Có hơn 500 triệu tín đồ Phật giáo trên khắp thế giới, phân bố ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước viễn đông khác. Tín đồ Phật giáo có sự sùng kính to lớn đối với những khu vực trên.
Pakistan có thể đón hàng triệu khách du lịch mỗi năm nếu họ có cơ sở hạ tầng và bình ổn ở các khu vực có các địa danh và di tích cổ. Nếu chính phủ Pakistan chủ động, họ có thể khởi động một nền công nghiệp lưu trú tại đất nước mình và kiếm hàng tỷ đô la mỗi năm.
Yang Soo Kim là giám đốc của Interart Channel của Hàn Quốc, người đã có mặt tại buổi lễ kí kết giữa hai nước về việc cho phép Interart Channel tổ chức một buổi triển lãm gồm 68 hiện vật nghệ thuật từ Bảo tàng Peshawar (Pakistan) tại Bảo tàng Trung tâm Phật giáo (Hàn Quốc) vốn là trụ sở của Tông phái Tào Khê – tông phái Phật giáo lớn nhất ở Seoul, Hàn Quốc.
Thỏa thuận trên được kí vào ngày 13/12/2016 giữa Cục Lịch sử, Di sản Văn học Quốc gia Pakistan và Hiệp hội Văn hóa Hàn Quốc. Phía Hàn Quốc, ông Min Jeong, chủ tịch của hiệp hội nói trên đã đại diện kí thỏa thuận. Triển lãm sẽ được tổ chức vào cuối tháng 3 năm 2017.
Triển lãm cổ vật từ Bảo tàng Peshawar là một ý tưởng của Interart Channel và tiến sĩ Esther Park – thư kí của Hiệp hội Nghệ thuật và Văn hóa Ghandhara ở Pakistan.
Trong cuộc thảo luận với Yang Soo Kim và tiến sĩ Esthar Park, họ đã chia sẻ với phóng viên về tầm quan trọng to lớn của khu vực Ghandhara cổ đối với cộng đồng Phật giáo. Họ cũng nói rằng chỉ có một số ít các Phật tử có thể đến Pakistan và có cơ hội để thăm những địa đanh này, họ chính là những người may mắn nhất, vì khu vực này chính là nơi khai sinh ra Phật giáo. “Phật tử có niềm trân kính to lớn đối với khu vực này. Khu vực này thiêng liêng đối với Phật tử giống như người Hồi giáo có lòng sùng kính đối với Makkak và Madina”.
Yang Soo Kim và tiến sĩ Esthar Park gợi ý rằng, Pakistan có thể xây dựng một Đại lộ Văn hóa Hàn Quốc – Pakistan, tương tự như họ đã xây dựng một hành lang kinh tế với Trung Quốc.