• http://www.
  • http://www.
  • http://www.
  • http://www.
chuaadida.com
52 Bareena street, Canley Vale N.S.W 2166 Australia
  • Tin Phật Giáo
    • Phật Giáo Úc - Tân Tây Lan
    • Phật Giáo Với Xã Hội
    • Tin Viên Tịch & Tưởng Niệm
  • Sinh Hoạt Chùa A Di Đà
  • Phật Pháp
    • Nghi Lễ
    • Giáo Lý
    • Bồ Đề Tâm
  • Lịch Sử Phật Giáo
    • Nghiên Cứu Phật Giáo
    • Nhân - Vật
    • Phật - Bồ Tát - Thánh Chúng
  • Tam Tạng Kinh Điển
    • Tranh Phật Giáo
    • Sách - Truyện Tích
    • Những Lời Phật Dạy
  • Chuyên Đề
    • Xuân Cửa Thiền
    • Phật Đản - An Cư
    • Vu Lan
    • Pháp Khí
  • Văn Hóa Phật Giáo
    • Thi Ca - Châm Ngôn - Sáng Tác
    • Kiến Trúc
    • Tự Viện
  • Môn Phong Pháp Phái
    • NGỮ LỤC
    • Giai Thoại Nhà Thiên
    • Tổ Sư
Thông tin liên hệ

Tel: (+02) 87046317

Email: chuaadida1@gmail.com - chuaadida@ymail.com

chuaadida.com Kính chào chư Tôn đức, Quí nam nữ Phật tử, Quí thiện trí thức gần xa, Kính chúc Qúy vị An Lành - Phát nguyện: Nổ lực tinh tấn tu hành giải thoát thân tâm khỏi vòng sanh tử. KÍNH CHÚC CHƯ TÔN ĐỨC, QUÍ NAM NỮ PHẬT TỬ, QUÍ THIỆN TRÍ THỨC, QUÍ ĐỘC GIẢ GẦN XA, THÂN TÂM AN LẠC, VẠN SỰ KIẾT TƯỜNG NHƯ Ý
Tìm
  • Trang chủ
  • Lịch Sử Phật Giáo
  • Nhân - Vật

THÍCH MINH CHÂU (1918–2012): VIỆN ĐẠI HỌC VẠN HẠNH, MỘT TRUNG TÂM GIÁO DỤC Ở SÀI GÒN

Chùa A Di Đà | 20/1/2021 | 0 Bình luận

Năm 1964 khi tôi từ Ấn Độ trở về nước sau khi hoàn tất tiến sĩ học, tôi ban đầu đảm nhận chức vụ Phó Viện Trưởng Viện Cao Đẳng Phật Học vừa được thành lập ở Sài Gòn. Khi Viện trên biến thành Viện Đại Học Vạn Hạnh, tôi trở thành Viện Trưởng đầu tiên của Viện.


Viện Đại Học Vạn Hạnh là một Học Viện Cao Đẳng tự lập do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất thành lập năm 1964 ở Sài Gòn. Mặc dầu những giá trị chỉ đạo và Triết lý của Viện là Phật giáo và mặc dù đa số nhân viên quản trị, giáo sư và sinh viên là Phật tử, Viện ngay tự buổi đầu đã mở rộng cửa đón nhận tất cả mọi người, không phân biệt tôn giáo. Viện không phải là một chủng viện dành riêng cho Tăng Ni, dầu rằng người ta luôn luôn gặp những Tu sĩ Phật giáo trong thành phần giáo sư và sinh viên.

Vạn Hạnh trước hết là một trung tâm giáo dục chuyên nghiên cứu giảng dạy tri thức và minh triết của Đông và Tây Phương, của quá khứ và hiện tại. Viện tìm cách truyền đạt cho sinh viên của Viện một lần thấu hiểu và thẩm định mới về văn hóa và lịch sử Việt Nam, nền văn hóa và lịch sử trong đó Phật giáo là yếu tố căn bản. Nhưng Viện cũng có tham vọng trang bị cho sinh viên một nền giáo dục mới, cần thiết để đương đầu với những vấn đề và những thử thách của nước Việt Nam ngày nay.

