà làm nên.
Bởi vậy, tập thơ Hoa Song Đường của Mặc Giang đương nhiên trở thành một tập thơ mang sắc thái triết học trong thời đại thi ca hôm nay.
Sài Thành,
Ngày 01-04-2009
Mộng Bình Sơn" -
Tóm lại, tôi là một trong những người đã có biết được tác phẩm “Việt Nam Thi Sử Hùng Ca” của nhà thơ Mặc Giang. Có thể nói là ngay khi nó còn nằm trong bản cảo khi nhà thơ chuẩn bị in ra chứ Trần Trí Trung đừng có mà bày đặt ăn cắp của người ta rồi giở tâm manh động làm chuyện phủ đầu!
Giờ đây, tôi chỉ muốn nói rằng, cho dẫu là “7 năm im lặng” hay bao lâu đi chăng nữa thì việc đạo văn cũng vẫn là hành động đạo văn.
Còn chuyện phủ đầu tục tĩu, bẩn thỉu (thay vì xin lỗi) thì cái đó xem ra Trần Trí Trung đã tự mình vùi chôn nhân cách xuống tận sình đen muôn thuở mất rồi.
Tự mãn rỗng tuếch là vô giá trị. Bởi lẽ, độc giả, trước hết, họ là những vị phán quan vô cùng quan trọng, mà chính Trần Trí Trung đã bị quả búa độc giả nện thẳng vào lương tri của “nhà thơ” Trần Trí Trung mất rồi!
Ngày 16 tháng 3 năm 2015
Hình ảnh thêm về Vài điều với ông Trần Trí Trung về việc ông đã đạo văn tác phẩm 'Việt Nam Thi Sử Hùng Ca'