Nhóm Hồi giáo lớn thứ hai của Indonesia, Muhammadiyah, đã kêu gọi sự khoan dung tôn giáo và chủng tộc lớn hơn tại Bắc Sumatra sau những vụ đốt phá vào hôm thứ Bảy (29,30-7-2016) một số nơi thờ tự Phật giáo bởi đám đông giận dữ tại thành phố Tanjung Balai.
"Tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo tôn giáo và dân tộc địa phương hãy làm cho mọi người hiểu rằng sức mạnh thật sự của người dân Sumatra là sự khoan dung và tôn trọng sự đa dạng", chủ tịch hiệp hội Dahnil Anzar Simanjuntak nói hôm thứ Bảy.
An ninh đã được thắt chặt tại các tu viện và chùa chiền trong thành phố để ngăn chặn sự cố xảy ra thêm nữa, với việc chính quyền đồng ý tổ chức các cuộc họp ngay với các nhà lãnh đạo địa phương và các tôn giáo để khôi phục lại sự hài hòa chung.
"Tôi đã chỉ thị cho các thành viên của hiệp hội thanh niên của chúng tôi nói chuyện với các nhóm địa phương để ngăn chặn xung đột tôn giáo và chủng tộc", Dahnil nói với Jakarta Globe.
Theo Dahnil, Bắc Sumatra luôn luôn được biết đến với sự khoan dung tôn giáo và chủng tộc và tôn trọng cao đối với sự đa dạng.
"Không có chỗ cho sự kiêu ngạo dân tộc ở Indonesia, bao gồm cả ở Bắc Sumatra", Dahnil nói.
Indonesia bắt 7 kẻ tình nghi tham gia đốt phá chùa Phật giáo Cảnh sát Indonesia cho biết, những tên này có thể đã tham gia phá hoại ít nhất 3 ngôi chùa và gây hư hại nhiều tài sản ở thị trấn Tanjung Balai » Xem thêm |
Indonesia:
Người Hồi giáo bị kích động đã phá chùa phi pháp
12 nơi thờ tự Phật giáo đã bị thiêu rụi hoặc bị hư hỏng bởi một đám đông vì bị kích động tại Tanjung Balai, Bắc Sumatra trong những giờ đầu của ngày thứ Bảy (30-7), một quan chức địa phương cho biết.
Không có thương vong trong vụ việc, nhưng có 8 chiếc xe bị hỏng, dẫn đến thiệt hại hàng tỷ rupiah.
Ngôi chùa bị nhóm người làm hư hại trong vụ tấn công
Đám đông đã nổi cơn thịnh nộ sau khi một phụ nữ gốc Trung Quốc phàn nàn về âm thanh nhắc nhở cầu nguyện và tiếng đọc kinh Koran qua loa phóng thanh được lắp đặt tại một thánh đường ở phía trước của nhà cô, phó huyện trưởng Nam Tanjung Balai, Pahala Zulfikar cho biết.
Ông cho biết tình hình tiếp tục trầm trọng hơn do sự khiêu khích chống lại người phụ nữ trên phương tiện truyền thông xã hội.
"Có những khiêu khích tuyên bố rằng người phụ nữ trên đã ném đồ vào nhà thờ Hồi giáo, đuổi người đọc kinh và ngăn cản việc cầu nguyện", Zulfikar cho biết, theo trích dẫn của CNN Indonesia. "Không có điều gì trong số đó là sự thật nhưng những thông tin trên đã được lan truyền rộng rãi".
Yên ắng đã quay trở lại khu vực này và người dân đã có thể trở về nhà của họ trong thời gian tới, Zulfikar nói.
Cảnh sát và binh lính thuộc Quân đội Indonesia (TNI) đã tăng cường an ninh tại tất cả các tu viện và đền thờ để ngăn chặn các cuộc tấn công tương tự.
Các tự viện bị ảnh hưởng là tu viện Ratna, chùa Dwi Samudra, chùa Tio Hai Bao, tu viện Dewi Ratna, tu viện Avolikita, chùa Him She Kiciliong Tong, chùa Tian Shin Shiong Tie, cơ sở y tế Trung Quốc Apek Maco, các văn phòng của Putra Esa Foundation, cơ sở của một tổ chức xã hội và 2 ngôi chùa khác.