Thiên thạch rơi xuống Trái Đất có cấu tạo từ những hạt đá tròn nhỏ cỡ milimet gọi là chondrule, chúng được cho là nguồn gốc hình thành hệ Mặt Trời. Theo nhóm chuyên gia đại học Lund, Trái Đất có thể cũng hình thành từ chondrule.
Giáo sư Anders Johansen cùng các chuyên gia Mỹ, Đan Mạch và Đức phát triển một mô hình máy tính, mô phỏng quá trình hình thành tiểu hành tinh và cho rằng chúng hình thành từ kích thước nhỏ bé trong vùng vũ trụ gồm các hạt chodrule.
Theo mô phỏng, tiểu hình tinh phát triển nhanh và liên tục tới đường kính 1.000 km. Tiểu hành tinh lớn nhất tiếp tục mở rộng kích thước cho đến khi đạt khối lượng bằng sao Hoả, tức bằng một phần 10 khối lượng Trái Đất.
Trước đây, cộng đồng nghiên cứu cho rằng Trái Đất được hình thành do va chạm giữa các tiền hành tinh (protoplanet), kích thước bằng sao Hoả, trong quá trình hơn 100.000 năm.