• http://www.
  • http://www.
  • http://www.
  • http://www.
  • http://www.
  • http://www.
chuaadida.com
52 Bareena street, Canley Vale N.S.W 2166 Australia
  • Tin Phật Giáo
    • Phật Giáo Úc - Tân Tây Lan
    • Phật Giáo Với Xã Hội
    • Tin Viên Tịch & Tưởng Niệm
  • Sinh Hoạt Chùa A Di Đà
  • Phật Pháp
    • Nghi Lễ
    • Giáo Lý
    • Bồ Đề Tâm
  • Lịch Sử Phật Giáo
    • Nghiên Cứu Phật Giáo
    • Nhân - Vật
    • Phật - Bồ Tát - Thánh Chúng
    • tư liệu phật giáo
  • Tam Tạng Kinh Điển
    • Tranh Phật Giáo
    • Truyện Tích
    • Những Lời Phật Dạy
  • Chuyên Đề
    • Xuân Cửa Thiền
    • Phật Đản - An Cư
    • Vu Lan
    • Pháp Khí
  • Văn Hóa Phật Giáo
    • Thi Ca - Châm Ngôn - Sáng Tác
    • Kiến Trúc
    • Tự Viện
  • Môn Phong Pháp Phái
    • NGỮ LỤC
    • Giai Thoại Nhà Thiên
    • Tổ Sư
Thông tin liên hệ

Tel: (+02) 87046317

Email: chuaadida1@gmail.com - chuaadida@ymail.com

chuaadida.com Kính chào chư Tôn đức, Quí nam nữ Phật tử, Quí thiện trí thức gần xa, Kính chúc Qúy vị An Lành - Phát nguyện: Nổ lực tinh tấn tu hành giải thoát thân tâm khỏi vòng sanh tử. KÍNH CHÚC CHƯ TÔN ĐỨC, QUÍ NAM NỮ PHẬT TỬ, QUÍ THIỆN TRÍ THỨC, QUÍ ĐỘC GIẢ GẦN XA, THÂN TÂM AN LẠC, VẠN SỰ KIẾT TƯỜNG NHƯ Ý
Tìm
  • Trang chủ
  • thư viện kinh sách

Bát Kỉnh Pháp

Tác giả: Nhiều Tác Giả | Nguồn tin: Chùa ADIDA

Chương Đầu Mở Đầu Chương Sau

 

GIÁO ĐOÀN TỲ KHEO NI VÀ BÁT KỈNH PHÁP (tiếp theo)  

           Trần Ngọc Thảo 

Thức-xoa-ma-na trước khi thọ giới phải đồng thuận trước hai bộ Đại tăng 

             Điều thứ sáu, Thức-xoa-ma-na tuân thủ các học giới trong vòng hai năm trước khi thọ giới Tỳ-kheo-ni và phải được sự đồng thuận của hai bộ Tăng và Ni. Thức-xoa-ma-na Pali gọi là Sikkhamànà, Hán dịch chánh học nữ. Nghĩa là, người nữ đang học hỏi các điều đạo đức để trở thành bậc chân nhân, một bậc Giác ngộ và giải thoát. Cơ cấu của Ni đoàn khác với Tăng đoàn ở chỗ không có vị Sa-di ni, tuổi nhỏ như là La Hầu La. Sau khi cơ chế Tăng đoàn được gia tăng về số lượng, những vị Tỳ-kheo-ni từ “Thiện lai Tỳ-kheo-ni” trở thành cơ chế, phải có hai năm dự bị để tập sự việc tu học giới pháp. Lúc đó, họ phải học tất cả những điều khoản giới luật của Tỳ-kheo-ni. Ví dụ học về Ba-la-di, Tăng tàn, tất cả những điều khoản còn lại. Nhưng họ không được tham dự lễ Bố tát, và quyết định về các chương trình chính sách của Tăng đoàn Yết ma, vì chưa đủ tư cách để tham dự.

