KAWABATA YASUNARI LÀ NHÀ VĂN NHẬT BẢN ĐẦU TIÊN ĐƯỢC TRAO TẶNG GIẢI THƯỞNG NOBEL VỀ VĂN CHƯƠNG. NĂM 1968, TRÊN DIỄN ĐÀN TẠI STOCKHOLM, KAWABATA YASUNARI ĐÃ ĐỌC BÀI DIỄN TỪ “SINH RA BỞI VẺ ĐẸP NHẬT BẢN”, HÀM NGHĨA ÔNG ĐƯỢC SINH RA TỪ MỘT TRUYỀN THỐNG VĂN CHƯƠNG DÂN TỘC CŨNG NHƯ ĐƯỢC SỐNG TRONG THẾ GIỚI VĂN HÓA ĐẸP ĐẼ CỦA DÂN TỘC NHẬT. TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU BÀI TIỂU LUẬN CỦA NHÀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC ANH CHI VỀ VẺ ĐẸP ĐẤT NƯỚC HOA ANH ĐÀO QUA GÓC NHÌN VĂN CHƯƠNG
1 Trong số các nước thuộc Đông và Đông Nam châu Á chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa Hán, có Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Với Sĩ Nhiếp, chữ Hán đã được truyền vào nước Việt ta từ thế kỷ thứ II. Vào khoảng thế kỷ thứ V, chữ Hán được truyền sang Nhật Bản. Sau đó hơn ba thế kỷ, từ cơ sở cấu trúc của chữ Hán, người Nhật đã sáng tạo nên chữ Hiragana.
Những năm từ 712 đến 720, nền văn học viết của Nhật Bản đã có các tác phẩm với quy mô khá lớn, tiêu biểu là cuốn Huyền sử lập quốc, một tập sử biên niên của Nihonshoki, gồm cả phong dao, như Kinh thicủa Trung Quốc, nhưng hiện đại hơn và có tính hệ thống hơn; và cuốn Phong thổ chí chép phong tục sinh hoạt các vùng của nước Nhật thời cổ. Đến năm 759, Nhật Bản đã có bộ tuyển tập Ngàn phiến lá, gồm 4.500 bài thơ. Nhiều bài thơ trong bộ tuyển tập thơ này chứa đựng những vẻ đẹp tinh tế của tâm hồn Nhật Bản và sự mong manh, đẹp đẽ lạ lùng của thiên nhiên nước Nhật, nên đã và đang được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới.
Các nhà nghiên cứu văn học sử coi thời kỳ từ nửa đầu thế kỷ thứ VIII trở về trước của văn học Nhật Bản là Thời kỳ tiền cổ điển. Ngay trong thời kỳ này các thi nhân Nhật đã tạo nên thể thơ Tanka (Đoản ca). Mỗi bài Tankagồm có 5 câu thơ với 31 từ (tiếng), phân bố lần lượt 5, 7, 5, 7,7. Về sau này các thi nhân Nhật sáng tạo nên thể thơ Haikai (Hài cú)bằng cách chỉ dùng ba câu đầu trong thể thơ Tanka, tước bỏ đi hai câu cuối. Mỗi bài Haikaichỉ còn lại ba câu với 17 từ (tiếng), lần lượt 5, 7, 5. (Thể Haikainày là tiền thân của thể thơ Haiku danh tiếng thế kỷ XVII). Cuối Thời kỳ tiền cổ điển, thể Tanka và các thể thơ khác như Choka, Sedoka, Konponka được gọi chung là thơ Waka (Hòa ca), một thể thơ riêng của người Nhật, khác biệt với Kanshi (Hán thi) viết bằng chữ Hán. Chúng tôi xin lưu ý với bạn đọc là, từ thế kỷ XII các nhà thơ nước Việt ta mới sáng tác nhiều thơ, phú bằng chữ Nôm, nhưng chưa sáng tạo nên một thể thơ khác biệt với thơ viết bằng chữ Hán của Trung Quốc. Và, bộ tuyển tập thơ có quy mô sớm nhất của nước Việt ta mà đến nay ta được biết, là Việt âm thi tậpgồm gần 700 bài, do Phan Phu Tiên (thế kỷ XV) sưu tầm, biên soạn, ra đời muộn hơn tuyển tập Ngàn phiến lácủa Nhật Bản khoảng 7 thế kỷ.