Thiết tưởng cần phải đặt Viện Đại Học chúng tôi vào vị trí lịch sử của nó. Ảnh hưởng của Phật giáo lần đầu tiên du nhập vào Việt Nam từ Ấn Độ và Trung Hoa vào thế kỷ thứ hai sau Công nguyên. Các Tông phái được thành lập gồm cả hai ngành Đại Thừa và Tiểu Thừa Phật giáo, dầu cuối cùng Đại thừa chiếm được một số tín đồ đông đảo hơn. Phật tử Việt Nam thường tự hào rằng xứ sở họ là nơi quy tụ được cả hai truyền thống lớn của Phật giáo. Trong thời Hoàng Kim của các triều đại Trần và Lý một ngàn năm trước đây, ảnh hưởng của Phật giáo thật vô song. Chùa chiền lúc ấy là trung tâm giáo dục và văn hóa. Các tu sĩ Phật giáo là những nhà giáo dục, văn nhân, tư tưởng gia của thời đại.

Thầy Nguyên Tạng (Tăng Sinh Khóa III, niên khóa 1993-1997,
hiện nay trụ trì Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu)
có duyên lành viếng thăm Hòa thượng Thích Minh Châu,
vị Viện trưởng sáng lập Học viện, đang phiên dịch kinh tạng Pàli.
(Ảnh: NAG Võ Văn Tường)

 

Đặc biệt Viện Đại Học Vạn Hạnh chúng tôi lấy tên là một vị sư sáng suốt nhất và được kính nể nhất của thời Hoàng Kim: Thiền Sư Vạn Hạnh. Tiếp theo là một thời kỳ dài trong đó Phật giáo bị lu mờ bởi những sức mạnh nội tại và ngoại tại. Mãi tới năm 1920 những cố gắng có tổ chức mới được khởi sự để hồi sinh Phật giáo và khôi phục lại địa vị xứng đáng của nó ở Việt Nam. Từ ba chục năm trở lại đây, người Phật tử đã nỗ lực tu bổ chùa chiền, cải tổ nền giáo dục Tăng Ni và phát triển những quan niệm và cơ quan công tác xã hội đúng với giáo lý của Đức Phật. Điều đáng buồn là những biến cố bi thảm xung quanh cuộc lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm đã làm người ta không để ý tới sự kiện là Phật giáo ở Việt Nam đang trải qua một thời kỳ thay đổi nội bộ và thích nghi với thế giới hiện đại.

Năm 1964 ở Việt Nam đã chứng kiến toàn thể giáo đoàn Phật Giáo sôi động tiếp sau sự sụp đổ của chính phủ Ngô Đình Diệm. Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã được thành lập để đoàn kết những tông phái hiệp hội Phật giáo đã từng độc lập với nhau trong lịch sử. Tân giáo hội đã tổ chức những Tổng Vụ để điều hành về giáo dục, văn hóa, từ thiện, xã hội, thanh niên, cư sĩ, hoằng pháp, tài chính và tăng sự. Vì những phạm vi hoạt động của Giáo hội bành trướng mau chóng, Phật giáo chẳng bao lâu bị bắt buộc phải ý thức rõ rệt rằng Giáo Hội đã gặp phải những sự thiếu thốn nghiêm trọng về yếu tố nhân lực: Thiếu những nhà lãnh đạo có kinh nghiệm, những chuyên viên cự phách, những cán bộ nòng cốt. Nguy hại hơn nữa là một vài Phật tử sau một đêm bỗng thức dậy tự cho mình là anh hùng vô địch, xem mình là những thánh tướng trong mọi lãnh vực, kể cả những lãnh vực mà họ hoàn toàn không có một chút kinh nghiệm.

Năm 1964 khi tôi từ Ấn Độ trở về nước sau khi hoàn tất tiến sĩ học, tôi ban đầu đảm nhận chức vụ Phó Viện Trưởng Viện Cao Đẳng Phật Học vừa được thành lập ở Sài Gòn. Khi Viện trên biến thành Viện Đại Học Vạn Hạnh, tôi trở thành Viện Trưởng đầu tiên của Viện. Ngay từ lúc đầu, tôi đã biết rằng tôi sẽ phải chiến đấu chống những trở lực ghê gớm để làm tròn phận sự của tôi.

