Thích Minh Tâm giảng: “Duyên sanh thì như huyễn, tức là không thực. Cái biết ấy là cái biết giả dối không thực và chúng ta cứ chấp rằng cái biết ấy là cái biết thực! Cho nên chúng ta sanh tử luân hồi trong ba cõi sáu đường là cái chỗ nầy.”
Cái biết của duyên sanh bởi từ tập tục của 18 căn trần thức của nhục thân mà ra. Đây là cái biết máy móc như cái biết của robot.
Những điều duyên sanh mà nhân sinh biết chỉ có thật và đúng với cái thấy biết của nhân sinh chứ không hẳn là cái thấy biết của tất cả chúng sinh.
Nhưng vì cái thức chấp thật cái ảo nên mới muốn tái sinh?
“Nhất Thiết Trí, là cái Trí không lệ thuộc nơi căn trần. Nó là cái Biết rốt ráo, cái Biết đó không bị ảnh hưởng bởi căn trần. Ngài Lục Tổ Huệ Năng đang đi bán củi nuôi mẹ, gánh củi xuống chợ thì nghe người ta tụng câu: Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm. Ngài Lục Tổ Huệ Năng hoát nhiên ngộ ra, Ngài về xin với Mẹ để đi tu, lên gặp Ngũ Tổ.”
Cái biết của Huệ Năng là cái biết của Nhất Thiết Trí. Huệ Năng có thể “vô” học thấp kém kiến thức duyên sanh nhưng dày thâm trí tuệ từ tiền kiếp?
Đây là cái biết rốt ráo.
Trong Kinh Kim Cang ở đoạn: Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm thì thật ra Đức Thế Tôn đối thoại với Ngài Tu Bồ Đề.
Đức Thế Tôn nói với Ngài Tu Bồ Đề như thế nầy: Không trú nơi sắc mà sanh Tâm, không trú nơi hương mà sanh Tâm, không trú nơi vị mà sanh Tâm thì gọi là ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ Tâm.
Thích Minh Tâm giảng, “Tức là không vướng mắc vào sắc thinh hương vị xúc là Tâm, tức là không vướng mắc vào sáu căn và không vướng mắc vào cái thức vì cái thức, nó đã được huân sanh từ nhỏ tới lớn.
Cái biết của tâm là cái biết không bị lệ thuộc vào duyên sanh.
Không cần có tai, mắt, mũi, họng, ... mà thấy biết.
Thích Minh Tâm giảng, "Thế thì cái Nhất Thiết Trí, tức là Chân lý rốt ráo, Tánh Biết tự nhiên của con người, mới sinh ra nó đã biết rồi nhưng mà nó bị nhồi sọ, cảnh nó nhồi sọ qua huân tập, cái đó chúng ta gọi là nghiệp, lập đi lập lại nhiều lần vào tận tâm thức.”
Như vậy, tánh “thấy biết” là giác (thấy bằng huệ) ngộ (biết bằng trí)?
Thích Minh Tâm giảng, “Thực sự ra nghiệp là duyên sanh. Nó vì có cái cảnh, vì có sự huân tập, tức là có cái nầy sinh ra cái kia. Đức Thế Tôn đã nói rất rõ vì cái nầy mà sanh ra cái kia thì cái ấy là duyên sanh.”
Một hôm, Xá-lợi-phất gặp một vị tỳ-kheo trên đường đi khất thực. Vị này tên là A-thuyết-thị (Aśvajit), là một trong những đệ tử của Đức Phật. Nhìn thấy phong cách siêu việt thoát trần của vị tỳ-kheo, ngài biết ngay đây là một người đang tu tập theo đúng con đường giải thoát. Ngài liền hỏi A-thuyết-thị xem vị này đang theo học với ai. Vị tỳ-kheo chậm rãi trả lời bằng bốn câu kệ như sau:
Nhược pháp nhân duyên sinh,
Pháp diệc nhân duyên diệt.
Thị sinh diệt nhân duyên,
Phật Đại Sa-môn thuyết.
Tạm dịch:
Các pháp nhân duyên sinh,
Cũng theo nhân duyên diệt.
Nhân duyên sinh diệt này,
Do Đức Phật thuyết dạy.
Vừa nghe xong bài kệ, ngài Xá-lợi-phất biết ngay rằng mình đã gặp được bậc minh sư từ lâu mong đợi. Vì chỉ qua bốn câu kệ ngắn ngủi, ngài đã thấy được sự sụp đổ hoàn toàn của toàn bộ nền tảng giáo lý ngoại đạo. Không những thế, những niềm tin sâu xa về một đấng Phạm thiên hay Thượng đế toàn năng sáng tạo vũ trụ cũng hoàn toàn sụp đổ, bất chấp sự ngự trị của nó trong môi trường triết học và tín ngưỡng Ấn Độ từ bao nhiêu thế kỷ qua. Tất cả đều không thật có, chỉ có sự kết hợp và tan rã của các nhân duyên đã tạo nên sự thành hoại của mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ!
Sau lần gặp gỡ đó, ngài Xá-lợi-phất đã cùng ngài Mục-kiền-liên tìm đến với đức Phật, và họ trở thành 2 trong số 10 vị Đại đệ tử kiệt xuất của đức Phật.
Vậy thì nghiệp không có thật hay nghiệp vô thường như điện như ảo?
Đức Thế Tôn đã không có nói rất rõ nếu cái nầy mà khôngsanh ra thì cái kia không có thì cái ấy là vô duyên sanh.
Nhưng Đức Thế Tôn đã dạy rất rõ: Vạn pháp do duyên sanh, vạn pháp do duyên diệt.
Đây là lý như thị, tri kiến.
Không duyên sanh thì vô vạn pháp.
Khi đã vô duyên sinh thì duyên diệt không có để mà như huyễn duyên sanh?
Nguyên lý duyên sinh không phải do Đức Phật tái tạo. Ngài chỉ là người đầu tiên khám phá, nhận biết được nó và mô tả lại một cách chính xác. Sự hình thành và tan rã, sinh trụ hoại diệt của tất cả mọi sự vật, và những hiện tượng do nơi nhân duyên sanh là một sự thật khách quan. Đó là luật như thị tri kiến của vũ trụ, bất khả tư nghì.
Bình Luận Bài Viết