Cơ cấu tổ chức của phật giáo VN hiện nay trong pháp nhân Giáo hội Phật giáo VN: cao nhất là Hội đồng chứng minh do pháp chủ đứng đầu, với thành viên bao gồm bậc tôn túc có công hạnh, uy tín lớn trong cả nước. Cơ quan chấp hành mang tính hành chính mang tên Hội đồng trị sự TW có Văn phòng đặt tại Chùa Quán Sứ và Thiền viện Quảng Đức nơi được gọi là Văn phòng II. Hội đồng trị sự do Chủ Tịch đứng đầu với sự phụ tá của nhiều Phó Chủ Tịch, cơ cấu nhiều Ủy viên. Hội đồng có các ban chuyên môn: hoằng pháp, tăng sự, truyền thông....
Địa phương tổ chức Ban trị sự đến cấp huyện. Nhà chùa có trú trì. Trong cơ chế tổ chức này, dành cho bậc xuất gia, không có cơ cấu hộ tự như cấu thành chính thức của giáo hội.
Ban hộ tự giúp bậc trú trì quản lý cơ sở phật giáo nhằm thăng tiến sinh hoạt tâm linh của đạo tràng, bảo vệ trùng tu xây dựng hạ tầng, quản trị tài chính .. Ban hộ tự, đúng theo tên gọi, là chỗ dựa để nhà chùa duy trì, tồn tại, phát triển; gánh vác nhiều công việc mang tính chất đời sống xã hội, những việc không tiện với bậc xuất gia, như giao tế, vận động quyên góp, trật tự trị an khu vực chùa.... Ban hộ tự năng nổ hiệu quả tạo duyên cho bậc trú trì, quý tăng ni toàn tâm tu học, hoằng pháp độ chúng sinh.
Ban hộ tự có cơ chế bầu chọn, qui tắc hoạt động, do nhân sự từ hàng cư sĩ phật tử nhiệt tâm nhất, có điều kiện và khat năng khiến sự cộng tác của hết thảy thành viên tạo nên khả năng làm việc hữu hiệu bên cạnh tiếng nói có trọng lượng trong cộng đồng. Nơi đâu thiếu vắng ban hộ tự hay hộ tự yếu kém, bậc trú trì và chư tăng ni vất vả, sinh hoạt tâm linh khó khăn, cơ sở vật chất nhà chùa khó chu toàn.
Vai trò của ban hộ tự quan trọng vậy cho nên cộng đồng vì nể, chư tăng ni đánh giá cao, và bậc trú trì coi xây dựng ban hộ tự là công tác quan trọng trong mọi công tác của nhà chùa. Danh sách ban hộ tự các thời kỳ được trang trọng ở các ngôi chùa, là một phần trong lịch sử ngôi chùa.
Công việc nhiều, khó khăn, bao gồm nhiều việc không tên, thành viên ban hộ tự không có quyền lợi vật chất hay danh phận gì trong giáo hội nhưng không thể thiếu trong sự nghiệp hoằng pháp lợi sinh, xây dựng giáo hội, xây dựng các đạo tràng, duy trì tam bảo thanh tịnh ở mọi nơi. Ban hộ tự là cánh tay đắc lực của chư tăng chư ni, họ là những phật tử thuần thành nhất, niềm tự hào của tăng ni.
Nhân khi cả nước sống trong không khí đại hội phật giáo các địa phương cấp huyện, có lẽ cần nhấn mạnh vai trò các ban hộ tự, ghi nhận công lao, khích lệ và hoàn thiện hơn hoạt động của các ban hộ tự, xây dựng quan hệ tốt hơn hiệu quả hơn giữa trú trì, chư tăng ni, giáo hội và các ban hộ tự vì lợi ích chung. Nâng cao nhận thức về công tác hộ tự trong hoàn cảnh giáo hội hiện nay có lẽ càng cần thiết khi đại dịch đã tạo nên vô vàng khó khăn chung cho xã hội, giáo hội?
Lịch sử tồn tại công tác hộ tự, các ban hộ tự dài lâu, ở đâu có chùa ở đấy có hay cần có ban hộ tự, xưa nay vậy. Vinh danh ban hộ tự, chính vinh danh hàng phật tử thuần thành.
Trong thực tế, thông qua công tác hộ tự, hàng phật tử ấy thực hiện nhiều công việc cho giáo hội phật giáo VN.
Vai trò vị trí Ban hộ tự quan yếu vậy, song sự ghi nhận trong thực tế chưa tương xứng, trong xã hội cũng như giáo hội. Chưa có duyên tham khảo tư liệu hay nghe tham luận về đề tài này ở tầm giáo hội hay địa phương, hoặc từ công tác nghiên cứu tôn giáo, có phải đấy là một khiếm khiếm khuyết, thiếu sót? Đành rằng cư sĩ phật tử tham gia hộ tự là vinh dự, bổn phận và công quả, xưa nay vậy, nhưng cứ mãi lãng quên sao đặng?
Nguyễn Thành Công
Hình ảnh thêm về VAI TRÒ CỦA BAN HỘ TỰ Ở CHÙA