Trách nhiệm đầu tiên của tôi là đặt Đại Học Vạn Hạnh vào trong vị thế đúng đắn của nó, xây dựng một nền móng vững chắc cho sự phát triển mai sau, và quy tụ những giáo sư và chuyên viên quản trị có khả năng, tư cách để hoàn thành sứ mạng giáo dục đã được giao phó. Phải thành thực mà nói rằng lề lối suy tưởng, truyền thống và tập tục đã khiến nhiều người không thấu hiểu vai trò đích thực của một Đại Học. Thực hết sức vất vả khổ cực cho tôi khi phải thuyết phục cho người ta hiểu rằng Viện Đại học không phải là một cơ sở truyền bá tôn giáo, không phải là bất động sản riêng tư của Viện Trưởng, không phải là cơ cấu phục vụ quyền lợi cho cá nhân hay một tập đoàn. Tôi đã làm nhiều người sững sốt khi nói với họ rằng Đại Học Vạn Hạnh là một cơ sở giáo dục chứ không phải là một trung tâm truyền giáo cho Đại thừa hay Tiểu thừa. Tôi đã làm phật lòng một số người khác và có lẽ đã biến một vài người thành thù nghịch khi tôi từ chối không chịu cho vay tiền của Viện Đại Học Vạn Hạnh, không ban phát đặc ân hay tưởng thưởng bằng cấp cho những người không xứng đáng. Nhu cầu xây dựng sự thanh liêm trí thức cho Viện Đại Học không phải luôn luôn được mọi người thông cảm.

Một công việc không kém phần quan trọng đối với Viện Trưởng là tránh những hành vi chính trị cá nhân, và gia nhập vào một đoàn thể chính trị, cũng như đặt chính trị ra ngoài ngưỡng cửa Đại Học. Thực tế đã chứng minh đó không phải là một việc dễ dàng. Nước Việt Nam từ năm 1964 đến năm 1967 đã là diễn trường của nhiều xáo trộn và chính biến mà một đôi khi Phật giáo cũng bị liên hệ. Một Đại Học với sứ mệnh đào tạo những lãnh tụ tương lai cho tổ quốc không thể là vật hy sinh cho chính trị đương thời và không thể trở thành một dụng cụ trong tay những chính khách. Giáo sư và sinh viên được tự do tham gia chính trị nếu họ muốn, nhưng họ phải tham gia với tư cách cá nhân. Họ không được phép sử dụng Đại Học như một phương tiện để theo đuổi những mục đích chính trị.

May mắn cho tôi từ năm 1964 tới nay tôi đã lèo lái Đại Học Vạn Hạnh tránh được mọi cơn giông tố chính trị. Tôi đã hạn chế nghiêm ngặt phạm vi hoạt động của tôi và của Viện Đại học vào trong lãnh vực giáo dục mà thôi. Dần dần, những người khác cũng ý thức rõ ràng và tán thán quan điểm và thái độ chính xác và đứng đắn của tôi. Rõ ràng vấn đề làm cho quần chúng hiểu được tầm quan trọng của nền độc lập và tự trị Đại Học là một vấn đề vô cùng khó khăn.

Xây dựng một Viện Đại Học giữa một trận chiến tàn khốc và trường kỳ, tự nó, đã là một thử thách ghê gớm. Một giáo sư Tây phương có lần đã hỏi tôi tại sao chúng tôi bắt đầu xây dựng một Viện Đại Học trong khi đất nước đang có chiến tranh. Tôi đã trả lời rằng chính vì chiến tranh mà Viện Đại Học mới được xây dựng. Chiến tranh là tàn phá và Viện Đại Học là kiến thiết. Chiến tranh có nghĩa là giết chóc và gieo rắc căm thù, Viện Đại Học có nghĩa là kính trọng sự sống và ban phát từ bi. Chiến tranh hạ thấp nhân phẩm, Viện Đại Học nâng cao tính cách thiêng liêng của mạng sống con người. Hơn nữa, một Đại Học chính là nơi đào tạo những lãnh tụ mà quốc gia sẽ cần tới mai sau.

