• http://www.
  • http://www.
  • http://www.
chuaadida.com
52 Bareena street, Canley Vale N.S.W 2166 Australia
  • Tin Phật Giáo
    • Phật Giáo Úc - Tân Tây Lan
    • Phật Giáo Với Xã Hội
    • Tin Viên Tịch & Tưởng Niệm
  • Sinh Hoạt Chùa A Di Đà
  • Phật Pháp
    • Nghi Lễ
    • Giáo Lý
    • Bồ Đề Tâm
  • Lịch Sử Phật Giáo
    • Nghiên Cứu Phật Giáo
    • Nhân - Vật
    • Phật - Bồ Tát - Thánh Chúng
  • Tam Tạng Kinh Điển
    • Tranh Phật Giáo
    • Sách - Truyện Tích
    • Những Lời Phật Dạy
  • Chuyên Đề
    • Xuân Cửa Thiền
    • Phật Đản - An Cư
    • Vu Lan
    • Pháp Khí
  • Văn Hóa Phật Giáo
    • Thi Ca - Châm Ngôn - Sáng Tác
    • Kiến Trúc
    • Tự Viện
  • Môn Phong Pháp Phái
    • NGỮ LỤC
    • Giai Thoại Nhà Thiên
    • Tổ Sư
Thông tin liên hệ

Tel: (+02) 87046317

Email: chuaadida1@gmail.com - chuaadida@ymail.com

chuaadida.com Kính chào chư Tôn đức, Quí nam nữ Phật tử, Quí thiện trí thức gần xa, Kính chúc Qúy vị An Lành - Phát nguyện: Nổ lực tinh tấn tu hành giải thoát thân tâm khỏi vòng sanh tử. KÍNH CHÚC CHƯ TÔN ĐỨC, QUÍ NAM NỮ PHẬT TỬ, QUÍ THIỆN TRÍ THỨC, QUÍ ĐỘC GIẢ GẦN XA, THÂN TÂM AN LẠC, VẠN SỰ KIẾT TƯỜNG NHƯ Ý
Tìm
  • Trang chủ
  • Phật Pháp

Ba câu hỏi khó giải đáp ổn thỏa 

Chùa A Di Đà | 2/2/2019 | 0 Bình luận

Tại sao tôi ăn hiền ở lành mà nghèo khổ, bệnh hoạn, tật nguyền, xấu xí, cô độc, không được hạnh phúc, bị người khinh khi xa lánh.


Trích trong Hạnh Mong Vô Cầu, chương 12, tác giả Lê Huy Trứ
Sau đây là những câu hỏi thường thức nhưng khó giải đáp ổn thỏa: 

a. Kẻ ác sống dai, người hiền chết sớm 

“Tại sao kẻ ác sống dai, người hiền chết sớm?”
Thiện ác từ chủ quan.  Hiền như ngu, ác như thật.  Khôn thật hiền, hiền thật ngu.
Tuy nhiên, tất cả không thoát được luật tự nhiên:
Thoạt mới sinh, thì đà khóc chóe, Đời có vui sao chẳng cười khì? (Nguyễn Công Trứ) * Trắng răng đến kẻ bạc đầu, Đều mang tiếng khóc ban đầu mà ra. (Ôn Như Hầu)   
 