             Giai đoạn chánh học nữ là giai đoạn phát triển về sau này, không phải giai đoạn của sáu năm đầu. Về sau, dần dà cơ chế Tăng đoàn Ni được củng cố bằng cách thiết lập thêm Sa-di-ni. Sáu học giới mà Sa-di-ni học là năm điều khoản đạo đức của người tại gia, thua bát quan trai giới, còn Sa di có đến mười giới. Như vậy, dựa vào nội dung ta biết rằng vai trò vị trí của Sa-di về lịch sử ra đời trước Sa-di-ni. Do kiện tụng, toàn bộ máy Ni đoàn mới thêm Sa-di-ni vào. Sa-di-ni ứng với Sa di và tuổi nhỏ, đâu có nhu cầu như những vị lớn và chưa cần thiết để chuẩn bị trở thành những vị thầy. Họ không cần nghiên cứu về Giới luật để nắm vững trước khi quyết định. Lý luận bảo vệ cho rằng điều khoản này có nguồn gốc lịch sử.

              Có một vị sư tên San-ga-mi-ta trở thành vị Tỳ-kheo-ni không biết mình đang mang thai, bởi vì cô ta từng có một tình duyên lận đận. Tình duyên đó đã để lại cho cô hoa trái tình yêu bất đắc dĩ, khi vào chùa thai ngày càng lớn. Điều nghiên về tình trạng này không phải cô phá giới phạm trai, cô đã từ bỏ cái đó để tìm kiếm con đường tâm linh giải thoát nên vẫn được chấp nhận, nuôi dưỡng. Đứa con đó sanh ra được chăm sóc bảo hộ của Ni đoàn. Từ câu truyện đó, người ta đã tạo ra một cơ hội, là hai năm để phòng hờ, không biết trong thời gian đó có chuyện gì ngoài ý muốn không, nếu có không cho phép xuất gia.

 Hai năm đó là hai năm cần thiết để thử nghiệm, đó là nguồn gốc lịch sử. Về sau này, hai năm này được xem như là hai năm cần thiết để học tập Giới luật trước khi ta quyết định đi con đường trở thành một vị tu sĩ nữ. Nếu đối chiếu phân tích về tính thời gian của các điều luật Tỳ-kheo và Tỳ- kheo-ni ta thấy không hợp lệ. Bởi vì, trong thời đại của đức Phật giống như điều thứ hai là vấn đề của Ni giới chưa có, trong sáu năm đầu chưa có, mấy mươi năm sau mới có lại. Chúng ta biết là điều thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm của Bát Kỉnh Pháp liên hệ đến nội dung của mấy chục năm sau, tối thiểu là sau năm thứ hai mươi kể từ khi Như Lai Thế Tôn thành đạo. Bát Kỉnh Pháp đang nằm trong vòng nghi vấn rất là lớn.

Tỳ- kheo-ni không được chỉ trích chư Tăng dù bất cứ lý do nào 

            Điều thứ bảy, Tỳ kheo-ni không được chỉ trích, chửi bới chư Tăng dù với bất kỳ lý do gì. Lý luận bảo hộ cho rằng, không thể nào chấp nhận về phương diện đạo đức, khi một vị Ni với tư cách là một học trò chửi bới các vị giáo học của mình. Bởi vì, nó liên hệ đến một sự kiện lịch sử. Có một vị Tỳ- kheo- ni đã chửi mắng rất nặng lời đối với tôn giả Ưu Ba Li, khi Tôn giả đến giáo giới họ. Họ chẳng những không nghe mà nổi cáu, sân hận cho nên trút những lời không đẹp đẽ. Khi ta học phải ơn nghĩa làm sao dám chỉ trích, phê bình. Góp ý được chỉ trích thì không, sự kiện lịch sử đó có thể chấp nhận, giá trị đó có thể chấp nhận. Nếu chúng ta phân tích về nội dung thấy mâu thuẫn. Đức Phật dạy, dù Tăng hay Ni, tại gia hay xuất gia phải hành trì pháp ái ngữ, tức nói với tất cả lòng tôn trọng, hiểu biết và có lòng từ bi. Ta chỉ góp ý không chỉ trích, nâng đỡ không trù dập, cảm thông không trách móc. 

