Trong lúc Covid – 19 cao trào phát tác ở VN, cả xã hội chìm trong âu lo sinh tử dịch bệnh và sinh kế, một câu đề xuất bỏ khẩu hiệu “ tiên học lễ, hậu văn” của một trí thức XHCN tên Trần Ngọc Thêm khiến, nói theo chữ nghĩa Nam Bộ, chết điếng vì...bất ngờ về thời điểm cũng như nội dung. Lặng đi, quên cả đại dịch và ..hết ý, không biết “ phát biểu cảm tưởng” ra sao.
Tôi từng có tình bạn vong niên với một cựu sĩ quan VNCH cải tạo rồi ở lại VN sau 1975, ông mất chưa lâu. Người gắn hết thanh xuân rồi tuổi trung niên trong binh nghiệp, đánh cộng sản từ khi họ còn danh xưng Việt Minh đến cận kề kết thúc chiến tranh, ông đúc kết gọn: cộng sản cái gì cũng dám làm. Với người viết, câu này hay.
Đề xuất kỳ dị của ông Thêm thuộc loại cái gì cũng dám làm, kể cả cái người ta không dám nghĩ.
Truyền thông rung rinh như bị ném bom tấn, sau cú cắn bít tết đình đám của Tô Lâm ở Anh, có lẽ ý tứ kỳ dị này của ông Thêm chấn động nhất: hàng loạt tờ báo tập trung mổ xẻ, BBC cũng làm bài, công chúng xôn xao.
Nhưng nghĩ kỹ, chuyện này thuộc về bản chất của cộng sản, logich xuyên suốt không ngừng nghĩ những ý tưởng và hành động họ gọi là cách mạng- thay đổi. Từ khi họ có mặt rồi cướp chính quyền, họ cố công đập nát kỳ hết những gì không thuộc về họ, có trước họ, không dán nhãn cộng sản, từ vật chất đến tư tưởng. Nhân văn giai phẩm, cải cách ruộng đất, đề cương văn hoá, cấm nhạc vàng, buộc cắt tóc ngắn, cấm cán bộ mặc quần jean.... Đại loại vậy. Học đường là trọng yếu trong nỗ lực “ cách mạng” để nắm giới trẻ.
Nhà trường XHCN sự học khác người để đào tạo con người XHCN công cụ trong tay Đảng, các giá trị thuộc về nền tảng kiến tạo nền giáo dục vốn có, như tiên học lễ hậu học văn, bị tẩy xoá che mờ và lấp vào các nội dung mới theo mong muốn của Đảng: giáo dục vô sản theo quan điểm Mác, bồi dưỡng đạo đức XHCN, sùng bái Đảng và lãnh tụ cộng sản. Văn chương dù tinh hoa đến mấy nếu không nghiêng về cộng sản, không do đảng viên viết, vất hết. Những tác phẩm i tờ chữ nghĩa được đem ra phân tích ở nhà trường ca ngợi Đảng, HCM, giáo dục hận thù và tinh thần giai cấp... Một may mắn là họ không thể buộc dạy khác đi về Niu Tơn, Anhxtanh hay tráo đổi bảng tuần hoàn hoá học của Menvedeev. Học trò dốt chán văn sử vì lý do chính bởi nội dung khiên cưỡng áp đặt như thế, bởi sự vô giá trị của các “ tác phẩm” và tuyên truyền chính trị.
Thực tế, ngay khi cộng sản nắm quyền, khẩu hiệu tiên học lễ hậu học văn cho dù còn sơn ở một số nhà trường, nhưng đã bị khai tử chứ không chờ đến giờ khi ông Thêm ..sáng kiến. Người ta thay vào đấy những câu như: vì sự nghiệp mười năn trồng cây, vì sự nghiệp trăm năn trồng người hay thi đua dạy tốt học tốt...