b. Ăn hiền ở lành mà vẫn khổ
 
“Tại sao tôi ăn hiền ở lành mà nghèo khổ, bệnh hoạn, tật nguyền, xấu xí, cô độc, không được hạnh phúc, bị người khinh khi xa lánh.  Trong khi đó những kẻ ác thì quyền quý, giàu sang, hạnh phúc, đẹp đẻ khoẻ mạnh, lắm người thân cận, hầu hạ, giúp đở?”
Trời sao trời ở không cân, Kẻ ăn không hết người lần không ra. Người thì mớ bảy, mớ ba, Người thì áo rách như là áo tơi. (Cao dao Việt Nam) 
Chỉ có kẻ kém trí mới thấy và tưởng một người hiền lành, cẩn thận, dễ bảo và thật thà mà vội cho là thiện (hiền) nhân có thể dung nạp. Trong khi đó, vị trí nhân dùng người thì lại khác, tùy người tùy việc, thà dùng một kẻ đầy mưu sĩ, ngông cuồng, cao ngạo, quật cường, can đảm, thông minh, mưu trí, có tài cán biết mạnh dạn tiến thủ còn hơn thâu dụng cả ngàn người ngu để dễ sai bảo.  
Người hiền lành, cẩn thận, dễ bảo và thật thà, tuy ở đời ai cũng ưu thích cho là tốt là hiền, nhưng dưới con mắt thánh nhân họ không có chí khí hướng thượng, phấn đấu chỉ biết an phận, vâng dạ không hiểu rõ đạo lý nên có phần  không lợi cho đại cuộc.  Đa số chúng ta có mắt không tròng, ngay cả những nhà chính trị gia, các nhà kinh doanh, và các nhà giáo dục hiện đại, cũng thường dễ phạm phải sai lầm ấu trĩ như vậy, người giỏi thì không dùng, người xấu thì không đuổi đi.  
Ý kiến và lời nói của người tài tuy có thể ngang tai nhưng nếu dựa vào người chẳng có thực tài, khéo nịnh bợ, sẽ dẫn đến thất bại, tạo thành nguy cơ nghiêm trọng cho tổ chức, lúc ấy có hối cũng không kịp nữa.  Bởi thế, cho nên quan niệm và tiêu chuẩn phân biệt của người phàm phu về thiện ác, tốt xấu, ngu khôn thực rõ ràng khác biệt, tương phản với thánh nhân vậy.
   