Những sinh viên ngày nay, những kẻ thừa kế một trận chiến tranh và tàn phá triền miên, dễ có khuynh hướng bi quan và hành động vô kỷ luật. Sứ mệnh của Viện Đại Học Vạn Hạnh là tiêm nhiễm cho sinh viên ý thức trách nhiệm và tinh thần phục vụ. Chúng tôi đã gặt hái được một vài thành quả. Thực là một kinh nghiệm vô cùng khích lệ, phấn khởi khi xây dựng một Viện Đại Học chầm chậm từ hai bàn tay không và nhìn thấy Viện bắt đầu tràn ngập những sinh viên có can đảm, dám hy vọng và xây dựng tương lai, trong khi chung quanh họ, chém giết và tàn phá tiếp tục không ngừng.

Nhưng một Đại Học không được giới hạn bởi không gian và thời gian, và Viện Đại Học Vạn Hạnh không đặt mình ra ngoài thông lệ đó. Chúng tôi đang hết sức cố gắng để nâng Viện Đại Học Vạn Hạnh lên ngang hàng với truyền thống Đại Học cổ truyền và quốc tế mà bất cứ một học viện cao đẳng nào cũng phải kính trọng.

Tinh thần Đại Học không thể là tôn giáo hay chính trị. Nó phải là khát vọng không hạn chế của một tập thể sinh động, họp thành bởi những cá nhân sáng tạo. Những cá nhân này tham dự vào những hoạt động trí thức của đoàn thể mà vẫn giữ được cá tính sáng tạo của mình. Cá tính sáng tạo trở thành và chính là hiện thể của chân lý, tự do và nhân tính. Đó chính là lý do khiến tinh thần Đại Học không được tách rời khỏi chân lý, tự do và nhân tính. Do đó, một Đại Học phải vượt lên trên mọi chướng ngại của không gian và thời gian, mọi khác biệt của tôn giáo, chủng tộc và lãnh thổ. Viện Đại Học Vạn Hạnh dầu bé nhỏ, sơ khai, vẫn hy vọng hợp tác với những Đại Học Phật giáo khác, với những Viện Đại Học ở Đông Nam Á Châu, và với những Viện Đại Học trên toàn thế giới. Viện sẽ không bao giờ đi ngược lại với sứ mệnh mà Viện đặt ra cho mình, là xây dựng hòa bình giữa quốc gia, hòa đồng giữa các dân tộc, và nhân phẩm cho nhân loại.

Đại Học Vạn Hạnh tuy mới năm tuổi, nhưng đã ghi được một vài tiến bộ đáng kể. Từ năm 1964 đến năm 1966, Viện Đại Học Vạn Hạnh không có trường sở riêng và phải dùng trụ sở của hai chùa Pháp Hội và Xá Lợi.

Ngày nay Viện đã hoàn thành được trường sở chính. Những nhà phụ có thể sắp được xây cất thêm; và một giảng đường sắp thành hình. Phân khoa văn học, Phân khoa Khoa học Xã Hội và một trung tâm Ngôn ngữ đã được thêm vào Phân Khoa Phật học chính. Tổng số sinh viên ghi danh của Viện bây giờ đã trên 2.000 người. Phân khoa Phật học dạy cả hai hệ thống Đại Thừa và Tiểu Thừa, và nghiên cứu tìm một tổng hợp giữa hai hệ thống trên. Tỷ giáo học đặc biệt được lưu tâm, so sánh với thuyết hiện sinh, khoa học, những tôn giáo khác, chủ nghĩa Cộng Sản v.v… nếu điều kiện cho phép.

Phân khoa Văn học cố gắng phát huy cho sinh viên rõ vẻ đẹp của nền văn hóa dân tộc, nhịp cầu nối kết mọi người dân Việt. Phân khoa cũng dạy cả văn hóa những nước khác với ý hướng tạo cho sinh viên một nền giáo dục phổ quát và giúp đỡ họ làm giàu nền văn hóa dân tộc. Phân khoa khoa học Xã hội chia thành khoa học chính trị, kinh tế, xã hội, thương mại, và nhân chủng học. Mục đích của Phân khoa là làm cho sinh viên Việt Nam hiểu cơ cấu xã hội để họ có thể cải thiện và cũng cố xã hội mai sau. Một số những cải tổ giáo dục đã được trù liệu cho phân khoa này, gồm có sự áp dụng phương pháp hội thảo, nhấn mạnh đến mối liên hệ mật thiết giữa giáo sư và sinh viên.

