Tại hội nghị đã đồng thời tổ chức Hội nghị Tổng quát về Đại hội Hội Liên hữu Thanh niên Phật giáo Thế giới lần thứ 20 (the 20th General Conference of Buddhist Youth, WFBY) và Hội nghị Hội đồng Đại học Phật giáo Thế giới lần thứ 11 tại Thái Lan (the 11th Meeting of Thailand’s World Buddhist University, WBU).
Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới (The World Fellowship of Buddhists, WFB) được thành lập và hội nghị lần đầu tiên tổ chức vào ngày 25/5/1950 vào dịp Phật Đản tại chùa Xá lợi Răng Phật (Sri Dalada Maligawa Pagoda), thành phố Kandy Sri Lanka. Gồm 129 đại biểu đại diện cho 29 quốc gia, trong đó có Hòa thượng Thích Tố Liên - trưởng đoàn Phật giáo Việt Nam.
Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới (WFB) với 5 chủ trương như sau:
1. Khuyến khích hội viên học và tu theo lời Phật dạy;
2. Siết chặt tình hữu nghị, đoàn kết và thống nhất giữa các quốc gia Phật giáo;
3. Đẩy mạnh công tác truyền bá giáo lý mầu nhiệm của đức Phật;
4. Tổ chức và đưa các hoạt động phật sự vào các lĩnh vực như xã hội, giáo dục, văn hóa;
5. Mang lại hòa bình, an lạc và hạnh phúc đến hành tinh này và sẵn sàng liên kết với những tổ chức khác có cùng đường hướng.
Để đạt được mục đích trên, WFB đã cho thành lập nhiều chi nhánh trên khắp thế giới và một Hội đồng trị sự gồm các tiểu ban như: Ban Giáo dục, In ấn và Nghệ thuật, Ban Hoằng pháp, Ban Từ thiện, Ban Đoàn kết, Ban Tài chánh… Trong 30 năm hoạt động, với sự bảo trợ và ủng hộ nhiệt thành của chính phủ Myanmar, Thái Lan, Nepal, Ấn Độ, Nhật Bản, Lào, Campuchia… từ 27 chi nhánh ban đầu đã phát triển đến 135 chi nhánh của 40 quốc gia trên khắp các châu lục.
Năm 1952, Hòa thượng Thích Tố Liên được bầu làm phó Chủ tịch Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới (WFB).
Năm 1970, Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới (WFB) được UNESCO thừa nhận là tổ chức phi chính phủ. Từ đó Hội là thành viên thường trực trong ban cố vấn cho UNESCO trong vấn đề giáo dục, văn hóa, xã hội theo quan điểm của Phật giáo.
Trụ sở Trung ương được đặt tại Tích Lan từ năm 1950 đến 1958, sau đó được dời qua Myanmar. Sau 6 năm (1958-1963) trụ sở đặt tại Myanmar, trụ sở chuyển qua thủ đô Bangkok, Thái Lan cho đến ngày hôm nay.
Chủ trương của Hiệp hội là hai năm tổ chức Đại hội một lần. Đại hội lần thứ nhất tổ chức tại Colombo, Tích Lan (1950); lần thứ 2 tại Tokyo, Nhật Bản (1952); lần thứ 3 tại Yangon, Myanmar; lần thứ 4 tại Kathmandu, Nepan (1956); lần thứ 4 tại Bangkok, Thái Lan (1958); lần thứ 6 tại Phnom Penh, Campuchia (1961); lần thứ 7 tại Sarnath, Ấn Độ (1993); lần thứ 8 tại Chiangmai, Thái Lan (1966); lần thứ 9 tại Kuala Lumpur, Mã Lai (1969); lần thứ 10 tại Colombo, Tích Lan (1972); lần thứ 11 tại Bangkok, Thái Lan (1976); lần thứ 12 tại Tokyo, Nhật Bản (1978); lần thứ 13 tại Bangkok, Thái Lan (1980); lần thứ 14 tại Colombo, Tích Lan (1984); lần thứ 15 tại Kathmandu, Nepan (1986); lần thứ 16 tại Los Angeles, Hoa Kỳ (1988); lần thứ 17 tại Seoul, Triều Tiên (1990); lần thứ 18 tại Taipei Kaoshiung, Đài loan (1992); lần thứ 19 tại Bangkok, Thái Lan (1994).
Đại hội lần thứ 20 lúc ấy dự tính nhóm họp tại Tích Lan vào 1996, sau đó được dời qua Nam Triều Tiên, nhưng do biến cố chính trị của hai quốc gia này, nên đến năm 1998 Đại hội mới được triệu tập tại Wollongong, New South Wales, Úc (1998); lần thứ 21 tại thủ đô Bangkok, Thái Lan; lần thứ 22 tại Kuala Lumpur, Malaysia; lần thứ 23 tại Cao Hùng, Đài Loan; lần thứ 24 tại Tokyo, Nhật Bản; lần thứ 25 tại Colombo, Sri Lanka; lần thứ 26 tại Yeosu, Hàn Quốc; lần thứ 27 tại Baoji-Shanx, Trung Quốc; lần thứ 28 tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc và Đại hội lần này tổ chức tại Yokohama, thủ phủ tỉnh Kanagawa, Nhật Bản.
Vị khai sáng và làm chủ tịch đầu tiên của hội này là Tiến sĩ G. P. Malalasekera, người Tích Lan (1950-1958); Các vị kế nhiệm là Cư sĩ U Chan Htoon, người Miến Điện (1958-1963); Công chúa P. P. Diskul, người Thái Lan (1963-1983); Giáo sư Sanya Dharmasakti, người Thái (1983-1998) và Cư sĩ Phan Wannamithee (1998-hiện tại).