Spiti, một trong những khu vực đông dân cư nhất của Ấn Độ và chịu ảnh hưởng nhiều của Phật giáo Tây Tạng, luôn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn. Tại đây, ta có thể chiêm ngưỡng hình ảnh tu viện Phật giáo cổ kính hiện lên như một lâu đài thanh tao trên sườn núi cằn cỗi, ngắm hoàng hôn tuyệt đẹp trên đỉnh Himalaya, và chứng kiến cuộc sống của người dân tại nơi cao nhất thế giới.
Thung lũng Spiti xa xôi trên dãy Himalaya
Cách đó không xa, tại Gue, ngôi làng nhỏ yên bình là nơi lưu giữ xác ướp của vị thiển sư Sangha Tenzin, một tu sĩ Phật giáo ở thế kỷ 15. Năm 1975, các nhà khoa học đã tìm thấy xác ướp, khi tháp chứa hài cốt của ông bị phá hủy sau một trận động đất. Ông được tìm thấy trong tư thế ngồi bó gối, trên tay cầm một chuỗi tràng hạt, tóc và răng vẫn còn nguyên vẹn. Kể từ đó, thi hài của vị thiền sư không hề có dấu hiệu bị hư hại mặc dù phải tiếp xúc với nhiều chất trong không khí và không có sự can thiệp của bất kỳ chất bảo quản nhân tạo nào.
Nhục thân vị thiển sư Sangha Tenzin được bảo quản trong tủ kính, trên tay phải đang cầm một chuỗi tràng hạt
Trong nghiên cứu của mình, giáo sư Victo H Mair, đến từ Bảo tàng khảo cổ học và nhân chủng học thuộc Đai học Pennsylvania, đã chỉ ra nhiều nét tương đồng giữa Thiền sư Tenzin và các nhà sư Yamagata ở miền Bắc Nhật Bản, đồng thời ghi nhận sự xuất hiện của quá trình Sokushinbutsu hay còn gọi là thuật tự ướp xác. Đây là một nghi lễ diễn ra từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 19, được thực hiện bởi những nhà sư Yamagata có đạo hạnh và đức tin cao cả. Những người này sẽ nhịn đói cho đến chết để đạt tới cảnh giới cao nhất của sự giác ngộ.
Trong suốt quá trình, các nhà sư Yamagata chỉ ăn thực vật, rễ cây, các loại hạt và thảo mộc để loại bỏ hoàn toàn chất béo dư thừa ra khỏi cơ thể. Quá trình này có thể sẽ kéo dài từ một vài tháng đến 10 năm, trong thời gian này các nhà sư cũng nuốt hạt mè độc và ăn nhựa cây sơn nhằm thúc đẩy nôn mửa, loại bỏ độ ẩm ra khỏi cơ thể và ngăn chặn các loại côn trùng ăn xác. Đến khi viên tịch, cơ thể các nhà sư đã không còn chất béo, các cơ quan nội tạng bị teo nhỏ đến mức cơ thể bị sấy khô sẽ không bị phân hủy và hoàn thiện quá trình ướp xác tự nhiên.
Bên trái là ngôi chùa nhỏ đang lưu giữ di hài của vi Thiền sư
Thiền sư Tenzin đã sử dụng nghi lễ tương tự của các nhà sư Yamagata Nhật Bản, vì các nhà khoa học đã tìm thấy Ni tơ với nồng độ cao trong cơ thể thiền sư – bằng chứng cho thấy sự nhịn đói kéo dài. Có thể thiền định cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình, vì có dấu vết của gomtag (vành đai thiền) quanh cổ và chân của vị Thiền sư, nó giúp cơ thể duy trì tư thế trước lúc chết. May mắn thay, khí hậu lạnh giá tại thung lũng xa xôi này là một nơi lưu trữ tuyệt vời cho di hài của Thiền sư Tenzin cũng như các xác ướp của các vị tu sĩ Phật giáo khác được tìm thấy sau này.