Mặc dù hãy còn nhỏ bé, Đại Học Vạn Hạnh cố gắng bao gồm tất cả những phạm vi hoạt động của một trường Đại Học kiểu mẫu. Thư viện Đại Học chiếm gần trọn lầu 3 và 4 của tòa nhà. Đó là một trong số những thư viện lớn và tối tân nhất ở Việt Nam . Tầng dưới của thư viện gồm có phòng đọc sách, phòng đọc báo, phòng tham khảo, và phòng nghiên cứu dành riêng cho học giả. Kệ sách và nơi làm việc của nhân viên thư viện ở tầng trên. Thư viện có 250 chổ ngồi cho sinh viên và 24 phòng nghiên cứu cho học giả.

Phòng tham khảo rất hãnh diện có nhiều bộ sách Bách khoa và Tự Điển của nhiều ngôn ngữ, gồm cả Sanskrit, Pali, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Trung Hoa v.v… Tất cả Tam Tạng Kinh điển quan trọng của Phật giáo đều có ở đây: Sanskrit, Pali, Trung Hoa, Nhật Bản, Miến Điện, Thái Lan (thư viện mới thỉnh thêm bộ Tam Tạng Đại Hàn). Sách phân loại theo hai phân bộ. Phân bộ Phật Học và Phân Bộ Thế Học. Toàn bộ sách của Thư Viện bây giờ có khoảng trên 20.000 cuốn. Dụng cụ trang bị Thư viện và sách phần lớn do cơ quan văn hóa Á châu cung cấp. Cơ quan này giữ một vai trò quan trọng trong việc phát triển một thư viện tối tân cho Viện Đại Học.

Một câu lạc bộ nhỏ được mở cạnh Thư viện, nơi các giáo sư và sinh viên có thể giải khát và dùng vài món ăn chay nhẹ. Ấn quán Vạn Hạnh nằm dọc theo tòa nhà chính. Nhà in này ấn loát tất cả những ấn phẩm của Đại Học, và phát hành hàng tháng một tờ tin tức bằng Việt ngữ và Anh ngữ, tập san Tư Tưởng và một số sách Tu Thư cần thiết.

Trên chóp đỉnh của tòa nhà là Thiền Viện gồm có một vườn thiền, tạo một bầu không khí thỏa mái thanh tịnh giữa thành phố náo nhiệt ồn ào. Thiền viện là một nơi để huấn luyện tâm thức và phát triển trí tuệ. Thiền Viện này tượng trưng cho sự cố gắng của chúng tôi áp dụng một phương pháp tu tập thiền định hoàn toàn tôn giáo của đạo Phật vào trong việc huấn luyện tâm thức và trí tuệ cho cả giáo sư lẫn sinh viên.

Năm năm trôi qua với một vài thành quả đáng kể, nhưng còn nhiều tiến triển khác cần phải viên thành. Chúng tôi tin tưởng ở giá trị thiêng liêng của giáo dục, chúng tôi tin cậy ở tinh thần và lòng phục vụ của giáo sư và thanh niên; chúng tôi trông đợi ở thiện tâm và lòng thông cảm của thân hữu và đồng nghiệp, ở trong và ngoài nước. Con đường đi trong quá khứ đã nhiều gian truân, vất vả. Con đường khởi từ hiện tại cũng không mong đợi bằng phẳng hơn. Nhưng người ta đã nói rằng ở đâu có đời sống, ở đấy có hy vọng. Riêng chúng tôi, chúng tôi biết rằng ở đâu có giáo dục, ở đấy có hy vọng cho tuổi trẻ chúng tôi, cho xứ sở chúng tôi và cho tương lai của chúng tôi.

