Chùa Thiện Phương trong buổi chiều thiếu nắng; bề mặt tiền chùa toát hiện uy nghi của ngôi Tam bảo, xác định uy tín của vị trụ trì và tín tâm của Phật tử giúp hình thành một Thiền môn trầm lắng, thoáng rộng trên miền cao. Phòng ốc ngang dọc, kẻ lạ đến cũng chả biết đâu là nơi cư trú của Tăng chúng, đâu là nơi làm việc của Trụ trì.
Theo sự hướng dẫn của một vị công quả, đường vòng xuống tay mặt chính điện từ ngoài nhìn vào, đổ dốc, một cơ sở có tầm vóc nằm lọt thỏm tầng dưới đã bị Chính điện và Tăng xá án ngữ; cứ như ở một thế giới khác so với tầng trên phải tiếp giáp với hoạt náo của xã hội.
Một tu sĩ ngoài 50, mặt mày đầy đặn, thân hình tầm thước, cân đối, đang ngồi trên ghế bành chờ khách đến.
Với giọng trầm lắng giọng Huế, thầy Thanh Nhật tiếp tục trình bày vấn đề nghĩa trang, trong đó có sự kiện ông Bứa chết, người có công xin đất làm nghĩa trang, thầy Thiện Thành cũng đòi tiền. Mẹ chị Phượng chết, giá đất lên 12 triệu, chị xin thầy cho chôn rồi tiền trả sau, vì cha vừa chết, gia cảnh khó khăn, thầy không chấp nhận, họ kiện ra phường, ông chủ tịch phường gom góp tiền nộp đủ mới cho chôn. Thầy nhận đơn rất nhiều, những người có công đầu tiên, họ ỷ công nên cũng phải chấp nhận thôi. Tại sao những người có công đầu tiên lại ra đi hết? Chị Lan đóng góp khá nhiều. Ôn Thái Thuận cho mượn tiền mua đất làm nghĩa trang và sau đó ôn cho lại một ít. Vụ cái chuông cũng vậy, ôn Thái Thuận cho mượn, khi lấy lại cũng bị cãi cự gây khó khăn, cái chuông đó có từ thời lập chùa Phước Huệ, ôn cho mượn chứ đâu cho luôn, nếu thầy Thiện Thành khôn ngoan nói – dạ ôn cứ về đi, con sẽ cho phật tử chở về lại, chắc ôn không nỡ nhận.Thầy Thiện Thành hỗn láo với mấy ôn.
* * *
Sau đó, đến chùa Phước Huệ, vào gặp ôn Thái Thuận đội chiếc nón lá cùng hai thầy, lững thững đi ra.
Trước sân chùa đang điêu khắc trên một thân cây to. Sân chùa vẫn thoáng đạt như mọi ngày. Nhà bếp tất bật phục vụ quán cơm chay thường nhật. Sau 1975, chùa tái thiết khang trang. Cây kiểng, tôn tượng chiếm phần lớn mặt bằng. Lúc thầy Thiện Giải, em HT Thiện Siêu còn làm chánh Đại diện Phật giáo Bảo Lộc, tuy chùa mộc mạc đơn sơ, nhưng không gian trống trải trầm lắng mang dáng dấp chùa quê. Ngày nay, chùa tương thích với sự phát triển của Thành phố nổi tiếng sản xuất trà xanh.
Ôn chẫm rãi những bước chân thanh thản của bậc có một nội lực thanh tịnh. Thầy để chiếc nón là trên kệ, mời khách vào phòng, vẫn điềm đạm, chẫm rãi, tươi cười bắt chuyện:
Tóm lại, từ an ninh đến BTS không đồng ý cho thầy Thiện Thành có mặt ở Bảo Lộc, từng có văn bản nêu lý do: Thầy Thiện Thành không phải tu sĩ thuộc BTS PG Bảo Lộc quản lý.
Những sự kiện, những hình ảnh và những văn bản xoay quanh vụ chùa Linh Quang, lần lượt sẽ được trình bày để đọc giả rộng đường suy luận đánh giá. Những bài vừa qua chỉ trình bày khách quan của những thành phần chống và ủng hộ thầy Thành, chúng ta lần lược lắng nghe, chưa vội nhận xét như ông Hưởng vội đánh giá một cách hàm hồ, nông cạn khi mới được đọc 2 bài đầu tiên.
Bài kế tiếp trình bày cuộc gặp cô Lan, nhân vật đầu tiên cúng hai khu đất làm Niệm Phật đường trước khi nâng cấp lên chùa. Cô cũng là mạnh thường quân có công trong buổi khai sơn, được xem là “khai quốc công thần” vì sao cô ta không đến chùa Linh Quang tháng 7 năm nay, xin đón xem tiếp.
Sau loạt bài trình bày quan điểm hai bên, sẽ là hàng loạt văn bản của BTS PG Bảo Lộc, BTS PG Lâm Đồng, văn bản của Phật tử chống và ủng hộ, Tâm thư kiến nghị của Phật tử chùa Linh Quang, đơn kiến nghị của nhóm ông Hưởng, đơn thỉnh nguyện thầy Thiện Thành làm trụ trì của Phật tử chùa Linh Quang,…
Sở dĩ bài viết nhiều kỳ là để trình bày khách quan và rõ hầu người đọc nắm từng chi tiết, đi đến kết luận chính xác hơn.
(còn tiếp)
Hình ảnh thêm về Động Chúng Thiền Môn (Bài 6)