- Trung Quốc ngày 10-9 lặp đi lặp lại lời kêu gọi Thủ lĩnh tinh thần Tây Tạng lưu vong Dalai Lama tôn trọng những gì mà Bắc Kinh nói là “thực tế lịch sử của luân hồi”, sau khi ông này ngụ ý mình chính là thủ lĩnh tinh thần cuối cùng của Tây Tạng.
Reuters dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh khẳng định tại cuộc họp báo hàng ngày rằng, Trung Quốc có chính sách tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tự nhiên và điều này bao gồm việc tôn trọng và bảo vệ đường lối truyền thống của Phật giáo Tây Tạng.
“Tước hiệu Dalai Lama là do chính quyền trung ương phong tặng, trong đó có hàng trăm năm lịch sử. Nhưng Dalai Lama hiện tại có động cơ thầm kín, tìm cách bóp méo và phủ nhận lịch sử, đó là gây tổn hại đến trật tự bình thường của người Phật giáo Tây Tạng”, người phát ngôn này tuyên bố.
T.Văn/Cadn.com.vn
Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết khi được 90 tuổi, ngài sẽ quyết định chuyện kế vị theo truyền thống của Phật giáo Tây Tạng hay không.
Trong thông cáo đưa ra hôm thứ Bảy, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói đến khi độ 90 tuổi, ngài sẽ tham khảo với các vị cao tăng, quần chúng, và nhiều người khác trong đạo để xét xem có nên tiếp tục với “định chế của Đức Đạt Lai Lạt Ma” và có cần thừa nhận lạt ma đời thứ 15 hay không.
Đức Đạt Lai Lạt Ma, năm nay 76 tuổi, là lạt ma đời thứ 14. Thông cáo cũng nói Trung Quốc không có quyền xen vào chuyện kế vị này.
Thông cáo được đưa ra sau khi có cuộc họp của lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng tại Dharamsala, thị trấn phía bắc của Ấn Độ.
Chính phủ lưu vong Tây Tạng đặt trụ sở ở Dharamsala từ năm 1959, khi Đức Đạt Lai Lạt Ma phải bỏ trốn khỏi Tây Tạng sau khi cuộc nổi dậy chống Trung Quốc thất bại.
VOA tiếng Việt
Hình ảnh thêm về Trung Quốc kêu gọi Đức Dalai Lama tôn trọng “sự tái sinh”