Tôi không gặp được bà Ca và những thành phần chống đối thầy Thiện Thành. Một cuộc gọi từ xa xưng tên Lan, người có công nhiều nhất đối với chùa, từng mua đất hiến cúng để lập ngôi Tam Bảo, cô ta đang ở Sài Gòn, có lẽ ông Hưởng báo; cô ta hẹn gặp tôi tại cư xá Bắc Hải.
Phía chống thầy cũng có bấy nhiêu ngưởi được gặp, phía ủng hộ cũng vài người có khả năng trinh bày. Buổi sáng cảm giác trơ trọi, thời gian trống trãi vô ích, bắt xe về đồi Phương Bối.
Đất Phương Bối của Thiền sư Nhất Hạnh tạo mãi cách đây trên 60 năm, thời gian binh biến, đất bỏ hoang, mãi sau 1975, nhà thơ Nguyễn Đức Sơn đưa gia đình về trú và bảo vệ rừng thông, ông ta trồng thêm thông con để phát triển rừng. Hai con của ông ta là Thạch và Thảo, sau 1975, thời buổi ngăn sông cấm chợ, đói quá, các cháu vào rừng kiếm nấm, ăn nhầm nấm độc nên đã qua đời, bây giờ những con trưởng thành có hai vị xuất gia là Đức Vân và Đức Lão, được chia phần trên khu Phương Bối; khu đất ngoài thông ra, không thể phát triển gì hơn.
Chiếc xe ôm hai bánh đưa đến bìa rừng, gặp Đức Lão ngồi trên chòi kiểu nhà tiền chế, cũng độ 4m2, cách mặt đất 0.8cm. Đức Yên và Đức Lão có nét giống Nguyễn Đức Sơn, mũi cao giống chị Phượng (mẹ lai Pháp). Đức Lão đôn đả, mời nước, giải bày mọi việc không theo thứ tự, cứ như sợ không đủ thời giờ cho một dự án lê thê. Đức Lão muốn hiến cúng phần đất để làm tượng đài 2 Thiền sư VN danh tiếng: -Thiền sư T.Thanh Từ và Thiền sư Thích Nhất Hạnh, nhưng còn gặp nhiều chướng ngại. Sau nửa giờ, xin phép cáo từ vô sau đồi Phương Bối, thăm thầy Đức Vân. Nơi đây được mệnh danh là đồi sim, chung quanh am thất toàn là sim tím. Chính điện thờ Phật tầng trên, bên dưới là phòng trống để tu thiền. Gõ cửa, cửa khóa chặt; tiếng gió núi luồn qua rừng sim thổi làm tươi mát cỏ cây. Biết chủ đi vắng, quầy ra đường mòn thoát khỏi rừng sim, chợt phát hiện cách hơn trăm thước, căn nhà loáng thoáng xuyên qua cây lá, có bóng người, đến nơi, một phụ nữ đang chuyện trò với một thanh niên.
Chiếc xe Charly chạy vào đường hẹp như con ngựa từng quen về chuồng, người đàn ông tầm thấp, đội mũ bảo hiểm, áo vạt khách, đạp thắng đột ngột. Đẩy tấm kính che mặt, còn ngỡ ngàng trước vị khách chưa từng gặp mặt. Sau khi xưng danh tính, thầy ồ một tiếng lớn, vội ôm chầm tôi và nói – nghe tên lâu lắm nay mới được gặp mặt. Thầy nhắc món tiền năm xưa ai đó gửi tặng, thầy đưa nhầm người khác trùng tên, tôi chả nhớ chuyện ấy làm gì, nhưng gương mặt Đức Vân có vẻ rắn rỏi và nghiêm túc, chững chạc, đằm thắm hơn Đức Lão. Một thời báo chí gọi thầy là Obama Việt Nam, vì thầy có nét và phong cách giống cựu thổng thồng Mỹ, nếu tầm thước cao như Obama, người ta sẽ nhầm 2 người là anh em sinh đôi. Thầy mời ở lại dùng cơm, Một cuộc gọi số lạ:
Từ hướng đồi Phương Bối về lại thành phố Bảo Lộc, độ 5km, quán nằm chênh vênh trên vực sâu, thưa khách. Vừa xuống xe, một cậu thanh niên từ trong bước ra đón; hai người đàn ông trạc trên dưới 40 vẫn ngồi tại chỗ. Có lẽ họ không hình dung được người mà họ cần gặp lại là ông già lè phè với bộ đồ ngủ màu “hồng dòn” bạc thếch, mỏng manh giữa xứ lạnh vùng cao; trông giống người nhặt ve chai hơn là..Chả hiểu họ nghĩ gì, ba cặp mắt soi tận trong tôi cứ như đang tìm cái gì đó đủ tin rằng mình không tiếp nhầm người cần gặp. Không ai bảo ai, chả ai tự giới thiệu, đi thẳng vào vấn đề. Người mặc áo chemise trắng, đeo kính cận nhẹ, giọng Bắc, chủ động trình bày mọi việc, người còn lại thỉnh thoảng chêm vào phụ họa. Cậu thanh niên kia ngồi im lặng. Người giọng Bắc lên tiếng:
Với cách nói và trang phục bình thường, nhưng không dấu được phong cách của người làm an ninh. Tôi chợt hiểu, ông Hưởng đã báo cho an ninh và chuyển số điện thoại của tôi cho họ.
Phía an ninh cũng cùng quan điểm với BTS PG TP, không công nhận thầy Thiện Thành, nhưng an ninh chỉ dựa về pháp lý để phủ nhận sự hiện diện của thầy giữa lòng quần chúng , muốn tẩn xuất đương sự ra khỏi Bảo Lộc để BTS đưa thầy khác về với mãnh giấy “quyết định bổ nhiệm trụ trì”.
(còn tiếp)
Hình ảnh thêm về Động Chúng Thiền Môn ( Bài 4)