Các nhánh Phật giáo ở Mông Cổ có mặt trước đế chế Thành Cát Tư Hãn, người có mối quan hệ mật thiết với một trường phái Phật giáo Tây Tạng, theo AFP.
Dù là chịu sự ảnh hưởng nặng nề của Phật giáo Tây Tạng nhưng những người Mông Cổ vẫn đem đến cho tôn giáo này những phong cách văn hóa của chính họ: được truyền cảm hứng bởi những câu thần chú pháp sư bằng cách dùng rượu vodka, các Phật tử Mông Cổ xem thứ rượu Nga linh thiêng này như các tín hữu Ki-tô đối với rượu vang vậy.
Ủy ban Nghệ thuật Mông Cổ ước tính trong suốt những năm như một quốc gia vệ tinh của Liên Xô, từ 1924 đến những năm đầu 1990, có hơn 1.250 tự viện và chùa chiền bị phá bỏ.
Chỉ có một tự viện duy nhất, chùa Gandan ở Ulan Bator, được cho phép mở cửa trong thời kì bấy giờ. Hiện nay, chùa Gandan có 800 nhà sư, thuộc vào dạng lớn nhất cả nước. Sau năm 1990, một nhân vật Phật giáo cấp cao đến từ Ladakh đã được lựa chọn trở thành Đại sứ Mông Cổ.
Khi thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi viếng thăm Mông Cổ vào năm 2015, ông phát biểu: “Phật giáo đã sống từ những tác phẩm của Kushok Bakula Rinpoche, đại sứ Ấn Độ tại Mông Cổ từ năm 1990 đến năm 2000. Chùa Pethub mà đại sư Kushok đã xây dựng ở đây sẽ là một biểu tượng đảm bảo cho những mối quan hệ của chúng ta”.