c. Chỉ cầu được an phận mà không được 
 
Có nhiều người chỉ mong cầu được yên thân mà sống qua ngày chứ không dám vọng cầu nhưng rồi những trở ngại, cái khó, cái khổ đau vẫn ùn ùn đeo đẳng lấy họ.  Họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai.  Theo Phật Giáo, cầu an cũng là vọng cầu, không cầu cũng là cầu, khác xa với vô cầu.  Ngạn ngữ có câu: Ghét của nào trời cho của nấy! Cầu cái mình thích thì không dễ có nhưng cái ghét dù không cầu nó cũng lăn xả vào thân.  Chưa thấy ai giải thích ổn thỏa những khổ nạn nầy.  Chúng ta thường được khuyên nhủ: Nên chấp thuận trở ngại thì thông suốt, mà mong cầu thông suốt thì sẽ bị trở ngại. Thay vì tàn nhẫn nói thẳng: ráng mà chịu, chấp nhận trở ngại rồi đời sẽ qua, không qua thì chết phức đi cho hết khổ.  Bill Gates thành thật:  Đời bất công; phải ráng quen với nó. 
Lời khuyên thông thường mà chúng ta thường nghe: Chúng ta nên nhìn xuống để cảm nhận hạnh phúc vì có biết bao nhiêu người khác không bằng mình. Lúc đó, chúng ta sẽ phát tâm từ bi bố thí, cứu người, giúp đời, tạo phước báu. Vì nếu chúng ta nhìn lên sẽ thấy có biết bao nhiêu người hơn mình, cho nên không cảm nhận được hạnh phúc. Tóm lại, khi tâm cảm thấy biết đủ, chúng ta sẽ cảm nhận được hạnh phúc.  Đây cũng như đau thì cho thuốc an thần (pain medication) cho bớt đau chứ chả thật sự cứu giúp được gì cho bệnh nhân trong cơn ngặt nghèo, nguy nan, và khốn cùng.  Ai cũng nói được, nhất là để tạm khuyên nạn nhân đang đau khổ mà chính mình cũng chả làm gì được cho họ.  Lời nói không mất tiền mua nhưng nó chỉ là ‘cảm nhận’ rất tâm lý.   
Chưa có ai khuyên: Thử cầu khó khăn, cầu trở ngại xem.  Có thể cũng không được?  Mong cầu mau chết, cầu khổ đau, cầu nghèo nàn cũng không dễ gì mà được.  Số chưa chết, nghiệp chưa tận thì dù muốn chết cũng không chết được; đang an tâm tự tại dù cầu khổ, khổ cũng không đến liền; đang giàu có dù có cầu nghèo cũng không một sớm một chiều mà nghèo mạt rệp được.  Cho nên, đôi khi thất vọng vì cầu bất đắc cũng không đến nổi quá tệ như ta tưởng. 
Can đảm và dũng cảm hơn, nếu cầu trở ngại không được thì đi tìm kiếm nó trước để mà đối phó thay vì chờ nó đến với mình như Lý Tiễu Long nói, trên lý thuyết.  Đây có thể là một phương thức hữu hiệu để ngăn ngừa bệnh khổ đau?  Nhưng có mấy ai muốn tập sống khắc khổ, phòng bệnh khổ đau, bằng cách đi tìm trở ngại bao giờ?   
Trong bài thơ Vịnh Cây Thông, Nguyễn Công Trứ đã từng đắng cay với cuộc sống nghèo khổ, thăng trầm hoạn lộ nên than, “Kiếp sau xin chớ làm người, làm cây thông đứng giữa trời mà reo.” Nếu chán làm người, mong cầu kiếp sau được làm cây thông thì phải gieo nhân ‘quả thông thiện hay ác’ gì để được gặt quả làm cây thông? Mà trước khi được làm cây thông thì phải cầu chết trước đã.  Uy Viễn Tướng Công còn nói:  Không công danh thà mục nát với cỏ cây.  Thử thực tập thiền định về cái chết của mình, thử tưởng tượng là mình đang chết hay nghĩ đến ngày mai mình sẽ chết, thời gian còn lại, mình nên làm những điều gì trước khi chết – lo sợ khổ đau, cái gì mang theo cái gì để lại? Thử tập chết mổi ngày để xem thử cái cầu bất đắc này khổ tới đâu? Có thể đây là một đáp số tạm thời để giải quyết khổ đau ập đến bất ngờ mà ít ai đã thử nghiệm?   
