Marc Rayman, kỹ sư trưởng chế tạo phi thuyền Dawn cho báo chí hay: “Sau cuộc hành trình 3.1 tỉ dặm kéo dài trong 7.5 năm, cuối cùng Dawn cũng đến được mục tiêu”.
Trước đó trong vòng 14 tháng, phi thuyền này đã đáp xuống vẫn thạch Vesta, vẫn thạch lớn thứ nhì trong vòng đai vẫn thạch nằm giữa quỹ đạo của Hỏa Tinh và Mộc Tinh. Hành tinh nhỏ chính là vật thể to nhất của vòng đai này, nó tên là Ceres.
Các khoa học gia hy vọng với những dữ kiện thu lượm được từ Ceres và Vesta, người ta sẽ hiểu thêm lịch sử hình thành các hành tinh của Thái Dương Hệ, vốn ra đời cách đây 4.56 tỉ năm. Carol Raymond, khoa học gia của NASA nhận định: “Hai vật thể này rất nguyên sơ, xem như là hai hóa thạch mà chúng tôi đang nghiên cứu vậy”
Tiểu hành tinh Ceres có thể chứa 25% là nước ở dạng băng đá ở bề mặt, chuyện này cho thấy trước đây trong giai đoạn tiên khởi lúc hình thành, nó đã có nước rồi, như thế rất có thể đã có sinh vật sống dưới dạng vi sinh hay vi khuẩn.
Được biết vệ tinh Dawn sẽ quay xung quanh quỹ đạo của Ceres đến tháng 6 năm 2016, ở nhiều độ cao khác nhau. Chris Rusell, thuộc đại học California ở LA có tham gia vào chương trình này, cho hay: “Chúng tôi rất phấn khởi và sẽ có nhiều việc để làm trong vòng một năm rưỡi nữa”