2 Bước sang Thời kỳ cổ điển, nhiều nhà nghiên cứu còn gọi là thời kỳ Hoàng kim văn họccủa Nhật Bản, kinh đô nước Nhật là Kyoto. Thời kỳ này, nền văn chương Nhật đã xuất hiện một tài năng rất lớn là Ono No Komachi (834 - 880), một nữ sĩ có sắc đẹp tuyệt trần, nổi tiếng trong lịch sử Nhật Bản như Dương Quý Phi của nhà Đường (Trung Quốc). Bà là một trong sáu thi sĩ lừng danh hàng đầu của thơ ca Nhật Bản thời cổ. Năm 905, nước Nhật đã có tuyển tập thơ nổi danh thế giới, là bộ Cổ kim thi, gồm 1.111 bài thơ tiêu biểu trong kho tàng thơ ca Nhật Bản. Trong bộ tuyển tập đó có 18 bài thơ của nữ sĩ Ono No Komachi. Cũng trong năm 905, đời sống văn chương Nhật xuất hiện tác phẩm lớn Chuyện người đốn tre (Tale of Bamboo cuter), Taketori Monogatari kể chuyện Hằng Nga trên cung Quảng. Giai đoạn này, chữ Hiragana đã trở nên rất phổ thông. Trong sinh hoạt văn hóa cung đình, một số phi, tần, các nàng tiệp dưvà cung nữ cũng sáng tác văn chương, thơ phú bằng chữ Hiragana.
Thời kỳ này, nước Nhật xuất hiện một nữ sĩ vĩ đại, là bà Murasaki Shikibu (978 - 1015). Bà đạt được những thành tựu trong âm nhạc, thơ, hội họa, và xuất sắc hơn cả là văn xuôi. Giới nghiên cứu văn học quốc tế coi bà là “người viết nên cuốn tiểu thuyết đầu tiên của thế giới”. Đó là kiệt tácChuyện chàng Ghenji,viết xong vào khoảng năm 1004, gồm 54 chương, nhân vật chính là Ghenji, một hoàng tử ở địa vị thấp bởi mẹ chàng chỉ là một cung nữ. Nhưng Ghenji rất đẹp trai và có tài thơ ca, vũ nhạc, nên được mọi người trong cung đình rất yêu mến. Trong tác phẩm này có biết bao tình tiết về cuộc sống và thân phận của chừng 400 nhân vật; còn có hàng trăm bài tanka của những tình nhân gửi cho nhau, tạo nên một chiều sâu văn hóa Nhật rất đặc biệt. Bộ tiểu thuyết đầy những đam mê, dục vọng, nhưng chan chứa tình người, tình hoàng tộc, tình bằng hữu. Tác giả danh tiếng Motoori Norinata (1730-1801) đã đánh giá Chuyện chàng Ghenji: “… là thiên truyện tuyệt vời nhất không ai có thể vươn tới được… Không có tác phẩm nào thấm sâu vào lòng người đến thế, không có tác giả nào biết thể hiện vẻ đẹp u buồn (của Nhật Bản) một cách sâu sắc và cảm động đến thế”.
Chuyện chàng Ghenjilà một tác phẩm vĩ đại của văn học Nhật Bản, đã được dịch in ở nhiều nước trên thế giới, bản dịch ra Anh ngữ dày tới 1.100 trang in. Gần một ngàn năm sau khi thiên tiểu thuyết này ra đời, văn hào Kawabata Yasunari, Giải thưởng Nobel Văn học năm 1968, đã viết: “Nhiều tác giả sau này đã cố bắt chước Chuyện chàng Ghenji, nhưng đều thua xa nó về mọi mặt. Không phải bàn cãi gì nữa, bút pháp của Chuyện chàng Ghenji thực là vô song…”. Trước Kawabata Yasunari nửa thế kỷ, vào năm 1916, Rabindranath Targor (1861-1941), thi hào Ấn Độ, đến thăm nước Nhật, qua bài diễn thuyết nổi tiếng Tâm hồn Nhật Bản, đã nói rằng, mỗi dân tộc có trách nhiệm làm cho cái ưu tú nhất của mình trở thành tài sản chung của nhân loại.
Và theo R. Targor, khi đem lại cho thế giới một tác phẩm cổ điển như Chuyện chàng Ghenji, người Nhật đã làm trọn trách nhiệm của dân tộc mình.
3 Đến năm 1120, nền văn chương Nhật Bản lại có thêm một thành tựu rất đáng kể nữa, đó là bộ sách Chuyện xưa, một tuyển tập gồm hàng ngàn chuyện rút ra từ kinh Phật, từ các chuyện phong tục Ấn, Hoa và Nhật. Qua hàng ngàn chuyện đó, người đọc thấy được cuộc sống của vua, các quan lại cho đến dân chúng, với những mô tả rất sinh động về con người, về đặc điểm những dân tộc, tôn giáo, những sắc thái xã hội Nhật Bản đương thời cũng như sự giao thoa văn hóa với các nước trong khu vực.
