Người đã giải thoát hết thảy, đã dứt hết thảy buộc ràng là
người đi đường đã đến đích chẳng còn chi lo sợ khổ đau
Kẻ dũng mãnh chánh niệm tâm không ưa thích tại gia, ví như con ngỗng trời,
khi ra khỏi ao, chúng bỏ lạu cái ao hồ không chút hối tiếc
Những vị A la hán không chất chứa tài sản biết rõ mục đích sự ăn uống,
tự tại đi trong cảnh giới “không, vô tướng, giải thoát”,
như chim bay giữa hư không, khó tìm thấy dấu vết
Những vị A la hán đã dứt sạch các lậu hoặc, không tham đắm uống ăn,
tự tại đi trong cảnh giới “không, vô tướng, giải thoát”
như chim bay giữa hư không, khó tìm thấy dấu vết
Những vị A la hán đã tịch tính được các căn như tên kỵ mã đã điều luyện được ngựa lành,
nên không còn phiền não ngã mạn, được hàng nhơn thiên kính mộ
Những vị A la hán đã bỏ hết sân hận, tâm như cõi đất bằng, chí thành kiên cố như nhân đà yết la,
như ao sâu không bùn, nên chẳng còn bị luân hồi xoay chuyển
Những vị A la hán ý nghiệp thường vắng lặng, ngữ nghiệp,
hành nghiệp thường vắng lặng, lại có chánh trí giải thoát nên được an ổn luôn
Những vị A la hán chẳng còn phải tin ai, đã thấu hiểu đạo vô vi,
dứt trừ vĩnh viễn nguyên nhâncùng quả báo ràng buộc,
lòng tham dục cũng xa lìa. Thật là bậc Vô thượng sĩ.
Dù ở xóm làng, dù ở núi rừng, dù ở đất bằng, dù ở gò trũng,
bất cứ ở chốn nào mà có vị A-la-hán thì ở đấy đầy cảnh tượng yên vui.
Lâm dã là cảnh rất vui đối với vị A-la-hán, nhưng người đời chẳng ưa thích;
trái lại, dục lạc là cảnh ưa thích đối với người đời, vị A-la-hán lại lánh xa.
Hình ảnh thêm về Lời vàng Phật dạy: Phẩm A La Hán