Sau đó, họ thả hàng ngàn con cá và những động vật thân mềm khác vào dòng chảy của hạ lưu sông Dương Tử hùng mạnh. Một số người muốn chắc chắn rằng tất cả đều được tự do nên đã trèo qua lan can và nhẹ nhàng thả những con ốc còn sót lại xuống nước. Một Phật tử tham gia vào nghi lễ nói rằng : “Chúng tôi đang giải thoát cho những con vật bị nhốt, chúng tôi làm vậy vì chúng đều là những sinh mạng như chúng ta”. Phóng sanh là một truyền thống cổ xưa của các Phật tử Trung Quốc, họ tin rằng cứu mạng một sinh vật chính là hành động của lòng từ bi. Phật giáo luôn mong muốn giải thoát tất cả chúng sanh khỏi đau khổ và nhấn mạnh lòng nhân từ, tất cả chúng sanh đều có quyền được sống, được đối xử tốt”, Phật tử Xu Gaosheng nói.
Tuy nhiên, các nhà môi trường khuyến cáo rằng phóng sanh có thể gây hại cho môi trường vì nghi ngại sự xâm nhập của một số sinh vật khác. Đồng thời, đây cũng là cơ hội cho những người ăn xin hoặc những người kinh doanh nhắm vào lòng từ bi của các Phật tử khi bán những con rùa với giá rất đắt. Và cuối cùng là cách 20m về phía hạ lưu, hơn 20 người ngư dân đang giăng lưới chờ đợi đàn cá vừa được giải thoát. Một người tên Li lặn xuống nước để vớt cá ngay sau khi các Phật tử thả chúng xuống. Cứ mỗi lần lặn xuống ông ta bắt được hai đến ba con cá, sau đó đổ chúng vào một bụi cây nhỏ bên bờ sông. Chẳng mấy chốc, ông ta đã bắt được hơn 20 con cá.
Phật tử thả cá xuống sông, và ngay lập tức chúng lại mắc vào lưới đang chờ sẵn.
Một người đã hỏi ông Li rằng liệu có công bằng không khi ông bắt những con cá vừa được trả tự do này. Ông ta bực bội cho rằng đây là câu hỏi ngu ngốc nhất : “ Thế nào là công bằng, thế nào là không. Có người thả cá thì sẽ có người đánh bắt chúng, chẳng có gì là công bằng trong xã hội này. Kẻ mạnh sẽ thắng kẻ yếu”. Wang Jisi, một Phật tử tham gia phóng sanh đã đuổi người ngư dân này đi và trách mắng ông ấy. Cô nói ông ta có thể đánh bắt chúng ngày hôm nay, nhưng nghiệp của ông cũng đang đến. “ Nếu ông ta bắt chúng và thấy hạnh phúc, tôi mừng cho ông ta. Nhưng nếu có điều gì xấu xảy đến với gia đình ông thì chính là do ông ta đã tạo nghiệp ngày hôm nay”, cô nói. Nhìn những ngư dân tranh nhau bắt cá, cô cảm nhận được lòng tham đã lan rộng khắp xã hội nơi đây và trên toàn thế giới. “ Tôi không nghĩ rằng tôi ghét họ, tôi cảm thấy thương hại vì sự vô minh của họ”, cô nói thêm. Thế nhưng người ngư dân tỏ ra không quan tâm đến những lời nói ấy và tiếp tục trở lại công việc của mình.
Hình ảnh thêm về Trung Quốc: Tranh cãi gay gắt về phóng sanh