Trung tâm Nghiên cứu Phật học mới này sẽ tập trung thúc đẩy những nghiên cứu về Phật giáo cũng như những tác động của chúng, cả trong quá khứ lẫn hiện tại.
Theo tiến sĩ Jiang Wu, giám đốc trung tâm, thì trung tâm này cũng giúp đỡ cả trong việc khuyến khích sinh viên nghiên cứu Phật giáo cũng như truyền bá những tư tưởng Phật giáo đến những sinh viên không có mối liên hệ với tôn giáo này.
“Chúng tôi vô cùng biết ơn vì sự giúp đỡ quý báu của Viện Nhân văn”, tiến sĩ Jiang Wu phát biểu. “Đây là một nỗ lực thận trọng, được tính toán cẩn thận để thúc đẩy chúng ta, toàn bộ Viện, phát triển”.
Trung tâm hy vọng thay đổi cách thức nghiên cứu nhân văn cũng như biến nó trở thành một lĩnh vực có tính chất cộng tác.
“Kiểu nghiên cứu nhân văn truyền thống chỉ là dựa vào bản thân bạn… đọc sách, viết sách, đăng tải các bài báo”, tiến sĩ Jiang Wu chia sẻ. “Do vậy, không có nhiều cơ hội cho một nhóm học giả nhân văn nào đó phát triển bản thân, thành lập một trung tâm, một chương trình để truyền bá kiến thức của mình”.
Trung tâm mới có những lĩnh vực đặc biệt để hỗ trợ sinh viên liên quan đến Nghiên cứu Đông Á. “Chúng tôi có các chương trình cấp bằng như chương trình nghiên cứu thứ cấp Phật học và chúng tôi cũng có giáo sư hướng dẫn cho sinh viên”, tiến sĩ Jiang Wu phát biểu.
Trung tâm Nghiên cứu Phật học tự hào với một cộng đồng đông đảo các sinh viên đại học hy vọng phát triển một chương trình sau đại học chất lượng.
“Đối với những người đam mê Phật giáo, họ có thể luôn tìm ra nhiều khóa học, các bài giảng, các hoạt động thú vị do trung tâm cung cấp”, Nan Ouyang, một trợ lý đại học tại Trung tâm Nghiên cứu Phật học và hiện là một nghiên cứu sinh tại Khoa Nghiên cứu Đông Á đã viết như vậy trong email. “Đối với những người chưa có kiến thức về Phật giáo, trung tâm sẽ mở ra một cánh cửa mới dành cho họ để tìm hiểu nhiều hơn về sự đa dạng của nhân loại”.
Trung tâm có nhiều cơ hội học tập tại nước ngoài dành cho sinh viên, gần đây nhất là các khóa mùa hè đến Trung Quốc và Bhutan. Trung tâm cũng mời nhiều học giả đến nói chuyện. Ngoài ra, trung tâm còn có Giải thưởng Sinh viên Xuất sắc trị giá 1.500 USD. Giải thưởng này được trao hằng năm.
Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo trông chờ vào các nguồn tài trợ. Hiện tại, trung tâm này đang cố gắng đảm bảo được một khoản quyên góp từ năm đến bảy nghìn đô la mỗi năm, con số mà giám đốc trung tâm cho rằng có thể đạt được.
Quỹ Khyentse (The Khentse Foundation) đã vô cùng hảo tâm, quyên góp rất nhiều cho trung tâm. Quỹ này đã tài trợ một loạt các bài giảng liên quan đến Phật giáo cũng như một dự án trong tương lai tại Trung Quốc dành cho sinh viên.
“Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo đem đến những cách thức mới đối với nghiên cứu truyền thống, bao gồm những công nghệ kỹ thuật số. Và vì có Khoa Nhân văn Ứng dụng mới, nó đã đem đến những cơ hội hiếm có để làm đa dạng, phong phú các phương pháp nghiên cứu truyền thống cũng như hiện tại”, tiến sĩ Albert Welter, trưởng khoa Nghiên cứu Đông Á, phát biểu. Việc thành lập Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo diễn ra vào thời điểm mà nhiều dân tộc ở Châu Á đang là những quân bài lớn nhất trên chính trường thế giới. Trung Quốc và Nhật Bản là các nền kinh tế lớn thứ và thứ ba thế giới.
“Chúng ta đang trong quá trình chứng kiến làm thế nào mà quyền lực kinh tế mới trỗi dậy của Châu Á tác động đến chính trị và văn hóa”, tiến sĩ Welter chia sẻ.
Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo không chỉ mới đối với Đại học Arizona mà còn mới so với vùng tây nam Mỹ. Trung tâm của Arizona là trung tâm đầu tiên thuộc loại hình này trong khu vực.
Cả tiến sĩ Jiang Wu và tiến sĩ Albert Welter đều thể hiện sự vui mừng của họ đối với sự kiện thành lập trung tâm mới cũng như tin tưởng vào tương lai của trung tâm.
“Chúng tôi sẽ làm điều gì thật tuyệt vời dù nó chưa xảy ra”, tiến sĩ Jiang Wu chia sẻ. “Đây là nghiên cứu tôn giáo. Vì vậy, đầu tiên bạn phải tin đã”.