Làm chủ được ngoại cảnh rất khó, làm chủ  chính mình còn khó hơn.  Cái khó ít còn đối phó không nổi thì mong gì đối phó nổi cái khó hơn?  Tuy nhiên, chúng ta không nên quá yếm thế, quá thất vọng mà ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần một cách vô ích.  Chúng ta phải có hy vọng để mà sống, quăng bỏ gánh lo để bớt khổ đau.   
Sự lai tắc ứng, sự khứ tắc tĩnh. (Việc tới thì ứng phó, việc đi thì điềm tĩnh.) 
Nếu quá tuyệt vọng khổ đau thì cứ nguyện cầu, cứ đọc kinh, đọc thần chú, cúng tế, bói toán, rồi thì cứ đấm ngực than trời trách đất cũng không sao miễn là những hành động này làm cho mình tạm an tâm để có hy vọng mà vươn lên may ra hết khổ?  Đây cũng là một phản ứng tự nhiên của con người, là bản năng sinh tồn để tự làm giảm đi áp lực tâm thần lẫn thể xác (stress relieved mechanism.)  Đôi khi dị đoan mê tín mà không hại mình, hại người lẫn hại vật chỉ tiền mất tật mang, hay phước thầy may chủ cũng không đến nổi quá tệ.  Đời khổ là cái chắc nhưng đau là sự lựa chọn! (Suffering is certain but pain is optional!)  
Đây là câu trả lời cuối cùng mà tôi trì được ý vì tìm đọc nơi không có chữ (vô tự) trong kinh điển Phật Giáo Đại Thừa: thiện ác, xấu tốt, trúng sai, sướng khổ, thương ghét chỉ là nhị nguyên, chỉ ứng dụng cho con người vô minh chứ nó không phải là phương trình khoa học của nhân quả (cause and effect.)  Những lý luận nhị nguyên này không ứng dụng cho tất cả chúng sinh trong vũ trụ.  Chỉ có con người suy luận nhị nguyên, đặt ra luật lệ thưởng phạt rồi thì áp dụng những dữ kiện sai lầm này vào công thức nhân quả cho nên khi giải, ra đáp số sai đưa đến kết quả trật.   Vũ trụ, thiên nhiên tự nó không thiện không ác, không xấu không tốt, không trúng không sai, không sướng không khổ, không thương không ghét.   
Vũ trụ và thiên nhiên (mother nature) không biết những điều nhị nguyên đó.  Khi thiên tai, bệnh dịch đến thì chúng sinh chết, không phải vì thiên nhiên vui buồn hay phẫn nộ, thưởng thiện hay phạt ác.  Dù chúng sinh có chết hàng triệu hay chết hết, bị diệt chủng như khủng long, cũng không bận tâm thiên nhiên, nếu thiên nhiên có tâm.  Tuy nhiên, những dữ kiện nhân duyên có thể phỏng đoán và giải thích được khi nào thiên nhiên tới hỏi thăm sức khoẻ lẫn mạng sống của chúng ta bởi những phương tiện của khoa học hiện đại.  Như đã nói ở trên, thiên nhiên và vũ trụ không biết may mắn, giàu nghèo, yếu khoẻ, sướng khổ, ái ố, vô minh, ngu muội, thiện ác, trí tuệ, lẫn giác ngộ của con người là gì cho nên không thể cho con người những cái thứ rác rưới đó được.  Tuy luật nhân quả, lý nhân duyên là luật của vũ trụ nhưng thiện ác là luật phân biệt của con người.  Vũ trụ không biết những điều luật mà con người tự đặt ra cho chính mình.  Cho nên, ‘gieo nhân gặt quả’ hay có thể là ‘gieo gió gặt bảo’ (theo nghĩa đen) nhưng không hẳn là ‘ác dã ác báo’ mà có thể ‘ác dã thiện báo’ hay cũng có thể ‘thiện dã ác báo.’  Tùy theo kết quả và nhân duyên mà con người gặt được dù muốn hay không muốn.   
Nếu mong cầu đúng cách, vũ trụ sẽ cho ta tất cả những gì chúng ta mong muốn sau khi chúng ta quét sạch hết những cái quả rác rưới ở trên.  Vấn đề là làm sao mong cầu đúng cách?  Khi KHÔNG Có gì nữa thì sẽ CÓ cái Không Có! Đó chính là ý nghĩa rốt ráo của chữ Không (Emptiness) trong Bát Nhã Ba La Mật Tâm Kinh, “Sắc (form) chẳng khác không (emptiness,) không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc.”  

