GIÁC MÊ TÂM
T.T THÍCH THIỆN HẠNH
PHÓ BAN TĂNG SỰ PHẬT GIÁO TỈNH BẮC NINH
Từ khi chúng ta mở mắt chào đời đến nay, đã nhiều lần rơi nước mắt. Ta khóc vì sự đau đớn của thể xác hay vì sự sầu não tự tâm hồn.
Con người sinh ra để làm gì? Có nhiều câu trả lời, nhưng có lẻ câu trả lời mang ý nghĩa thực tế nhất và cũng phủ phàng nhất là: con người sinh ra để dần đến cái chết, lê bước trên quãng đường trập trừng đau khổ.
Khổ đau đâu chỉ có trong bệnh viện, trong nghĩa trang, trong tù ngục, mà bóng ma đau khổ thấp thoáng ẩn hiện ở khắp mọi nơi, từ phía sau ánh đèn màu dạ vũ huyền hoặc đến thực chất những cuộc đời được gọi là cao sang quyền quí nhất. Đáng thương cho chúng ta biết bao người suốt đời è lưng ra gánh mang vô vàn thống khổ, họ đã rên xiết, đã oán than, nhưng rồi như làn gió thoảng qua, tất cả cái giá đắt mà họ trả ấy không giúp họ mua được bài học nào, thậm chí một suy nghĩ nào. Bao thể xác quằn quại, bao mảnh hồn tưởng như tan tác trong hố thẳm đau thương, không còn phương cách nào tự cứu, người ta đã cố dựng lên những ảo ảnh hạnh phúc để thét lên thành tiếng cười khô khan điên dại. Người ta có biết chăng khổ đau là một luật đã, đang và sẽ nhấn chìm đời người một cách khốc hại?
Cách đây 26 thế kỷ, vị hoàng tử của một vương quốc xứ Trung Ấn, vừa tròn bảy tuổi đã chân thành rơi lệ trước cảnh tượng sinh linh tàn hại ăn nuốt lẫn nhau. Đến tuổi trưởng thành, tuổi của hoa của mộng, giữa làn ngựa xe náo nhiệt, vị hoàng tử ấy đã thấy được, và hơn thế nửa, cảm thông được trước những cảnh già, bệnh, chết của con người. Có phải chăng sự nhận ra khổ đau là bước ngoặc đầu tiên sự nghiệp đưa phẩm vị loài người lên đến đỉnh cao tuyệt đối?
“Giác Mê Tâm” Nhìn Phật Giáo những từ ngữ nầy thuộc về sự tướng, bên ngoài, tỏ rỏ, “ Tìm Cái Lý”là bên trong của sự tượng ấy:
1. Trước Đức Thích ca Mâu Ni tu hành đắc đạo, cõi trần gian chưa có đạo Phật, Bấy giờ bên nước Ấn Độ có một thái tử tên Sĩ Đạt Ta, con của Vua Tịnh Phạn, nhân vì đi dạo bốn cửa thành, thấy cảnh già, bệnh, chết, thật là khổ được đặt lên kiếp người. Về lại hoàng cung, “ Ngài luôn cảm xúc buồn riêng, hằng để trí tầm phương giải thoát”. Dòng đời là cặp thăng trầm chìm nổi, hễ có khổ thì phải cách để diệt khổ. Chúng ta học giáo lý và phải hiểu rỏ về nguồn gốc lịch sử của (Đức Phật) Tôi xin trình bày ngán gọn xúc tích để cho tất cả mọi người dễ nhớ về sự kiện Sĩ Đạt Ta đi tầm đường diệt khổ bằng “ thừa đêm khuya lén trốn vào rừng” và nhấn mạnh nguyên nhân của sự tìm đường diệt khổ bằng những câu:
“Khuyên chúng sanh khuya sớm chuyên cần,
Tìm nguồn cội diệt trừ tứ khổ.
