Có nguồn gốc từ Ấn Độ cổ đại, kinh lá bối là bộ kinh được viết trên lá cây. Và với một lịch sử hơn 2.000 năm, loại kinh này có giá trị cho việc nghiên cứu Phật giáo.
Tên khoa học: Coripha umbraculifera, Common name: Century/Talipot Palm
Truyền thống khắc kinh Phật trên lá Bối có nguồn gốc từ Ấn Độ. Nó được truyền vào Trung Quốc trong suốt Triều đại nhà Đường (618-907).
Có 577 tự viện ở khu Tây Song Bản Nạp lưu giữ hơn 50.000 bản sao các kinh Phật viết trên lá Bối.
Quy trình khắc kinh trên lá bối
Trong tiến trình xuất bản kinh trên lá bối, đầu tiên, các nghệ nhân khắc kinh cắt các lá Bối tươi trên cây.
Sau đó, họ luộc các lá Bối ấy.
Luộc xong, họ mang chúng phơi trong nắng.
Sau khi phơi khô, các nghệ nhân bắt đầu miệt mài ngồi khắc kinh trên các lá Bối này.
Để bảo quản lâu dài và tạo độ bóng cho các bản kinh, họ bôi dầu trên các lá Bối đã được khắc kinh ấy.
Sau cùng, chư tôn đức Tăng Ni chú nguyện ấn chứng các bản kinh vừa mới hoàn thành.
Bản tiếng Phạn của Devīmāhātmya trên lá bối, theo lối viết cổ Bhujimol, của Bihār hoặc Nepāl, thế kỷ 11
Kinh lá bối được lưu giữ và bảo tồn vì giá trị của bản kinh