Tác giả: Lê Huy Trứ

Bài Liên Quan:

  • Thiền Hiện Đại 6
  • Thiền Hiện Đại 2
  • Phật nhãn
  • Cái gì là bản lai diện mục của Tâm?
  • Ái Sắc Dục!
  • CHUYỆN NGỤ NGÔN VỀ CON LỪA
  • Thiền Hiện Đại 7
  • Thiền Hiện Đại
  • Không bờ không bến
  • Pháp luận

các bài khác

  • Tiếng Việt Kinh Hoàng Ở Trong Nước – Đào Văn Bình 15/12/2019
  • Hành trình tâm linh để sống một cuộc sống tốt đẹp hơn 15/12/2019
  • Người Việt Không Hiểu Tiếng Việt 15/12/2019
  • Thông Báo Thay Thư Mời Tham Dự Cơm Chay Gây Quỹ Cứu Trợ Nạn Nhân Bị Hỏa Hoạn tại Úc Châu 15/12/2019
  • Cậu bé lêu lổng thành Tổng trấn quyền uy nhất Sài Gòn xưa 14/12/2019
  • Thái Hư đại sư với sự phục hưng Phật giáo Trung Quốc 14/12/2019
  • 15 nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp, đàn ông phải cẩn thận hơn 14/12/2019
  • Tâm an thì vạn sự an, tâm động ắt vạn sự loạn 14/12/2019
  • Ninh Bình: Ban Thư ký Diễn đàn Phật giáo Châu Á họp tại chùa Bái Đính 14/12/2019
  • Hà Lan: Chùa Thái sinh hoạt trên đất nhà thờ 14/12/2019
CẢM NHẬN CỦA BẠN

Gửi cảm nhận - Vui lòng điền đầy đủ thông tin

Họ tên *
Email *
Nội dung *
Mã bảo vệ *
  
Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu Kỳ 19 tại Thủ Đô Canberra

Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 19 sẽ được tổ chức từ 27-31/12/2019 tại Capital Country Holiday...

