Đạo làm con
Trong kinh Tăng Bộ Chi, cha mẹ được sánh với Phạm Thiên, đôi khi còn được sánh ngang với đức Phật.
Cha mẹ là món quà quý giá nhất, lớn nhất của đời người. Kẻ trí phải phụng dưỡng cha mẹ, lễ bái cha mẹ, chăm sóc và cung cấp thức ăn, nước uống, quần áo, giường nệm, xoa bóp thân thể khi cha mẹ ốm đau...
Người con chí hiếu không những luôn được bậc thánh khen ngợi và hộ trì mà còn sanh thiên trong kiếp sau.
Chính vì thế, đức Phật đã dạy về bổn phận và trách nhiệm của một người con hiếu thảo đối với cha mẹ như sau:
1- Phụng dưỡng, bảo vệ và cung cấp những thứ mà cha mẹ cần.
2- Làm gia tăng tài sản của cha mẹ.
3- Giữ gìn thanh danh gia đình.
4- Rèn luyện nhân cách để xứng đáng là kẻ thừa tự của cha mẹ.
5- Làm việc công đức để hồi hướng cho cha mẹ khi họ qua đời.
Ngoài trách nhiệm của con cái đối với các đấng sinh thành, đức Phật cũng không quên dặn dò các đệ tử tại gia về trách nhiệm của cha mẹ với con cái.
Bổn phận và trách nhiệm của bậc làm cha, làm mẹ
Trước hết, cha mẹ là người có trách nhiệm giúp con mình hòa nhập với xã hội, dạy cho chúng phân biệt điều hay lẽ phải trong cuộc sống.
Người con sẽ chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ khi tuổi già, bệnh tật...
Cha mẹ cũng là người cho con cái ăn học, cưới vợ gả chồng khi đến tuổi trưởng thành, trao quyền quản lý tài sản tùy theo khả năng của chúng.
Nhưng bổn phận này sẽ có tác dụng tích cực khi con cái trưởng thành. Những gì cha mẹ cung cấp cho mình, chúng sẽ làm y như thế với cha mẹ.
Người con sẽ chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ khi tuổi già, bệnh tật... Như thế, nhà nước sẽ không cần lập các viện dưỡng lão để chăm sóc các cụ già.
Khi thực hiện tốt bổn phận và trách nhiệm này của mỗi bên, thì cha mẹ và con cái sẽ giảm thiểu sự xung đột giữa họ.
Nếu chúng ta kính trọng cha mẹ thì vợ và con cái sẽ kính trọng cha mẹ và ông bà. Và điều này chính là thành trì vững chắc để bảo vệ gia đình hạnh phúc. Sự kính trọng như thế không diễn ra một chiều mà phải có sự tương kính lẫn nhau.