Nước là một vật chất cấu thành môi trường sống của muôn loài, không thể thiếu. Về mô tả hoá học: nước là hợp chất lỏng trong suốt không màu không mùi không vị, có cấu tạo phân tử gồm 2 nguyên tử hiđrô và 1 nguyên tử oxy, có nhiệt độ sôi, nhiệt độ hoá thể rắn xác định....
Tính chất, bản chất, hình thức tồn tại... của nước khiến không phải ngẫu nhiên vật chất này được liên hệ “ mượn” để diễn đạt các nội dung, khái niệm phật phát một cách hợp lý và hiệu quả.
Lối hoằng pháp trước 1975 ở Miền Năm VN khá gãy gọn lại hàm xúc, giản dị nhưng không kém sâu sắc, trong đấy, như đã đề cập, có việc mượn hình tượng nước để nói pháp.
Do các tư liệu đã hữu duyên đọc, đã lâu, không thể viện dẫn cụ thể, song nội dung lại nhớ rõ, có lẽ do hình tượng nước được sử dụng gần gũi? Phương pháp ấy khá khoa học, bắt cầu từ khái niệm đã rõ sang khái niệm mới, ở đây là khái niệm phật học.
... Tu là từ tâm. Tâm chúng sinh ví như mặt nước, lúc lặng, lúc lao xao lộn xộn. Khi hỉ nộ ái ố, tham sân si, tâm – mặt nước_ loạn động, vẩn đục. Khi có tứ vô lượng tâm, thiền định đó từ học hành trì, tâm_ mặt nước phẵng lặng, trong sáng như gương sỏi. Thành tựu từ học hành trì giác ngộ đến đâu tương ứng mức độ sáng trọng lặng lệch của mặt nước. Lối giảng này hoàn toàn phù hợp căn cơ số đông.
... Cơ chế vật lý và hoá học của nước, sự chuyển hoá trạng thái như trong hình thành hơi nước, băng, hoặc tạo mây mưa lại tiếp tục tuần hoàn cũng được dẫn dụ thuyết về vô thường, duyên sinh duyên hợp rất hay.
Trong kho tàng phật học nước cũng được vận dụng nhiều, ví nhiêù, ví như câu chuyện Hoá thành & Bảo sở: đoàn người khổ nhọc đi tìm mục đích rốt ráo, đói khát dưới nắng, kiệt sức và mất niềm tin. Hoá thành được phương tiện tạo ra có đủ đầy thức ăn, nước, cây trái mát mẻ. Đoàn người nghĩ ngơi, có người dừng lại, ở lại chốn phương tiện, có người tiếp tục hành trình đến Bải sở, mục đích rốt ráo. Câu chuyện hàm ngôn này, trong cơn khát cháy, nước ở Hoá thành là một trong những phương tiện.
Tính chất của nước khiến có thể qua đó nói đến mọi thứ, nói đến thế giới, và liên hệ giáo lý.
Cõi phàm, xã hội, trong từng sát na do nhân duyên nghiệp lực cũng ở các trạng thái như nước. Biển lớn, khi hình thành bão tố, nước tạo sóng khủng tàn phá nhấn chìm mọi thứ, khi tan bão, mặt nước biển lại phẵng lặng hiền hoà. Ví như đại dịch Covid 19 đang hoành hành toàn cầu cũng hoàn toàn có thể mượn nước để hình dung: đấy là một cơn bão do hội họp nhiều nhân duyên, và khi hết duyên, lại tan. Không có cơn bão nào là vô tận, mọi thứ đều có giới hạn nào đó như dân gian thường có câu “ hết mưa trời lại sáng”...
Đấy vật chất. Tâm con người khi sân hận bụng nổ cũng như bão tố, khi lắng lọc tĩnh lặng thiền định lại sáng trong ...
Nước và pháp, khôn cùng...
Học Phật cũng có nhiều thú vị?
Nguyễn Thành Công
Bình Luận Bài Viết