Nguồn tin: quangduc

Bài Liên Quan:

  • Đạo Hiếu và chữ Hiếu
  • Trí tuệ trong Đạo Phật
  • Tưởng niệm húy nhật Trưởng lão HT.Thích Minh Châu
  • Đi tìm Hồng Chung Thiền Viện Đại học Vạn Hạnh
  • Trưởng lão HT.Thích Minh Châu (1918-2012)

các bài khác

  • Thuyết ăn chay - 素食主義 - Vegetarianism 1/3/2021
  • Vua Lê Thần Tông, Phật giáo Đàng ngoài, An Đông Nội Đạo Tràng và Tam Tứ phủ 1/3/2021
  • Ấn Độ: Hội nghị Phật giáo Quốc tế về Tam học theo truyền thống Pali và Sanskrit 1/3/2021
  • Quả báo phỉ báng Phật,Thánh 1/3/2021
  • 5 sai lầm khi ăn trái cây gây hại sức khỏe 1/3/2021
  • Giây phút nào bạn nhận ra cha mẹ đã già? 1/3/2021
  • Thái Lan: Hơn 200.000 phật tử dự lễ chùa online 1/3/2021
  • Vì sao thắp 3 nén hương, 3 vái, 3 lạy? 28/2/2021
  • Một số hiểu lầm về Thiền 27/2/2021
  • Kiềm chế nóng giận phước lành sẽ đến 27/2/2021
CẢM NHẬN CỦA BẠN

Gửi cảm nhận - Vui lòng điền đầy đủ thông tin

Họ tên *
Email *
Nội dung *
Mã bảo vệ *
  
HỘI AN, QUẢNG NAM: THIỀN PHÁI CHÚC THÁNH CHUẨN BỊ TỔ CHỨC VỀ NGUỒN, HỘI THẢO KHOA HỌC

Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Viện Nghiên cứu tôn giáo phối hợp với Ban điều hành Thiền phái...

Xem chi tiết

  • Tin xem nhiều
  • Phản hồi
Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch
Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch

28/9/2014
Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân
Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân

31/10/2014
Đây có phải hình ảnh ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI không?
Đây có phải hình ảnh ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI không?

5/9/2014
Đức Thế Tôn Mâu Ni là bậc đại hiếu
Đức Thế Tôn Mâu Ni là bậc đại hiếu

6/11/2014
Lời Đức Phật (Kinh Pháp Cú)
Lời Đức Phật (Kinh Pháp Cú)

27/8/2014
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

6/8/2014
Đức Phật A Di Đà và năm vị Bồ tát
Đức Phật A Di Đà và năm vị Bồ tát

6/8/2014
LƯỢC SỬ THÀNH LẬP CHÙA A DI ĐÀ
LƯỢC SỬ THÀNH LẬP CHÙA A DI ĐÀ

9/9/2014
Toàn cảnh Chùa A Di Đà
Toàn cảnh Chùa A Di Đà

9/9/2014
Niên đại xuất gia, thành đạo đức Bổn Sư Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập
Niên đại xuất gia, thành đạo đức Bổn Sư Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập

