Nếu không muốn lãnh quả báo, sống một cuộc đời đau khổ và dằn vặt triền miên thì con người nhất định phải tránh xa ngay 5 nghiệp xấu dưới đây.
Cổ nhân có câu "Tử phi ngư, an tri ngư lạc" có nghĩa là "Không phải cá, làm sao biết niềm vui của cá". Thế nên, trong cuộc đời này, mỗi người chúng ta, ai cũng là một cá thể khác nhau. Ai cũng mang trong mình một bản ngã riêng biệt. Cuộc sống của bạn thế nào, chỉ có bạn là người rõ nhất.
Vì không thể hiểu tường tận về cuộc đời của người khác, cho nên chúng ta không có quyền coi thường bất kỳ ai. Hơn thế nữa, theo quan điểm của đạo Phật, coi thường người khác là một việc làm ác. Bởi những người mang trong mình thái độ và hành động này thường tự đặt bản thân ở vị thế cao hơn. Họ tự cho mình cái quyền chà đạp, nhạo báng kẻ yếu thế.
Việc làm này không chỉ khiến bản thân tạo nghiệp, làm điều ác mà sau này bản mệnh còn khó tránh khỏi quả báo.
Một người không có chính kiến, ăn nói hai lời, gió chiều nào che chiều ấy sẽ là kẻ gây mâu thuẫn trong nội bộ, chỉ biết vun vén hưởng lợi cho riêng mình. Do đó, nếu gặp những loại người này bạn nên tránh xa.
Đồng thời, mỗi người trong chúng ta cũng cần tự rèn luyện ý chí và khả năng quyết đoán của bản thân. Nếu đã lựa chọn con đường đi thì phải biết chịu trách nhiệm cho những lựa chọn ấy, đừng để tâm lý dao động kẻo sẽ rước họa vào thân.
Phàm ở đời, những người đặt điều dựng chuyện, nói lời gian dối thường được xem là hiện thân của ma quỷ, khi chết đi sẽ bị đày xuống địa ngục. Bởi vậy mới có câu “sự thông minh sáng suốt nhất đó chính là sự thật”.
Thế nên, cho dù bạn có cho lời nói dối là vô thưởng vô phạt vì nó không hề làm hại đến ai thì sự thật vẫn chỉ có một; chỉ có bạn mới hiểu được rằng bản thân đã làm điều gì sai trái với lẽ tự nhiên, tự có lỗi với chính mình.
Lời ác khẩu xuất phát thường từ những tâm hồn bị tổn thương, thiếu thốn tình cảm. Vì vậy, bất cứ lời nào nói ra dù là để tự vệ hay tấn công mà làm tổn hại đến danh dự, nhân cách của người khác thì cũng đồng nghĩa với việc bản mệnh đã tự tích thêm quả báo cho mình.
Vì thế, bạn nên cẩn trọng hơn nữa trong lời ăn tiếng nói hàng ngày. Bởi vì “giết chết một con người bằng đao kiếm cũng không đáng sợ bằng việc giết chết một tâm hồn bằng lời nói”.
Theo quan điểm của Phật, sát sinh là hành động đứng đầu gây tổn hại đến phúc báo. Thế nên, nếu thường xuyên sát sinh, phúc đức của con cháu sẽ bị ảnh hưởng, đời sau có thể phải gánh chịu những tội nghiệt mà cha mẹ đã gây ra.
Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, việc tránh hoàn toàn sát sinh là không thể. Bởi ví dụ như khi bạn vô tình dẫm chân lên con sâu, cái kiến, hay giết hại những côn trùng gây hại cho mình.
Vì vậy, nếu có thể, mỗi con người trong chúng ta nên hạn chế sát sinh ở mức tối đa. Nếu có thể thì nên tránh những công việc cần phải sát sinh, nếu đã phải làm thì nên thường xuyên hành thiện, tích đức, thành tâm hướng Phật và hối lỗi về những gì mà bản thân đã gây ra.