Xem chi tiết

  • Tin xem nhiều
  • Phản hồi
Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân
Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân

31/10/2014
Đây có phải hình ảnh ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI không?
Đây có phải hình ảnh ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI không?

5/9/2014
Đức Thế Tôn Mâu Ni là bậc đại hiếu
Đức Thế Tôn Mâu Ni là bậc đại hiếu

6/11/2014
Lời Đức Phật (Kinh Pháp Cú)
Lời Đức Phật (Kinh Pháp Cú)

27/8/2014
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

6/8/2014
Đức Phật A Di Đà và năm vị Bồ tát
Đức Phật A Di Đà và năm vị Bồ tát

6/8/2014
LƯỢC SỬ THÀNH LẬP CHÙA A DI ĐÀ
LƯỢC SỬ THÀNH LẬP CHÙA A DI ĐÀ

9/9/2014
Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch
Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch

28/9/2014
Toàn cảnh Chùa A Di Đà
Toàn cảnh Chùa A Di Đà

9/9/2014
Niên đại xuất gia, thành đạo đức Bổn Sư Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập
Niên đại xuất gia, thành đạo đức Bổn Sư Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập

12/12/2014
Thi My Van du
14/12/2019
Không biết tại sao tôi mê cây này từ năm sáu tuổi - vì kỳ viên Tự góc nguyển đình chiểu có 1 cây ,Tôi tự đặt cho nó là " Cây phật ngồi " tôi hay lượm và tự nghĩ phật ngồi trong lòng hoa . Sau này tôi thấy trong sở thú có - và biết cây tên là cây Sa-La Tôi rất say mê và muốn trồng 1 cây cho thõa niềm mơ ước . Cám ơn người sưu tầm cung cấp thông tin .
tonydo
11/12/2019
Thầy hT Bổn sư kẻ hèn any62 lúc còn tại tiền kể lại bài kệ dòng LT của Đức Tổ Vạn Phong-Thời Uỷ đến chử Không đời thứ 41 là chấm dứt.Kệ nầy truyến qua Thập tháp Chư Tổ tại ngôi Phạm Võ nầy tục kệ thêm 4 câu sau từ chứ NHƯ NHỰT
Nguyễn Văn khoa
25/11/2019
Đứng trên bục giảng nói như thế có vì phạm quí định nhà giáo không sao không thấy cơ quan chủ quản ô DND có hình thức xử lý, về cách nhìn của về trẻ mồ côi và CON NUÔI CHẢ MẸ, thể hiện đạo lý làm người quá kém chứ đừng nói làm thầy, Ở ĐÂY TÔI CHỈ NÓI đạo làm người thôi,,,
tonydo
10/11/2019
Theo dòng LT Nguyên thiều chứ Pháp danh phải trên chử Pháp Huý ;lẻ ra như thế nầy:thượng TRÍ hạ QUANG huý Nhựt Quang hiệu Thiền Minh Trưởng Lảo Tỳ Kheo GL
NGUYEN TRUNG HANH
31/10/2019
KHONG CHAP CAU NOI CUA TIEN SI MA tang ni phai tu tinh tan hon . co mot so tang ni lam sai minh tu la anh em phai cung chiu va sam hoi nghiep chuong cua tang doan
Nguyễn Thị Hường
31/10/2019
Xin chào, tôi rất thích bài " Tu tâm và Tu tướng" nhưng có một đoạn tôi không hiểu rõ lắm : "Bồ tát diệt độ được vô lượng vô biên chúng sinh, nhưng không có chúng sinh nào được diệt độ....." Xin hoan hỉ giải thích. Xin cảm ơn.
Lê Thu Hương
27/10/2019
Thưa quý bạn !!!! Tôi thấy trong kinh Nhân quả ba đời do giáo hội Phật giáo VN ấn hành như sau : https://phatgiao.org.vn/chu-giai-kinh-nhan-qua-ba-doi-p1-d26679.html Trong đó có câu : “1. Đời nay làm quan do nhân gì? Kiếp trước biết bố thí cúng dường, Trang nghiêm tượng Phật bằng vàng ròng. 2. Đời nay hưởng phước sang giàu Quan quyền thế lực muôn người kính tin.” Thì đầu năm chúng ta đi chùa để cầu tài, cầu lộc theo cái ý nghĩa trên tức làm quan kiếp sau để được ăn lộc vua theo câu tục ngữ : “Làm quan ăn lộc vua, ở chùa ăn lộc Phật” thì vẫn được đấy chứ ạ !!!. Tóm lại chư Phật vẫn cho chúng ta cái này, cái nọ nếu chúng ta kính trọng, cúng dường chư Phật nói chung chứ ạ !!. Vậy quý bạn nghĩ gì về vấn đề này ạ ?? Xin cảm ơn !!!
Nguyễn Phúc Bình
24/8/2019
xin giới thiêu: Tôi tên: Nguyễn Phúc Bình Trình độ: Dược sĩ đại học, Thạc sĩ kinh tế Tôi đã đọc bài "CƯ SĨ THUYẾT PHÁP, TẠI SAO KHÔNG?". - tôi nhận thấy bạn nói một số vấn đề dúng nhưng có nhiều nhận định sai. Như ở đoạn này ...Ở Tin Lành, thì tham gia truyền giảng nói lên lời chứng niềm tin vào Thiên Chúa...bạn đã sai ở chổ là người thuyết pháp và người phát biểu. ví dụ "thầy cô giáo thì được đứng bục giảng bài, vì họ đã dc chuẩn háo kiến thức nào đó, còn các em học sinh hay ai đó lên phát biểu thì ta k thể xem những người này là thầy cô giáo giảng bài dc. phải hiểu rõ bản chất vấn đề. người giảng pháp hay thuyết pháp có thể không cần trình độ học vấn cao hay thấp nhưng cần trình độ "PHẬT PHÁP", có nghĩa là có sự hiểu biết về PHẬT PHÁP đến một mức độ nào đó mặc dầu không có bằng cấp học vấn. nếu không có sự hiểu biết mà lên thuyết pháp vớ vẫn là sai đi chính pháp. Phật giáo khác với tôn giáo khác rất nhiều, giáo lý phật giáo rất cao thâm và vi diệu, nếu k có sự am hiểu thì sẽ nói sai lệch sẽ đem đến hệ lụy. Đức Phật nói "pháp của ta đến để thấy chứ không phải đến để nghe". tin lành hay công giáo xin thưa họ gần như k có giáo pháp gì sâu sắc, chỉ là những lời nói suông, trong kinh thánh là những câu mâu thuẫn trên và dưới cưỡng nghĩa đoạt lời sao có tư cách đem so sánh với giáo lý đạo phật. bạn đang tự hạ thấp chính mình và đạo phật. bạn có thể đến nhà thờ xem những buồi giảng đạo của nhà thờ ngoài câu "đức chúa là tình yêu" họ chả còn câu gì để giảng cả. và tiếp là lời xin thường xót. đây là sự mê tín cuồng tín của con chiên. tôi không đồng tình với phát ngôn của TT. Thích Nhật từ nhưng có thể nó là hồi chuông cảnh báo cho chúng ta về tình hình thiếu kiểm soát, đánh giá hay chuẩn hóa kiến thức về chất lượng phất học của các cư sĩ, và qua đó phật giáo việt nam sẽ có chính sách tốt hơn. có thể qua sự việc này phật giáo vn có sự thay đổi cho tốt hơn. Tôi không phải là phật tử, tôi cũng đã nghiên cứu đạo Phật được một thời gian, tôi cũng đã đọc qua cựu ước và tân ước. Khi nghiên cứu sâu về giáo lý đạo phật tôi đã bất ngờ với rất nhiều kiến thức sâu rộng. Một đoạn ý kiến của tôi không nói lên gì cả, chỉ là ý kiến cá nhân. Còn nhiều điều muốn trao đổi nhưng tôi không có nhiều thời gian mong bạn thông cảm nhé. tôi đánh máy hơi vội nên về chính tả có một số lỗi mong tha chứ. Chúc an lạc NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
trần NHƯ
19/8/2019
Cám ơn bác đã nêu ra được điều sai trái. Nhưng bác nên khách quan, đừng kèm vào những câu như: "thật ngu dốt không thể tưởng tượng"...
Nguyễn Tấn Thành (anh hai tròn)
29/6/2019
Thành thật xin chia buồn cùng gia quyến và chùa Tỉnh Tâm Thiền Tự một sự mất mát và thương tiếc không tìm lại được trong cuộc sống hiện tại./.