Bệnh với tử từ kim chí cổ,
Sanh với già hai chữ hoài hoài.
Đức Thích Ca xưa ở lầu đài,
Nghiệm tứ khổ nên Ngài Tầm đao.”
2. Khi Sĩ Đạt ta tìm ra phương pháp “diệt khổ”, nhà Phật gọi là Đắc Đạo, hiệu là Thích Ca Mâu Ni, trụ trong bốn tướng của Niết Bàn “Thường, Lạc, Ngã, Tịnh” mà tự tánh không sự. Chúng ta phải chấp nhận một điều, Ngài đang có thì tất cả chúng sinh đều có. “Nhứt thiết chúng sinh giai hữu Phật Tính”(tất cả chúng sinh đều có tính Phật) và “Ta là Phật Đã Thành, các người là Phật sẽ thành”. Trong tu niệm để thành Phật không phải là Phật của một Đức Phật khác đem cho mà là Ông Phật của chính mình khi không còn vô minh nữa, vì thế sự nhắc nhở của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là “hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”.
3. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tùy duyên thuyết pháp, bốn mươi chín năm trụ thế độ sinh chung quy thành hai phương hướng tự lực và tha lực:
a. Tự lực: là tự tu tẩy xóa hết các bống đen vô minh thì Phật hiện giống như lu nước lóng trong những đồ vật trong lu nước sẽ phản diện. Sĩ Đạt ta ngồi thiền định dưới cội Bồ Đề lắng lòng mà đắc đạo. Tại tòa thuyết pháp Linh Thứu Sơn, Đức Thích Ca Mâu Ni được Trời Đế Thích đến tặng một hoa sen, Phật Ngài cầm hoa sen đưa trước chúng hội mà không hề nói câu nào thế mà Ông Ma ha Ca Diếp đã ngộ ý chỉ của Đức Phật, mỉm cười, Đức Phật thốt lời khen: “hay thay cho Ca Diếp, Như lai có Chánh Pháp nhãn Tàng, Niết Bàn Diệu Tâm, nay phó truyền cho Ông đó.
b. Tha Lực. Sợ duyên nợ thiền môn của chúng sinh yếu kém, cần có sự nương tựa để tiến tu với đầy lòng tin tưởng, Đức Phật đưa ra pháp môn cầu tha lực, giới thiệu cảnh giới Tây Phương có cõi Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà, Đức Phật ấy nguyện rằng, nếu có một chúng sinh nào niệm danh hiệu của ta, cầu vãng sinh qua thế giới của ta, thì hãy hãy niệm Nam Mô A Di Đà Phật đến“nhất tâm bất loạn” ngay giờ phút lâm chung nếu ta không cứu chúng sinh đó vãng sinh Cực Lạc ta thề không ở ngôi chánh giác.
Vậy tại sao chúng ta phải tu hành? là kết quả của chúng ta “Tìm cái lý”. Nói một cách dễ hiểu, chính vì đào sâu ý nghĩa của đạo Phật là đạo diệt khổ, đó là lý do để người ta hướng về đạo Phật tu hành.
Tóm lại, chúng sinh dù là hùng mạnh uy quyền đến đâu thì tấm thân cũng vướng lấy bốn cái khổ của sanh, lão, bệnh, tử. Đạo Phật có phương pháp diệt khổ mà từ Sĩ Đạt Ta xưa kia đã thành Phật là một sự kiện điển hình, và điều nầy không chỉ mình Đức Phật, các loài chúng sinh đều có khả năng đó. Để chứng minh cụ thể, sau khi Đức Thích ca Đắc Đạo Ngài vì nhân duyên thuyết pháp độ chúng, kết quả Ngài có được Thập Đại Đệ Tử tu chứng, năm trăm vị tỳ kheo đương thời, hết bốn trăm chín mươi chín vị tu chứng quả A La Hán, qua hệ thống truyền thừa tông môn có 33 vị tổ, 28 vị ở Ấn Độ, 5 vị ở Trung Quốc, Huệ Năng đứng thứ cuối số 33. Từ đó sức ảnh hưởng của đạo Phật được truyền đi nhiều nước với vô số người đắc đạo, Việt Nam là một trong những số quốc gia đó.