Giai đoạn mà giới nghiên cứu Nhật Bản gọi là Thời kỳ Kamakura - Muromachi (thế kỷ XII đến thế kỷ XIV), nền văn chương Nhật có những thành tựu đỉnh cao. Ngay từ nửa đầu thế kỷ XII, đã xuất hiện tác phẩm Chuyện tộc Heike, mô tả biết bao thăng trầm của bộ tộc Heike và cuộc chiến với sứ quân Minamoto. Chuyện tộc Heike là tác phẩm bao gồm cả trường ca, anh hùng ca, tràn đầy xúc cảm, chứa đựng tư tưởng từ bi vô thường của Phật giáo. Sang thế kỷ XIII, là thời hiệp sĩ chinh chiến, văn chương Nhật xuất hiện nhiều anh hùng ca. Trong đó, tiêu biểu nhất là Thăng trầm của xứ quân Genji và Heike. Thế kỷ XV có tập trường ca Taiheiki mà người Nhật vô cùng yêu quý. Trường ca này chất chứa rất nhiều giá trị nhân bản và vẻ đẹp tâm hồn người Nhật, nên được phổ biến rất sâu rộng trong đời sống, cho đến ba, bốn trăm năm sau vẫn được dân chúng ngâm, đọc và biểu diễn trên sân khấu.
Thời kỳ Kamakura - Muromachi, ngoài những thành tựu văn chương sử thi như chúng tôi nêu ở trên, còn có nhiều tác phẩm lớn khác. Đó là Tân tập thơ cổ và kim, gồm nhiều bài thơ xuất thế, vượt thế tục, do cựu hoàng Gotoba sưu tầm, biên soạn. Đó là tác phẩm Ẩn sĩ non caocủa Saigyou vốn là một ẩn sĩ buông gươm nhàn du (thế kỷ XIII). Đó là tác phẩm Nhàn tưởng của Yoshida. Đó là Kho tàng Phật pháp, tập sách tư tưởng Thiền đầu tiên viết bằng chữ Nhật. Đó là bộ sách Đại Bình ký sự của Taiheiki ghi chép 50 năm tranh chấp giữa hai sứ quân (1318- 1367). Thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVI, văn chương Nhật Bản có một số thành công, không nổi bật lắm, nhưng nghệ thuật sân khấu rất phát triển. Tuồng Nohlà một nghệ thuật đặc sắc của người Nhật mà thế giới ngưỡng mộ. Những tác phẩm tuồng Noh do Kan’ami và con trai là Zeami soạn có giá trị văn học cao. Và, với tuồng Noh, sân khấu dân tộc Nhật Bản đã đạt tới một vẻ đẹp thật rực rỡ, độc đáo…
4 Hết thế kỷ XVI, bước sang Thời kỳ Edo(1603-1867). Vì Mạc Phủ của Tướng quân Tokugawa đóng ở Edo (nay là Tokyo) nên các nhà sử học gọi như vậy; cũng còn được hiểu là “thời kỳ văn hóa Edo”. Chính quyền Mạc Phủ có chủ trương bế quan tỏa cảng. Nhưng đây là thời kỳ thơ ca Nhật phát triển mạnh cả về hình thức cũng như nội dung. Thể thơ Renga, liên ngâm trường ca, nhiều người cùng xướng họa, còn được gọi làRenga-shi(liên ngâm thi sĩ) đã trở thành sinh hoạt văn hóa tao nhã, rất phổ biến. Thể thơHaikai, thơ hài hước, khá thịnh hành từ thế kỷ XVI, sang thế kỷ XVII thì chuyển dần thành thể thơ Haiku gọn nhẹ và rất trữ tình. Như chúng tôi đã viết ở phần trên, từ Thời tiền cổ điển, các thi nhân Nhật Bản đã tạo nên thể thơHaikai (Hài cú) bằng cách chỉ lấy ba câu đầu của thể thơ Tanka, 17 từ (tiếng) 5, 7, 5 (gọi là phần Hokku) và bỏ đi hai câu cuối 14 từ (tiếng) 7, 7 (gọi là phần Ageku). Đến thế kỷ XVII, các thi sĩ Nhật đã sáng tạo nên thể thơ Haiku trữ tình cũng có ba câu với 17 từ (tiếng) phân bố lần lượt 5, 7,
5 .Haikuđược coi là thơ trữ tình mà cấu trúc cực kỳ tinh giản, nhiều nhà thơ Nhật đã đưa thơ Haikutới nghệ thuật văn chương đỉnh cao. Trong đó, với bút pháp của Thi bá thiền sư Basho đã khiến thơ Haikunổi tiếng toàn thế giới. (Xin lưu ý, về mặt lý luận văn học, mãi đến năm 1890, tác giả Masaoka Shiki mới chính thức dùng từ “Haiku” để gọi thể thơ ba dòng 17 từ (tiếng) xuất xứ từ việc lấy ba dòng phần khai mào (hokku) của thể thơ Tanka (đoản ca)ở Thời tiền cổ điển).
(Còn nữa)
© Copyright 2025, Design by Triviet