Cư sĩ Vei Samnang, tỉnh Kampong Speu cho biết, ngôi cổ tự được phát hiện gần đây bởi các chuyên gia khảo cổ trên núi Kaek Pong: Các nghiên cứu cho thấy ngôi già lam cổ tự này được kiến tạo vào đầu thế kỷ thứ 7, lối kiến trúc theo phong cách ngôi cổ tự Sambor Prei Kuk ở tỉnh Kampong Thom, gần đây được công nhận là di sản thế giới. Các chuyên gia văn hóa đã kiểm tra ngôi cổ tự này vào ngày 05/09 vừa qua. Họ nói với tôi rằng các pháp khí thờ cúng trong ngôi cổ tự này có một số hiện vật được làm bằng vàng rất giá trị, nhưng chúng đã bị đánh cắp mất rồi.
Người dân địa phương trong quá khứ đã không quan tâm đến ngôi cổ tự, vì nó nằm trên một sườn đồi, trong một khu rừng rất khó khăn trên đường bộ.
Tuy nhiên, cư sĩ Vei Samnang cho hay, chính quyền tỉnh đã có kế hoạch nâng cấp hệ thống giao thông bằng bê tông từ hai ngôi cổ tự Sambor Prei Kuk và Preah Vihear, sửa chữa khu vực bị hư hỏng và chỉ đạo cho các xã trưởng lập kế hoạch xây dựng giao thông trong khu vực. Chính quyền tỉnh Kampong Speu cũng sẽ phát triển khu văn hóa tâm linh này để thu hút du khách thập phương hành hương, cũng như đáp ứng nhu cầu tu học Phật pháp của người dân địa phương.
Phó Giám đốc Di sản văn hóa, Heng Sophady cho biết bộ đã liệt kê ngôi chùa K'aek Pong và lập bản đồ khu vực từ năm 2007. Nhưng Bộ Văn hóa và nghệ thuật Campuchia không phát triển nó bởi ngôi cổ tự có một Bảo tháp nằm giữa rừng và gần một đồn trú quân sự có thể ảnh hưởng đến vấn đề an ninh.
Tuy nhiên, cư sĩ Vei Samnang khen ngợi chính quyền tỉnh về việc lập quy hoạch phát triển đường bộ và chuẩn bị nâng cấp, trang nghiêm ngôi cổ tự như một danh lam thắng cảnh thu hút khách du lịch.
Bộ Văn hóa và nghệ thuật Campuchia sẽ kiểm tra và hợp tác với chính quyền tỉnh để đảm bảo sự phát triển của khu vực, sẽ không ảnh hưởng đến việc bảo tồn ngôi cổ tự này. Phát triển và bảo tồn phải cùng nhau duy trì vẻ đẹp tôn nghiêm của ngôi cổ tự và giá trị di sản văn hóa.