Rốt cuộc qua bao nhiêu thành tích ảo, nền giáo dục XHCN tối thui dạy không tốt học càng thua, quay cóp tràn ngập từ tiểu học đến bậc sau đại học, bên ngoài cây rừng bị phá trụi còn trồng người ở học đường cũng không ra chi. Ở VN, mọi nơi không cứ nhà trường la liệt khẩu hiệu như bùa chú trấn an hô hào kiểu xài dopinh. Bệnh viện tệ hại nhưng nhưng câu kêu nhất sơn vẽ liên tục như phun PU lên gỗ mụt.
Tiên học lễ hậu học văn là một giá trị của Nho giáo được xã hội VN dung nạp lâu đời, định hướng đào tạo kẻ sỹ, trí thức có nền đạo đức bên cạnh tri thức, hài hoà cân bằng. Bản thân câu này là hằng giá trị, có ở mọi ngôi trường trước thời cộng sản.
Ông Thêm ngay sau khi lỡ mồm đã trổ tài hùng biện sở trường lấp liếm: dư luận ngộ nhận ý của ông chỉ muốn xoá bỏ quan điểm giáo dục cũ thiên về buộc người học phục tùng máy móc, có hại xho xu hướng tự do sáng tạo của giáo dục hiện đại...
Trường hợp này điển hình về khả năng xảo ngôn của hạng gọi là trí thức XHCN, uốn lưỡi như bánh phồng nói sao cũng được, vô liêm sĩ và đương nhiên không có lễ nghĩa chi.
Nhìn lại những ý tưởng điên rồ đập phá thay đổi khiến nền giáo dục lộn tùng xèo không ngừng: cải cách chữ viết liên tục, rồi đến tay Bùi Hiển đòi thay bảng chữa cái, đề xuất bỏ môn lịch sử ghép chung vào GDCD.... Toàn chuyện tào lao làm dơ mặt báo, lẽ ra chỉ đùa ở cà phê vỉa hè hay sòng nhậu.
Mới đây, trả lời tờ Lao Động, ông Thêm không hề ngượng dẫn chứng: ở các nước phương Tây có Nho giáo hay khẩu hiệu nào đâu mà kinh tế phú cường, xã hội ổn định, văn minh? Ông ấy quên rằng các chốn ấy từng bị ông và các đồng chí miệt thị khinh chê vì không có Đảng lãnh đạo, tư bản thúi tha, nay lại vơ vét của dân đưa con em sang đấy học và giờ dẫn ra làm chỗ dựa! Cộng sản cái gì cũng dám làm.
Ông Thêm học chi đấy ở Xanh Petecbua thời Xô Viết và chắc chắn rằng do là cộng sản, trí thức mới XHCN, ông ấy thoát ly truyền thống dân tộc và xa lạ với nhân loại, không học lễ cũng chẳng học văn, ông ta nhuần nhuyễn những món như CNXH khoa học, tư tưởng HCM...
Phật giáo VN cũng thay đổi tùm lum, gắn cho khẩu hiệu “ đạo pháp, dân tộc, CNXH” đấy thôi.
Giữa lúc dân đói khổ chết chóc, tàu tặc ngày đêm kiếm chuyện, ông Thêm, nói theo ngôn ngữ teen: chuyện khó vậy mà nghĩ được, đòi bỏ khẩu hiệu mang tính giáo dục ở môi trường giáo dục.
Cách đây mười nấy năm, hầu chuyện một ông giáo già trong căn nhà gạch cũ ở Sóc Trăng, một bậc cao niên có học lại trãi đời, về thế sự. Thưa: ông ngoại ơi, giờ người ta bỏ câu tiên học lễ hậu học văn rồi! Ông thở dài...Nay ông giáo sư Thêm cứa lại vết đau.
Dân Bắc biết chuyện có thể nói theo cách của họ: no cơm ấm cật rửng mỡ.
Sau cú này, Tô Lâm chưa chắc nổi tiếng hơn Thêm.
Vô trường không học lễ, cũng chẳng học văn, vậy học cái chi? Chẳng lẽ đổ cơm gạo thời gian học cách ngoạm bít tết kiểu du côn của Tô Lâm hay thuật uốn lưỡi của f
Giáo sư Thêm, toàn thói hư tật xấu?
Thách thức danh hài.
Nguyễn Thành Công