hình ảnh hình ảnh

» Xem tất cả

ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CHÙA A DI ĐÀ PL. 2563 (25.8.2019)
ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CHÙA A DI ĐÀ PL. 2563 (25.8.2019) (71 hình)
Bố Tát Định Kỳ Hàng Tháng của Tăng Đoàn Phật Giáo Sydney (15.07.Kỷ Hợi - 2019)
Bố Tát Định Kỳ Hàng Tháng của Tăng Đoàn Phật Giáo Sydney (15.07.Kỷ Hợi - 2019) (40 hình)
Lễ Vu Lan PL 2563 (2019) tại Chùa Quốc Tế, Darwin
Lễ Vu Lan PL 2563 (2019) tại Chùa Quốc Tế, Darwin (154 hình)
Lịch Sử Đức Phật Bằng Tranh Của Thái Lan Song Ngữ Việt Anh
Lịch Sử Đức Phật Bằng Tranh Của Thái Lan Song Ngữ Việt Anh (62 hình)
Lễ Phật Đản 2643 tại Chùa A Di Đà, PL. 2563, ngày 26-5-2019
Lễ Phật Đản 2643 tại Chùa A Di Đà, PL. 2563, ngày 26-5-2019 (166 hình)
Đại Lễ Phật Đản Chùa Vinh Phúc PL 2563, DL 2019, Quan Độ, Yên Phong. Bắc Ninh
Đại Lễ Phật Đản Chùa Vinh Phúc PL 2563, DL 2019, Quan Độ, Yên Phong. Bắc Ninh (70 hình)