12/12/2014
Tuệ Lan
1/2/2021
Bài viết rất đúng và chân thực, Kính mong BBT không để files đuôi pdf vì rất khó đọc trên điện thoại
Nguyên Phong
26/1/2021
TỔ CHỨC ĐẠO TÀ THANH HẢI NHƯ KIỂU HITLER. ĐÂY LÀ CÁCH CAI QUẢN VÀ GUỒNG MÁY ĐIỀU HÀNH THẬT ĐỘC ĐÁO (ĐỘC TÀI VÀ KÍN ĐÁO) trong nội bộ của " BÀ PHẬT SỐNG THANH HẢI TRONG ĐOÀN THỂ QUÁN ÂM." Chọn lại Liên Lạc Viên sau 5 năm, tất cả Liên Lạc Viên từng vùng trên thế giới sau khi được đồng tu địa phương bầu chọn xong thì phải được gửi đến trung tâm chính để BÀ PHẬT SỐNG Thanh Hải DUYỆT XÉT CHỌN LẠI, BÀ THÍCH CHỌN AI THÌ NGƯỜI ĐÓ MỚI ĐƯỢC LÀM LIÊN LẠC VIÊN CỦA VÙNG ĐÓ.( NGƯỜI LIÊN LẠC VIÊN MỚI PHẢI TUYỆT ĐỐI TUÂN THEO LỆNH CỦA BÀ VÀ BAN LÀM VIỆC CHO BÀ...). Còn việc VU KHỐNG HOẶC ĐUỔI NHỮNG ĐỒNG TU CHÂN THẬT NÓI LỜI NGAY THẲNG thì do chính bà Phật Sống Thanh Hải ra CHỈ THỊ KHAI TRỪ nhưng để tránh tiếng bà nói là do BAN LÀM VIỆC tự làm bà không biết gì (BAN LÀM VIỆC là ban quyền hành nhất trong đoàn thể này đối với tất cả đồng tu, có khi bà Thanh Hải GIAN XẢO MƯỢN DƯỚI TÊN là BAN NGOẠI VỤ hoặc do BAN NGOẠI VỤ ở hải ngoại làm theo LỆNH của bà, kế đến những người có quyền là Sứ Giả Quán Âm, rồi đến người có quyền hành sau chót là Liên Lạc Viên địa phương, TẤT CẢ ĐỀU TRỰC THUỘC DƯỚI TAY BÀ, CÒN CHỌN LIÊN LẠC VIÊN ĐỊA PHƯƠNG PHẢI DO CHÍNH BÀ TA CHỌN LỰA MỚI ĐƯỢC, như kiểu ĐỨC QUỐC XÃ - ADOLF HITLER.) Mới đây vào tháng 11/2016 bà Thanh Hải đưa chỉ thị xuống cho tất cả Liên Lạc Viên địa phương trên toàn thế giới ra thông báo TUYỂN CHỌN CẤP TỐC MỘT ĐỘI NGŨ ĐỒNG TU TRUNG THÀNH ĐỂ LÀM VIỆC RIÊNG CÒ MỒI cho bà và sẽ được bà cấp THẺ ĐẶC BIỆT mà chỉ có Liên Lạc Viên mới biết và giao thẻ đặc biệt đó cho từng người thôi. Đội ngũ này được hình thành để trợ lực cho BAN LÀM VIỆC và có nhiệm vụ ngầm KHỐNG TRỊ, THEO DÕI, BÁO CÁO những diễn biến của tất cả đệ tử và BIỆN HỘ, TUYÊN TRUYỀN, QUẢNG CÁO CHO BÀ ĐỂ CÂU THÊM NGƯỜI BÊN NGOÀI. Đơn xin phải qua Liên Lạc Viên vùng gửi đến BÀ PHẬT SỐNG Thanh Hải chọn. TÀ ĐẠO mới hành xử theo kiểu này, thật ghê tởm thay. NAM MÔ CỨU KHỔ CỨU NẠN QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT. 
Lê Mai Anh
2/1/2021
Mấy bạn lên án thầy Nguyên Thành là "mượn đạo tạo đời" ghê lắm, tôi còn tưởng đâu thầy hô hào kêu gọi thu hàng trăm triệu mỗi người, ngờ đâu có trăm ngàn mỗi tháng! Cộng với những khoản liệt kê ra vẫn chưa là một góc nhỏ với việc đi cúng đền miễu hàng trăm triệu mỗi lần mà rước họa vào thân. Mà chính bạn Ngô Đức Hiếu cũng công nhận là thầy "truyền bá Phật pháp là rất tốt" mà, sao cứ so đo vài trăm ngàn nhỉ? Cúng dường mà tâm keo kiệt hối tiếc thì chẳng trách sao làm ăn lận đận, khó khăn mãi (Kinh Mahachauna đã xác quyết như vậy)!
Nguyễn Văn
2/1/2021
Gởi BBT chùa Adida, Tại sao BBT lại cho đăng những phản hồi không chứng cú bịa đặt? trong khi tôi phản hồi lời văn không nặng nề nhưng có link nói rỏ bộ mặt đê hèn của một số người lợi dụng trang web của chùa Adida để nói bậy nói nhảm? http://chanhtuduy.com/noi-voi-ke-an-chao-da-bat/ và bài http://chanhtuduy.com/cao-dieu-mat-thuy-noi-voi-truong-thanh-long-mat-na-tam-thuc-sao-rot-nhanh-qua-vay/ Nếu đã công tâm thì phải đăng 2 chiều cho mọi người cùng biết. Nếu thấy đủ rồi thì ngưng không cho phản hồi nữa vì nếu không sẽ có người lợi dụng. Trân trọng.