Sự kiện Sĩ Đạt Ta lén đi tìm đạo diệt khổ, chúng ta hiểu biết câu chuyện là Sĩ Đạt Ta đi dạo cửa thành thứ 3:
“Lần thứ ba xe lìa khỏi trạm,
Được trông nhìn kẻ chết đang khiêng.
Về đền đài cảm xúc buồn riêng,
Hằng để trí tầm phương giải thoát”.
Từ lúc gặp người già “tay nương gậy chống” lần thứ nhứt, đến “thấy kẻ ốm đau”lần thứ hai, coi như là giai đoạn phát sinh ý thức về tấm thân bởi tứ đại hợp thành, nó vốn là giả thân và ta bất lực hoàn toàn qua sự mong muốn không già chết, nhưng chưa tính làm gì, chờ đến lúc “được trông nhìn kẻ chết đang khiêng” lần thứ ba, mới quyết định “hằng để trí tầm phương giải thoát”.
Nếu như sự xuất gia của Sĩ Đạt Ta là do chính cái nguyên nhân “được trông nhìn kẻ chết đang khiêng”xét lại điều nầy ta có diễm phúc hơn Ngài thái tử kia nhiều. Vì suốt tháng quanh năm ngài bị sống trong hoàng cung, may mắn chỉ một lần thấy người ta chết khiêng đi chôn là ớn ốc. Chúng ta thấy cảnh chết chóc có biết hằng chục hằng trăm lần rồi mà cứ cười ha hả tối ngày chứ có “cảm xức buồn riêng” để mà “hằng để trí tầm phương giải thoát”đâu?
Khổ đau là mảnh đất tốt để gieo hạt giống tình thương thì người yêu đời càng phải nên biết hết thực trạng khổ đau của đời. Biết khổ đau, thường trú với khổ đau và biến cõi khổ đau thành thế giới an lạc chính là nhân địa tu hành của chư Bồ Tát, giúp các Ngài trang nghiêm Phật quả.
Trong Kinh Tịnh Danh nơi Phẩm Bồ Tát Đạo, ngài Văn Thù Sư Lợi hỏi ngài Duy Ma Cật, Bồ Tát ngụ ở đâu? Ngài Duy Ma Cật trả lời: trong địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh. Cho nên chúng ta hiểu được con đường hành đạo là con đường đối mặt với khổ đau, nơi ấy là hiện thân của từ bi và cứu độ, có được như thế thì đạo quả mới tròn đầy, cái khổ là phương tiện để ta tiến tu.
Đức Thích Ca Mâu Ni Phật sau khi thành đạo số tín chúng qui ngưỡng rất đông, hội tụ đủ điều kiện Ngài cho thành lập giáo hội và hệ thống hóa tăng đoàn, phân làm bốn chúng tăng giới: 1. Tỳ kheo; 2. Tỳ kheo ni; 3. Ưu bà tắc; 4. Ưu bà di.
Bốn chúng xuất gia, (1. Tỳ kheo; 2. Tỳ kheo ni; 3. Sa di; 4. Sa di ni).
Đức Xá Lợi Phất được Phật chỉ đạo làm Giáo thọ để dạy dỗ hướng dẫn chư tăng và tín đồ các vị ấy là:
- Giáo Thọ: là vị tăng sư có trách nhiệm truyền giảng giáo lý Phật pháp cho tứ chúng tu học.
- Hoà Thượng: là vị tăng sư cao nhất trông giáo hội tăng già, là vị sư đỡ đầu trong việc tu học của đại chúng.
- Yết Ma: (A xà lê) là vị tăng sư truyền giảng giới luật cho tứ chúng, dạy họ trì giới để được sinh định, nhân định mà phát huệ.
