Thời xa xưa, khu vực Karang Bayan Khongor đã được xem là Thánh địa Phật giáo từ thời cổ đại. Sau khi bức họa đức Phật được điêu khắc vào năm 2016, khu vực này đã trở thành trung tâm hành hương và du lịch tâm linh nổi tiếng (Dharmayatra).
Theo truyền thống, các khu bảo tồn nhỏ này lưu trữ các hình ảnh của chư Phật, Bồ tát, hiền thánh tăng, các vị thiện thần hộ pháp, pháp khí, nhạc cụ, đèn chiếu sáng và nhiều thiết bị khác. Vào năm 2015, một bức tượng Phật và ba ngôi bảo tháp đã xuất hiện tại khu vực này.
Ý tưởng về hình ảnh Phật giáo xuất phát từ những người dân địa phương. Họ đã thỉnh cầu bậc Đạo sư tôn kính Yelo Rinpoche gia trì hộ niệm, bởi Ngài đã có cùng một giấc mơ trong một thời gian dài đã ứng hiện với điềm lành của người dân bản xứ.
Tôn giả Yelo (Yeshe Lodoy Rinpoche) sinh năm 1943 tại Tây Tạng. Năm lên 3 tuổi, Ngài được công nhận là tái sinh thứ tư của Yelo Rinpoche. Ngài đã nhập chúng tu học tại Tu viện Drepung Gomang, một phần của trường Phật học Gelug, khi Ngài lên 13 tuổi.
Năm 1959, Ngài rời quê hương Tây Tạng thân yêu và tỵ nạn tại Ấn Độ. Năm 1972, Ngài vào Học viện Nghiên cứu Trung ương Tây Tạng ở Varaanasi, Ấn Độ, nơi Ngài nhận được danh hiệu Achaya (Tib: Lopon).
Sau đó, Ngài làm việc trong Thư viện các Công trình và Cục Lưu trữ Tây Tạng ở Dharamsala và tiếp tục nghiên cứu tại Tu viện Drepung Gomang ở miền nam Ấn Độ.
Bức tượng chiều cao 33 mét, bởi trong pháp số Phật giáo số 33 được coi là thiêng liêng. Con số này liên quan đến cõi trời Đao Lợi (Đao Lợi Thiên, Tam thập tam thiên), là tầng trời thứ 2 trong 6 tầng trời ở cõi Dục.
Theo vũ trụ quan Phật giáo, trời Đao Lợi nằm trên đỉnh núi Tu di, bốn phía đỉnh núi, mỗi phía đều có 8 thiên thành, thành Thiện kiến hay Hỷ kiến (Sudassana) ở giữa là cung điện của vua trời Đế Thích (Sakka), tất cả gồm 33 nơi nên gọi Tam thập tam thiên.
Khoảng 4.000 người hành hương chiêm bái từ các khu vực khác nhau ở Buryatia và một số thành phố lớn của Nga, đã theo dõi sự kiện lịch sử này. Vào các nghi lễ, các vị Lạt Ma và khách thập phương hành hương đã dâng cúng hàng triệu đóa hoa lên hình ảnh Đức Phật.
Thực phẩm, hoa, quả, hương và nến, là những lễ vật truyền thống trong văn hóa thờ cúng của Phật giáo. Cúng dường phẩm vật càng tố hảo, công đức thu thập càng lớn. Công đức lớn có được khi hình ảnh Phật được tạo ra, đặc biệt là hình ảnh tuyệt vời – đức tính Từ, Bi, Hỷ, Xả, bốn tâm vô lượng của Đức Phật.
Lip: Мантра Будды Шакьямуни. Тензин Лхарамба