            Học hạnh ái ngữ không có lời chửi bới, nếu chửi không còn là tu sĩ, « sân hận bất quá nhật ». Nếu phải cau có nổi nóng, đừng bao giờ nuôi nó quá một đêm. Học thuyết ái ngữ nhu cầu giao tế bằng những lời lẽ rất đẹp lòng nhau, không thể nào tạo ra lời phê bình chỉ trích lẫn nhau. Nó phải được áp dụng trong cả hai tình huống Tăng và Ni. Tức bên nào cũng phải dùng ái ngữ không phải chư Ni phải ái nữ, chư Tăng muốn nói sao nói. Nếu chư Ni phải chấp nhận trong mọi tình huống, không được phê bình chỉ trích chư Tăng, ta có thể thấy đó là một trong những cơ hội để huấn luyện lòng nhẫn nhục, nhưng nhẫn nhục trong tiêu cực.

            Nếu như một vị Ni nào đó bị chư Tăng ứng xử bất công, im lặng hay lên tiếng, và lên tiếng như thế nào, để không dẫn đến sự phá vỡ Hòa hợp tăng và dẫn đến lòng sân hận như ngọn lửa thiêu đốt an vui và hạnh phúc. Nói bằng sự thật và nói trong lòng xây dựng, nếu như chấp nhận điều đó thì quả thật đức Phật là người chủ trương bất công, ngài đâu còn là người chủ trương bình đẳng. Như Lai Thế Tôn là người đầu tiên đưa ra bình đẳng giới tính, bình đẳng đạo đức, bình đẳng tâm linh, bình đẳng đúng đắn. Những vai trò bình đẳng chưa từng có trong lịch sử loài người, cho đến bây giờ chưa chắc các tôn giáo khác đã có. Điều qui này hoàn toàn trái ngược với học thuyết bình đẳng của Đức Phật, và trái ngược với học thuyết nhẫn nhục, ai chửi bới gì cứ chửi bới ta không được nói.

            Đức Phật dạy: nếu như người ta nói sai mình phải xác định: « những điều này không có trong chúng tôi, chúng tôi không hề làm những điều này ». Phật dạy: khi ta bị hiểu sai, phải trình bày chân lý, còn nghe, không nghe thuộc về quyền của người đó. Lúc đó, ta tháo được gút ở nội tâm, người kia gút là chuyện của họ, ta không có lỗi về phương diện trách nhiệm ở trong đây. Điều này hoàn toàn trái ngược với học thuyết bình đẳng, học thuyết nhẫn nhục và học thuyết giữa những lời thị phi chỉ trích mà Đức Phật từng dạy.

Chư Ni không được phép quở trách và khuyên lơn chư Tăng nhưng chư Tăng thì ngược lại 

 Điều thứ tám, chư Ni không được phép quở trách và khuyên lơn chư Tăng nhưng chư Tăng được quyền quở trách chư Ni. Lý luận bảo vệ đó tại vì muốn cho chư Ni thể hiện lòng tôn kính tuyệt đối với Tăng đoàn, vì đó là điều cần thiết mang lại lợi ích cho cá nhân và cho chư Ni,. Trong điều này, có điều ngầm ý cho thấy rằng chư Tăng sẽ không bao giờ bị sai và những gì họ nói, làm, phát biểu là chân lý. Giống như học thuyết của Thiên chúa giáo « giáo hoàng không bao giờ sai ». Bây giờ, giáo hoàng john paolo đệ nhị đã phủ định điều đó. Năm 2000 ông đại diện cho lịch sử Thiên chúa giáo sám hối với thế giới về Bảy núi tội lỗi mà lịch sử Thiên chúa giáo đã tạo ra cho lịch sử loài người. Lỗi lầm là thuộc tính của người phàm. Làm thế nào một chư Tăng với tư cách là phàm phu tục tử không thể bị sai, họ có thể bị sai. Do đó, họ vẫn có thể cần đến những lời khuyên lơn, những lời khích lệ tích cực. Sự khích lệ đó tùy thuộc vào nhu cầu, điều kiện môi trường hoàn cảnh.