Chân Dung Tăng Già Chân Dung Tăng Già

  • Thiền sư Chân Nguyên - Vị Thiền sư lừng danh thế kỷ 17
    Thiền sư Chân Nguyên - Vị Thiền sư lừng danh thế kỷ 17
  • Hòa thượng Thích Vĩnh Tràng (1881-1963): Người đầu tiên phát tâm đi bộ từ Sa Đéc ra miền Bắc
    Hòa thượng Thích Vĩnh Tràng (1881-1963): Người đầu tiên phát tâm đi bộ từ Sa Đéc ra miền Bắc
  • Thiền sư Bách-Trượng Hoài Hải (720-814)
    Thiền sư Bách-Trượng Hoài Hải (720-814)
  • Thiền sư Thần y Tuệ Tĩnh
    Thiền sư Thần y Tuệ Tĩnh
  • Quốc sư Phước Huệ (1869 - 1945)
    Quốc sư Phước Huệ (1869 - 1945)
  • Cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa, tấm gương sáng Như Lai
    Cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa, tấm gương sáng Như Lai
  • Hòa thượng Thích Thiện Hoa Viện trưởng Viện hóa đạo GHPGVNTN cây đại thụ Đạo pháp - Dân tộc
    Hòa thượng Thích Thiện Hoa Viện trưởng Viện hóa đạo GHPGVNTN cây đại thụ Đạo pháp - Dân tộc
  • Tiểu sử Đại lão HT.Thích Tịnh Khiết, Đệ nhất Tăng thống PGVNTN (1891-1973)
    Tiểu sử Đại lão HT.Thích Tịnh Khiết, Đệ nhất Tăng thống PGVNTN (1891-1973)
  • Trưởng lão Hoà Thượng Thích Trí Tâm (1934-2017)
    Trưởng lão Hoà Thượng Thích Trí Tâm (1934-2017)
  • Cuộc đời tu và hành đạo của Thiền sư Pháp Loa
    Cuộc đời tu và hành đạo của Thiền sư Pháp Loa
  • Pháp Âm
  • Phim Phật Giáo
  • Âm Nhạc
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Ðại Nạn Trước Mắt, Quay Ðầu Là Bờ 13004
  • Khac Phuc Phien Nao Tap Khi 13023
  • Pháp Ngữ Của Thiền Sư Hư Vân P1 8898
  • Pháp Ngữ Của Thiền Sư Hư Vân P2 9557
  • Phật Học Quần Nghi - Tập 1/2 8502
  • Phật Học Quần Nghi - Tập 2/2 8208
  • An Lạc Từ Tâm 11705
  • Phật Học Vấn Đáp 01, Lý Bỉnh Nam 11856
  • Phật Học Vấn Đáp 02, Lý Bỉnh Nam 11281
  • Phật Học Vấn Đáp 03, Lý Bỉnh Nam 11086
  • [ Xem tất cả ]
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Buddha - Đức Phật - (tập 55/ 55): Kết thúc phim... 4390
  • Buddha - Đức Phật - (tập 54/ 55): Buddha nhập... 5009
  • Buddha - Đức Phật - (tập 53/ 55): Bữa ăn cuối... 7508
  • Buddha - Đức Phật - (tập 52/ 55): Mogalana và... 4586
  • Buddha - Đức Phật - (tập 51/ 55): Buddha cứu độ... 4889
  • Buddha - Đức Phật - (tập 50/ 55): Vua Ajātasattu... 792
  • Buddha - Đức Phật - (tập 49/ 55): Năm pháp phá... 5844
  • Buddha - Đức Phật - (tập 48/ 55): Tinh xá... 5697
  • Buddha - Đức Phật - (tập 47/ 55): Thiếu nữ mang... 6495
  • Buddha - Đức Phật - (tập 46/ 55): Anan gặp nạn,... 5760
  • [ Xem tất cả ]
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Mừng Xuân Di Lặc 10799
  • Mùa Xuân Em Đi Lễ Chùa 10878
  • Tổng hợp Nhạc ThiềnThiền - Tĩnh Tâm - An Nhiên 11926
  • Dòng Sông Tôi Gọi Tên Em 11247
  • Một Chuyến Giả Từ 10820
  • Nối Một Nhịp Cầu 11927
  • Vẫn là Em Thơ 11377
  • Chú Cuội Dỗi Hờn 4236
  • Quê Hương Nguồn Cội 11266
  • Như Giọt Sương Đêm 12757
  • [ Xem tất cả ]

Từ điển phật giáo Từ điển phật giáo

  • Trích lục từ ngữ Phật học Quyển Thượng
  • Trích lục từ ngữ Phật học Quyển Hạ
  • Từ Điển Pháp Số Tam Tạng
  • Từ Điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam
  • Từ Điển Thiền Tông Hán Việt

lời vàng ý ngọc

  • NHỮNG CÂU ĐÁNG SUY GẪM
  • NHỮNG CÂU NÓI HAY
  • 10 điều sau là cốt lõi hạnh phúc
  • Lời hay ý đẹp
  • NHỮNG CÂU NÓI HAY VỀ CUỘC SỐNG
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (9)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (8)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (7)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (6)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (5)

thư viện sách

Phật giáo và những...
Biên Niên Sử Giới...

lịch âm dương

Kênh truyền hình phật giáo

Nhạc Phật Giáo Truyền hình Srisambodhiuk Truyền hình Sen Việt
Truyền hình DahamgaganaTv Truyền hình Shraddha Dhamma and Meditation Internet TV
52 Bareena street, Canley Vale N.S.W 2166 Australia - Tel: (+02) 87046317
Email: chuaadida1@gmail.com - chuaadida@ymail.com
Copyright © 2014 Chùa A Di Đà. All Rights Reserved. Powered by BizMaC