Lời dạy cực hay về hiếu
- Tác giả: Chùa Adida
- | Ngày đăng: 30/08/2014
- | Lượt xem: 101
Lòng hiếu kính ông bà tổ tiên trong văn hóa Việt Nam có từ ngàn xưa. Hãy xem đức Phật và Khổng Tử dạy con người thế nào về báo hiếu, và những lời dạy ấy ngày nay có giúp chúng ta nắm được chiếc chìa khóa mở vào cung điện HẠNH PHÚC – YÊU THƯƠNG không?
Trong đạo Phật
Trong đạo Phật chữ HIẾU bắt đầu từ hiếu với mẹ, với cha. Nhưng ý nghĩa của nó không dừng lại ở đó, mà có nhiều tầng nghĩa của chữ HIẾU.
"Tất cả nam nhân là cha ta, tất cả nữ nhân là mẹ ta. Từ nhiều đời ta đều thác sinh nơi đó. Vì lẽ ấy nên chúng sinh trong lục đạo đều là cha mẹ ta".
Kinh Phạm Võng
"Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật. Gặp thời không có Phật, phụng thờ cha mẹ chính là thờ Phật vậy".
Kinh Đại tập

"Ai đối với cha mẹ không có lòng tin, hãy khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào lòng tin; Đối với cha mẹ theo ác giới, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào thiện giới... Như vậy là làm đủ và trả ơn đủ cho mẹ và cha”.
Kinh Tăng Chi bộ I
“Hiếu thuận đối với cha mẹ, Sư trưởng, chư Tăng, đối với Tam bảo - sự hiếu thuận phù hợp chánh pháp chí thượng, sự hiếu thuận ấy gọi là giới, cũng gọi là năng lực chế ngự, đình chỉ mọi sự tội lỗi”. Cho nên đạo Phật còn gọi là Đạo Hiếu.
Kinh Phạm Võng
"HIẾU là căn bản của đức, giáo hóa từ chữ HIẾU mà ra".
Kinh Hiếu
"HIẾU là gốc của NHÂN, là hạt nhân của ĐỨC."
Khổng Tử
Chữ HIẾU trong gia đình
"Có hai cái khổ nhất của tuổi già là: Con cái hư và bệnh tật."
Nhà sư phạm Nga Sukhomlinsky
"Bầu không khí thương yêu trong ngôi nhà của bạn chính là nền tảng vững chắc cho cuộc đời của bạn".
Đức Đạt Lai Lạt Ma
Giáo dục chữ HIẾU là giáo dục chữ NHÂN.
Giáo dục chữ HIẾU là giáo dục ý thức trách nhiệm xuất phát từ lòng biết ơn và sự hiểu biết (trí tuệ)
Giáo dục chữ HIẾU là giáo dục chuẩn mực đạo đức lành mạnh - nền tảng của nhân cách.
Khổng Tử
Hà Dương (sưu tầm)
Hình ảnh thêm về Lời dạy cực hay về hiếu