 Ta không thể nào buộc chư Ni phải chấp nhận chịu quở trách, không được quyền khuyên lơn lại chư Tăng, đây là điều rất vô lý. Bởi vì, sự tiến bộ mang tính cách hỗ trợ lẫn nhau. Ta thấy có tính cách thừa nhận giới tính Tăng vượt trội hơn giới tính Ni và khẳng định rằng các phương diện tư cách đạo đức, nhận thức của chư Tăng là hoàn thiện là điều hoàn toàn trái lại với lời dạy của Đức Phật. Đức Phật chỉ nói phàm phu tức là không tôn kính Phật, không tôn kính Pháp, không tôn kính Tăng, không hành trì. Người được gọi là Thánh là đi ngược lại bốn khuynh hướng vừa nêu. Ngài không hề nói Tăng hay Ni, người xuất gia hay tại gia, ai làm những điều đó, có hành trì, có thực tập, có chuyển hóa người đó được gọi là người đúng đắng, có lợi lạc an vui và ngược lại thiếu đi những giá trị tích cực. Ngài không phân biệt giới tính mà do chúng ta phân biệt, áp đặt, nói rằng Đức Phật đã dạy như vậy và buộc không được quyền thay đổi.

            Khi phân tích từng điều khoản trong tám điều Bát Kỉnh Pháp, nội dung chính yếu tăng cường lòng tôn kính của chư Ni đối với chư Tăng. Không phải nằm lòng tôn kính không mà là giá trị hiện thực nếu như chúng ta ứng dụng điều đó, thì đạo Phật được gì, mất gì. Trước nhất, đạo Phật sẽ mất đi học thuyết bình đẳng như một sáng tạo về tư tưởng và học thuyết. Đức Phật Thích Ca mất đi lòng từ bi vì cơ chế lý luận ở trong Bát Kỉnh Pháp. Đức Phật được nhìn nhận như một người không còn tuệ giác. Ngài đã chấp nhận một cách bất đắc dĩ và có điều kiện, tạo ra một bản án rất nặng nề để trở thành một vị Tỳ-kheo-ni mang theo tội lỗi đó, làm cho chánh pháp bị giảm thiểu. Nếu như ta không mạnh dạn đặt ra vấn đề thì sự tổn thất nằm ở Đức Phật về đạo Phật. Xóa bỏ Bát Kỉnh Pháp đâu làm tổn thất chư Tăng, chư Tăng vẫn là chư Tăng, chư Ni vẫn là chư Ni. Hai bên có thể cùng làm Phật sự, có những khoảng cách nhất định, Ni bộ riêng, Tăng bộ riêng, hỗ trợ lẫn nhau về phương pháp luận, hỗ trợ với nhau về chính sách hoằng pháp, chính sách giáo dục...vv. Đạo Phật sẽ phát triển rất mạnh ở trong xã hội.

Chương Đầu Mở Đầu Chương Sau

Thư viện kinh sách khác

Kỷ yếu Tri ân Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ

Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Bảo Thân Tiết Dục Pháp Ngữ

Ấn Quang Đại Sư Gia Đình Giáo Dục Pháp Ngữ

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA

Như Lai Tâm Sự Với Con - Toàn Tập

Trực Truyền Tâm Pháp - Tập 9

Rỗng Lặng & Trong Sáng

SÁCH TRA CỨU_ KỆ VÀ GIẢNG GIẢI CHÚ LĂNG NGHIÊM

Khoá An Cư Kiết Hạ Chùa Thiên Ấn PL 2567 -DL 6.2023

Từ ngày 20/06/2023 đến ngày 27/06/2023 - 3.5 Quý Mão 10.5 Quý Mão.

Xem chi tiết

  • Tin xem nhiều
  • Phản hồi
Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch
Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch

28/9/2014
Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân
Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân

31/10/2014
Đây có phải hình ảnh ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI không?
Đây có phải hình ảnh ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI không?

5/9/2014
Lời Đức Phật (Kinh Pháp Cú)
Lời Đức Phật (Kinh Pháp Cú)

27/8/2014
Đức Thế Tôn Mâu Ni là bậc đại hiếu
Đức Thế Tôn Mâu Ni là bậc đại hiếu

6/11/2014
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

6/8/2014
Đức Phật A Di Đà và năm vị Bồ tát
Đức Phật A Di Đà và năm vị Bồ tát

6/8/2014
LƯỢC SỬ THÀNH LẬP CHÙA A DI ĐÀ
LƯỢC SỬ THÀNH LẬP CHÙA A DI ĐÀ

9/9/2014
Toàn cảnh Chùa A Di Đà
Toàn cảnh Chùa A Di Đà

9/9/2014
Niên đại xuất gia, thành đạo đức Bổn Sư Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập
Niên đại xuất gia, thành đạo đức Bổn Sư Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập

12/12/2014
PHÚC
9/6/2023

Bài viết rất có ý nghĩa trong thế giới ta bà. Kính chúc Ngài Samon hạnh phúc trong phật pháp.