Các vị này được tôn vinh là Chức Sắc Lãnh Đạo cho Giáo Hội.Cho nên Chức sắc của Giáo hội là những người đứng đầu trong Giáo hội, vừa có học vấn, vừa có hành đạo vừa giữ giới luật tinh nghiêm, vừa thông suốt giáo lý của Đạo và phải có trách nhiệm giáo dục hướng dẫn tín đồ đi đúng đường lối, đạt được mục đích của Đạo, đồng thời có bổn phận giảng giải Giáo lý cho tín đồ và đại chúng tu hành đúng theo Tôn Chỉ Hành Đạo.
Chức sắc chẳng khác nào như là một tài xế phải có tinh thần trách nhiệm bảo vệ huệ mạng cho lữ khách tín đồ trên đường về xứ Phật, nếu hớ hên một nháy mắt thôi, cũng đủ hủy hoại cả một cuộc hành trình, đã không bảo vệ được tài sản và tính mạng của chính mình, lại còn liên luỵ đến bao nhiêu sinh mạng của lữ khách là bạn đồng hành với mình trên lộ trình về xứ Phật, nên Chức Sắc cần phãi cẩn trọng!
Đức Thích Ca Mâu Ni Phật đã khai sáng lấy Chủ nghĩa từ bi bác ái đại đồng đối với tất cả chúng sinh làm nồng cốt chúng ta thấy Ngài là một nhà cách mạng triệt để về tư tưởng; vì những câu: “Nhứt thiết chúng sinh giai hữu Phật tính” và “Phật cũng đồng nhứt thể bình đẳng với chúng sinh”. Đã có những sự bình đẳng về thể tính như thế mà chúng sinh còn không bằng được Đức Phật là do nơi trình độ giác ngộ của chúng ta không đồng đều, chứ không phải chúng ta không tiến hóa ngang hàng với chư Phật được.
Người tu theo Tôn Giáo, là người tín ngưỡng Tôn giáo. Nghĩa thứ hai sâu sắc hơn quan trọng hơn ”tín” là Tin “đồ” là trò, nói đủ là học trò, mà người học trò có uy tín được Thầy tín nhiệm và giao phó trọng trách. Như xưa Đức Thích Ca Mâu Ni Phật là vị Bổn sư (vị Thầy căn bản) còn một ngàn hai trăm năm mươi vị đệ tử là học trò nên gọi là Tăng đồ (là ông Tăng học trò của Phật). Cho nên Đại Đức Ca Diếp là vị học trò được tín nhiệm, Đức Phật mới trao truyền y bát và phó chúc Đạo pháp cho Ngài! Đức Lục Tổ Huệ Năng xưa cũng là người học trò được Đức Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn truyền y phó bát và kế vị Lục Tổ Thiền Tông. Vậy Tín đồ là học trò được tín nhiệm, được giao phó trọng trách tức vị ấy tương đương với hàng Chức sắc… bởi Chức sắc cũng từ các vị cao minh, cao đồ được Thầy đặc nhiệm vụ hay tập thể trường lớp tôn vinh.
Vì vậy, nhất định phải giữ giới luật tinh nghiêm, học thông giáo lý, suy gẩm tận tường, giảng luận thấu đáo, gương mẩu từ hành động đến ngôn từ, như thế mới xứng danh là một tín đồ đệ tử của Phật và xứng đáng là một Chức sắc của Giáo Hội.
Ngày nay trình độ tiến hóa của nhân loại đã tới một mực khả quan, đồng thời với tiến bộ về khoa học thì ta có thể thực hành giáo lý ấy để thực hiện một xã hội công bằng và nhân đạo. Thế nên với cái tâm hồn bác ái, từ bi mà chúng ta đã hấp thụ, thì phải điều hòa với phương pháp tổ chức xã hội mới, để phụng sự một cách thiết thực đồng bào và nhân loại”.