Văn tế thập loại chúng sinh, hiện chưa rõ thời điểm sáng tác. Trong văn bản do Đàm Quang Thiện hiệu chú có dẫn lại ý của ông Trần Thanh Mại trên "Đông Dương tuần báo" năm 1939, thì Nguyễn Du viết bài văn tế này sau một mùa dịch khủng khiếp làm hằng triệu người chết, khắp non sông đất nước âm khí nặng nề, và ở khắp các chùa, người ta đều lập đàn giải thoát để cầu siêu cho hàng triệu linh hồn. Tuy nhiên, GS. Hoàng Xuân Hãn lại cho rằng có lẽ Nguyễn Du viết tác phẩm này trước cả Truyện Kiều, tức khi ông còn làm cai bạ ở Quảng Bình (1802-1812).
Sách Từ điển văn học (bộ mới)[1] cho biết người đầu tiên phát hiện bài văn tại chùa Diệc ở thành phố Vinh là GS. Lê Thước. Nhưng cổ nhất là bản khắc ván năm 1895 của nhà sư Chính Đại (nên được gọi là bản Chính Đại), được tàng trữ ở chùa Hưng Phúc, xã Xuân Lôi, huyện Võ Giàng, tỉnh Bắc Ninh. Từ hai bản này, Hoàng Xuân Hãn khảo chứng, hiệu đính kỹ lưỡng và đã đưa ra một văn bản khác có độ tin cậy cao hơn...
Văn tế thập loại chúng sinh là một bài văn khấn tế, đề cập đến xã hội hồn ma một cách thảm thương nhất. Đó là hình ảnh lộn trái của xã hội trần thế, song khác biệt cơ bản ở chỗ không có đối lập giàu nghèo, sang hèn. Chúng sinh ai cũng như ai cùng chịu cảnh đọa đày, oan khuất và cô đơn nên nhà thơ xót thương tất cả...[2]
Tác phẩm được làm theo thể song thất lục bát, gồm 184 câu thơ chữ Nôm. Theo Đặng Thị Hảo, có thể chia bài văn thành bốn phần [3]
Chú Thích:
1. Nhà xuất bản Thế giới, 2004, tr. 1972.T
2. Từ điển văn học (bộ mới), tr. 1972-1973.
3. Từ điển Văn học (bộ mới), tr. 1972-1973. GS. Phạm Thế Ngũ chia bài văn làm 3 phần gồm phần 1 (20 câu đầu), phần 2 (137 câu) phần 3 (27 câu cuối).
Văn tế thập loại chúng sinhNguyễn du 1. Tiết tháng Bảy mưa dầm sùi sụt, 5. Đường bạch dương bóng chiều man mác, 10. Có khôn thiêng phảng phất u minh, 15. Còn chi ai quí ai hèn, 20. Giải oan, cứu khổ, hồn về tây phương. 25. Bỗng phút đâu mưa sa ngói lở 30. Quỷ không đầu than khóc đêm mưa 35. Một phen thay đổi sơn hà, 40. Mà khi nhắm mắt không người nhặt xương. 45. Kìa những kẻ mũ cao áo rộng, 50. Trăm loài ma mồ nấm chung quanh, 55. Cô hồn thất thểu dọc ngang, 60. Dãi thây trăm họ nên công một người. 65. Trời thăm thẳm mưa gào gió thét, 70. Mình làm mình nhịn ngủ kém ăn, 75. Sống thời tiền chảy bạc ròng, 80. Nén hương giọt nước, biết tìm vào đâu? 85. Dọc hàng quán phải tuần mưa nắng, 90. Bãi tha ma kẻ dọc người ngang, 95. Gặp cơn giông tố giữa dòng, 100. Hồn đường phách sá lạc loài nơi nao? 105. Buổi chiến trận mạng người như rác, 110. Liều tuổi xanh buôn nguyệt bán hoa, 115. Đau đớn thay phận đàn bà, 120. Sống nhờ hàng xứ, chết vùi đường quan! 125. Kìa những đứa tiểu nhi tấm bé, 130. Cũng có người sẩy cối sa cây, 135. Có người hay đẻ không nuôi, 140. Hồn xiêu phách tán biết đâu bây giờ? 145. Hoặc là nương thần từ, Phật tự 150. Gan héo khô dạ rét căm căm, 155. Lôi thôi bồng trẻ dắt già, 160. Não phiền rũ sạch, oán thù rửa không. 165. Nhờ phép Phật uy linh dũng mãnh, 170. Có chữ rằng: "Vạn cảnh giai không" 175. Gọi là manh áo thoi vàng, 180. Trên nhờ Tôn Giả chia đều chúng sình. Bài này còn gọi là "Văn chiêu hồn" hay "Văn tế chiêu hồn". |