Tran van Thịnh
8/4/2023

Danh sách thiền tự ở Úc trong bài viết về thiền sư Thích Thanh Từ cần bổ sung thêm thiền đường Võ ưu địa chỉ 6 Fraizer st Canley valve NSW

Cao Thị Huyền
14/1/2023

Tác giả của bài này là một ác quỷ. Dám xuyên tạc, mỉa mai bậc Chân sư thì chỉ có thể là tay sai hoặc quyến thuộc của ma vương mà thôi. Loại này giống như Đề Bà Đạt Đa mưu hại Đức Phật nên sẽ phải chịu hàng nghìn thậm chí hàng triệu kiếp tan xương nát thịt ở dưới ngục hình tối tăm

Huỳnh Việc Trung
24/7/2022

Tấm này theo mình thì hoàn toàn không phải. Theo mình biết thì bên Thái Lan có một vị đại sư tên là Luang Phor Thuad, các bạn có thể search tên sư trên google. Khi sinh ra đã có nhiều điềm lành, sư có nhiều thần thông. Mình có xem nhiều bức ảnh của sư trên mạng, mình thấy sư rất đẹp, khuông mặt từ bi, quang minh,rực rỡ. Mình nghe đồn sư là bồ tát bất thoái chuyển, đã đạt được Pháp Thân nên thân thể sư rất đẹp. Một vị bồ tát thôi là đã đẹp đẽ như vậy, mang nét đẹp xuất thế gian, huống chí là đức Phật người đã đạt được giác ngộ rốt ráo. Đức Phật sẽ đẹp hơn vậy gấp trăm nghìn lần, nên hiển nhiên cái bức ảnh trên kia không phải ảnh Phật! Bạn nào muons tìm hiểu về sư Luang Phor Thuad thì search là "Luang Phor Thuad","Luang Phor Thuad wax","Luang Phor Thuad statue". Hình ảnh của Sư dù ở hình thức nào, tranh vẽ, tượng hay tượng sáp đều rất đẹp. Nếu ai là đệ tử chân chính của đức Phật thì nên tìm hiểu về sư, ngắm ảnh sư,thật hiếm hoi và quý giá mấy được ngắm ảnh mọt vị bồ tát đẹp đẽ như vậy.

Nguyễn Đạt Niệm
11/4/2022
PHẬT ĐẢN LÀ LỄ HỘI TÔN GIÁO TOÀN CẦU THẾ GIỚI ĐƯƠC LIÊN HIỆP QUỐC TÔN VINH .THÌ GHPG VN HIỆN TẠI PHẢI CÓ CHỈ ĐẠO THỐNG NHẤT TỪ CẤP TRUNG ƯƠNG ĐẾN ĐỊA PHƯƠNG CÁC CẤP GH CŨNG NHƯ CÁC TỰ VIỆN CẢ NƯỚC PHẢI THỰC HIỆN NGHIÊM TÚC TỔ CHỨC TẤT CẢ ĐỀU HƯỚNG VÊ CÚNG DƯỜNG NGÀY PHẬT ĐẢN SINH. GH KHÔNG ĐỊNH HƯỚNG CHO NGÀY PHẬT ĐẢN THÌ GH VỊ CHỦ TỊCH HĐTS PHẢI CHỈ ĐẠO CHO CÁC CẤP GH BẰNG CÔNG VĂN THÔNG BẠCH CHO KỊP MỪNG PHẬT ĐẢN SẮP ĐẾN..
Cuong Nguyen Lam
11/4/2022
Cảm ơn tác giả đã nói lên đúng thực trạng của PG, thật ra hàng Phật tử rất mong mỏi được sống trong không khí Rước Phật trên phố mà giờ đây lại cắt cả lễ Đài ...Trong khi đó lễ Noel không một thông bạch nào từ Hội đồng Giám mục Việt Nam mà chỉ có vị linh mục viết thư đến Học sinh và giáo chức ..nội dung khuyên giáo dân giới thiệu Lễ Niel đến với các bạn và đồng nghiệp của mình. Còn của PG ra văn bản tổ chức lễ Phật Đản ...đôi lúc thiếu cụm từ tổ chức xe Rước Phật và kiệu Phật thì các đơn vị PG tổ chức có nơi bị chính quyền đưa ra bản thông bạch không có nói đến rồi gây khó khăn cho việc tổ chức xe Rước Phật...Chưa kể có năm ở Đăk Lăk, hay huyện Hóc Môn_ TP HCM bị cấm cả trwo cờ PG quanh các con đường quanh chùa. Trong khi đó Noel họ treo đèn, làm hang đá ra đường đầu hẻm và cờ rợp trời mà có ai cấm đâu?
Trọng Tín
11/4/2022
Nên đấu tranh cho ngày phật đản là quốc lễ ... ngày đó toàn dân bắt buộc nghe thuyết pháp...
Tran Le Duyen
24/2/2022

