Tregaskis phát hiện ra tờ tiền cổ trong khi đang kiểm tra bên trong bức tượng A La Hán bằng gỗ từ thế kỷ 14. Ẩn bên trong đầu của bức tượng, ông tìm thấy một mảnh giấy nhàu nát.
Sau khi kiểm tra kĩ hơn, ông phát hiện đây là tờ tiền giấy 700 năm tuổi từ thời đại nhà Minh, một trong những loại tiền giấy sớm nhất ở Trung Quốc.
"Đây là lần đầu tiên một tờ tiền giấy được phát hiện trong một tác phẩm điêu khắc Phật giáo bằng gỗ", Tregaskis nói. "Chúng tôi đã rất ngạc nhiên, và sau khi dịch chữ trên tờ tiền, chúng tôi rất phấn khích”.
"Đây là lần đầu tiên một tờ tiền giấy được phát hiện trong một tác phẩm điêu khắc Phật giáo bằng gỗ"
Tờ tiền được làm ra trong triều đại nhà Minh của Trung Quốc, kéo dài gần 300 năm, từ năm 1368-1644.
Thời gian Minh Thái Tổ (vua Hồng Vũ, Chu Nguyên Chương - người sáng lập và là vị hoàng đế đầu tiên của triều đại nhà Minh.) cai trị là một thời kỳ thịnh vượng nhờ có dân số tăng và giao thương quốc tế phát triển. Trong thời gian này, Trung Quốc đã thay thế tiền tệ truyền thống (vàng bạc) bằng tiền giấy.
Tờ tiền cổ đã được “xác nhận” bởi chính vị hoàng đế, với 3 dấu đỏ và một dòng chữ ghi: "Được ủy quyền bởi Bộ Tài chính, tờ tiền này có chức năng tương tự tiền xu. Những người sử dụng tiền giả sẽ bị chém đầu, người chỉ điểm sẽ được thưởng 250 đồng bạc cộng với tất cả tài sản của tội phạm. Năm thứ ba của thời kỳ Minh Thái Tổ”.
Tờ tiền có thể được bán với giá khoảng 2.000-4.000 USD
Tờ tiền giấy “1 guan" là mệnh giá cao nhất thời điểm đó, có giá hiện tại tương đương 98 USD. Tuy nhiên, cộng với giá trị lịch sử, khi đem bán đấu giá, tờ tiền có thể được mua lại với giá khoảng 2.000-4.000 USD
Bức tượng A La Hán và tờ tiền giấy sẽ được “đi du lịch” toàn thế giới để trưng bày tại Melbourne, Úc từ ngày 21-23.10, và sau đó là London, Hồng Kông trong tháng 11. Sau đó, hai báu vật sẽ được mang về nhà Sydney, Úc vào tháng 12, sẵn sàng để bán đấu giá.
Cả bức tượng và tờ tiền dự kiến sẽ được bán với giá từ 30.000-45.000 USD