A Di Da Phat Kinh Thua Yeu cau Update dia chi tren mang

Phước mỹ
5/2/2022

Tôi đồng quan ý kiến của bạn, hình này cần phải kiểm chứng lại nguồn gốc, hình này không giống như lời Phật dạy trong kinh điển. Chúng ta không nên phổ biến.

Nguyễn vih
26/1/2022
Tôi cảm thấy rất biết ơn

hình ảnh hình ảnh

» Xem tất cả

LỄ TƯỞNG NIỆM TRƯỞNG LÃO HOÀ THƯỢNG THÍCH TUỆ SỸ TẠI CHÙA THIÊN ẤN, Sydney (2.12.2023)
LỄ TƯỞNG NIỆM TRƯỞNG LÃO HOÀ THƯỢNG THÍCH TUỆ SỸ TẠI CHÙA THIÊN ẤN, Sydney (2.12.2023) (21 hình)
ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CHÙA A DI ĐÀ PL.2567 (10.09.2023)
ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CHÙA A DI ĐÀ PL.2567 (10.09.2023) (68 hình)
Lễ tự tứ Chùa Thiên Ấn ngày 27.06.2023
Lễ tự tứ Chùa Thiên Ấn ngày 27.06.2023 (35 hình)
Đại lễ tưởng niệm 60 năm Bồ tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân & Hiệp kỵ
Đại lễ tưởng niệm 60 năm Bồ tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân & Hiệp kỵ (40 hình)
Khai hạ Kiết giới An cư Chùa Thiên Ấn ngày 20.6.2023
Khai hạ Kiết giới An cư Chùa Thiên Ấn ngày 20.6.2023 (39 hình)
Huý Nhật Năm Thứ 27 Phật Tử Tâm Biên 10,11.4 Quý Mão (5.2023)
Huý Nhật Năm Thứ 27 Phật Tử Tâm Biên 10,11.4 Quý Mão (5.2023) (136 hình)

Chân Dung Tăng Già Chân Dung Tăng Già

  • Tiểu sử Hòa thượng Thích Trí Độ (1894 – 1979)
    Tiểu sử Hòa thượng Thích Trí Độ (1894 – 1979)
  • ĐỨC ĐỆ NHẤT TĂNG THỐNG GHPGVNTN
    ĐỨC ĐỆ NHẤT TĂNG THỐNG GHPGVNTN
  • Tiểu sử Hòa thượng Tánh Thiên Nhất Định
    Tiểu sử Hòa thượng Tánh Thiên Nhất Định
  • Tiểu sử Hòa Thượng Thích Như Minh, Trụ Trì Chùa Việt Nam, Los Angeles, California. Hoa Kỳ
    Tiểu sử Hòa Thượng Thích Như Minh, Trụ Trì Chùa Việt Nam, Los Angeles, California. Hoa Kỳ
  • Thiền sư Thích Nhất Hạnh
    Thiền sư Thích Nhất Hạnh
  • Sơ tổ Minh Hải Đắc Trí Pháp Bảo của dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh
    Sơ tổ Minh Hải Đắc Trí Pháp Bảo của dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh
  • Thiền sư khai sinh dòng phái Lâm Tế Chúc Thánh
    Thiền sư khai sinh dòng phái Lâm Tế Chúc Thánh
  • Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Đạo hiệu Thích Thiện Duyên (1928 - 2021)
    Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Đạo hiệu Thích Thiện Duyên (1928 - 2021)
  • Tiểu sử Hòa thượng Huệ Đăng (1873-1953) Dịch giả Kinh Vu Lan
    Tiểu sử Hòa thượng Huệ Đăng (1873-1953) Dịch giả Kinh Vu Lan
  • Danh Tăng Việt Nam sinh vào năm Tý
    Danh Tăng Việt Nam sinh vào năm Tý
  • Pháp Âm
  • Phim Phật Giáo
  • Âm Nhạc
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Tiểu Tạng Thanh Văn - Kinh Tạp A Hàm 827
  • Ðại Nạn Trước Mắt, Quay Ðầu Là Bờ 16348
  • Khac Phuc Phien Nao Tap Khi 16519
  • Pháp Ngữ Của Thiền Sư Hư Vân P1 12781
  • Pháp Ngữ Của Thiền Sư Hư Vân P2 12368
  • Phật Học Quần Nghi - Tập 1/2 11570
  • Phật Học Quần Nghi - Tập 2/2 11540
  • An Lạc Từ Tâm 15016
  • Phật Học Vấn Đáp 01, Lý Bỉnh Nam 14952
  • Phật Học Vấn Đáp 02, Lý Bỉnh Nam 14428
  • [ Xem tất cả ]
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Buddha - Đức Phật - (tập 55/ 55): Kết thúc phim... 7681
  • Buddha - Đức Phật - (tập 54/ 55): Buddha nhập... 8337
  • Buddha - Đức Phật - (tập 53/ 55): Bữa ăn cuối... 11915
  • Buddha - Đức Phật - (tập 52/ 55): Mogalana và... 8408
  • Buddha - Đức Phật - (tập 51/ 55): Buddha cứu độ... 7982
  • Buddha - Đức Phật - (tập 50/ 55): Vua Ajātasattu... 3178
  • Buddha - Đức Phật - (tập 49/ 55): Năm pháp phá... 9666
  • Buddha - Đức Phật - (tập 48/ 55): Tinh xá... 9291
  • Buddha - Đức Phật - (tập 47/ 55): Thiếu nữ mang... 10478
  • Buddha - Đức Phật - (tập 46/ 55): Anan gặp nạn,... 9437
  • [ Xem tất cả ]
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Mừng Xuân Di Lặc 15572
  • Mùa Xuân Em Đi Lễ Chùa 15666
  • Tổng hợp Nhạc ThiềnThiền - Tĩnh Tâm - An Nhiên 14612
  • Dòng Sông Tôi Gọi Tên Em 14417
  • Một Chuyến Giả Từ 14199
  • Nối Một Nhịp Cầu 15127
  • Vẫn là Em Thơ 14759
  • Chú Cuội Dỗi Hờn 6948
  • Quê Hương Nguồn Cội 14447
  • Như Giọt Sương Đêm 15528
  • [ Xem tất cả ]

Từ điển phật giáo Từ điển phật giáo

  • Từ Điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam
  • Trích lục từ ngữ Phật học Quyển Thượng
  • Trích lục từ ngữ Phật học Quyển Hạ
  • Từ Điển Pháp Số Tam Tạng
  • Từ Điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam

lời vàng ý ngọc

  • NHỮNG CÂU ĐÁNG SUY GẪM
  • NHỮNG CÂU NÓI HAY
  • 10 điều sau là cốt lõi hạnh phúc
  • Lời hay ý đẹp
  • NHỮNG CÂU NÓI HAY VỀ CUỘC SỐNG
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (9)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (8)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (7)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (6)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (5)

thư viện sách

Kỷ yếu Tri ân Hòa...
'Đại Tạng Kinh...

lịch âm dương

Kênh truyền hình phật giáo

Nhạc Phật Giáo Truyền hình Srisambodhiuk Truyền hình Sen Việt
Truyền hình DahamgaganaTv Truyền hình Shraddha Dhamma and Meditation Internet TV
52 Bareena street, Canley Vale N.S.W 2166 Australia - Tel: (+02) 87046317
Email: chuaadida1@gmail.com - chuaadida@ymail.com
Copyright © 2014 Chùa A Di Đà. All Rights Reserved. Powered by BizMaC