Lê Nhật Anh
1/1/2021
Gửi Cao Kỳ Duyên! Bạn copy lời trên zalo của một tên phản đồ.Tôi nói bạn nghe, hắn ta bị đuổi ra khỏi Viện ITA, vợ hắn bỏ hắn, con cái hỗn láo trộm cắp, hắn đã 60 mà xưng anh em ngọt sớt với một cô gái 20. Chắc u uất với cuộc đời quá nên hắn bị hoang tưởng. Nghĩ cách vu vạ để trả thù, muốn người khác cũng thê thảm như mình chăng?
Nguyen Le
1/1/2021
KHÔNG THẤY BÊN MGSN PHẢN ĐỐI VỀ ĐƯA TIN TÂY PHƯƠNG TỊNH THỔ Mấy hôm theo dõi bàn về kiện câp thì nhiều, còn bàn về mua đất xd Tây phương TT thì ít nhắc
Ngô Đức Hiếu
31/12/2020
Dựa vào các chức năng nói trên, ông Nguyễn Hữu Lợt đã khôn khéo phát lồ những tâm pháp yoga thanh trí, dựa theo các kinh điển phật giáo để đưa vào kiến thức phổ biến và giảng đạo. Xét về truyền bá phật pháp là rất tốt đó là quyền tự do tín ngưỡng của mỗi cá nhân, tuy nhiên điều tôi muốn nói rằng: Đạo sư đã dựa vào kiến thức phật học rồi phổ biến nhưng lại có mục tiêu thu nạp hội viên để thu nhiều các loại phí (chủ yếu là mong được tự nguyện cúng dường) và làm cho nhiều hội viên đang hoang tưởng mình đang gặp 1 vị đạo sư, mình đang được quy y một bậc đạo sư thầy của trời người, một bậc trí tuệ đắc đạo. Đây mới là vấn đề cần bàn và đặt ra những câu hỏi? tại sao vị đạo sư Nguyễn Hữu Lợt lại tinh vi đến vậy. MƯỢN ĐẠO TẠO ĐỜI.
Nguyễn Tất Kiên (không phải Tất Kiểm nhé)
31/12/2020
Viện ITA không hề có hoạt động tâm linh, hoạt động tôn giáo, hoạt động Phật pháp, mà chức năng vẫn chốt là Tập hợp các nhà khoa học, các chuyên gia có kinh nghiệm và cán bộ có trình độ chuyên môn trong nghiên cứu phát triển, các dịch vụ khoa học và công nghệ về lĩnh vực tâm lý và yoga để khai thác tài nguyên trí tuệ và cải thiện sức khỏe, đời sống tinh thần con người. chứ không được phép tuyển dụng, thu nạp các tín đồ vào để quy y Thầy Phật Pháp Tăng. 3.Theo điều 2 trong Quyết định thì Viện ITA đã đăng ký chứng nhận CHỨNG NHẬN HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC do BỘ KHOA HỌC cấp số A-1890 cấp lại lần 2 ngày 16/10/2020 Chức năng gồm: -Nghiên cứu khoa học về tâm lý học và yoga để khai tác tài nguyên trí tuệ con người bao gồm: những vấn đề lý luận, thực tiễn về tâm lý giáo dục, tâm lý giới tính, tâm lý xã hội, tâm lý các độ tuổi, tâm lý học về quản lý và kinh doanh - Tư vấn, phản biện khoa học, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học và đào tạo, phổ biến kiến thức trong lĩnh vực nghiên cứu nêu trên.
Cao Kỳ Duyên
31/12/2020
THẦY TÀ (TT) THINLEY NGUYÊN THÀNH LÀ AI? Chào các em, vì tên thầy tà (tt) đê tiện, xảo trá cung cấp số điện thoại của anh trong đơn ngu dốt trên trang xú uế của hắn nên nhiều người liên hệ muốn tìm hiểu nên anh tóm tắt để mọi người hiểu rõ về tên tt này. (anh tách ra làm 3 phần để post) Phần 1 Tt ăn cắp giáo pháp trong kinh điển xào nấu và cho là "phát kiến" của tt và tự nhận là tổ sư sáng lập dòng "yoga tối trí" dựa trên nền tảng giáo lý Phật đà chứ không phải hoạt động tôn giáo nhưng học trò thực hành nghị quỹ tụng niệm do tt biên soạn toàn lấy trong kinh điển. Mọi hoạt động của tt là hoạt động tôn giáo của đạo Phật và tt tận dụng kiếm tiền qua các hoạt động đó: tt làm lễ quy y để lấy tiền, có thời gian được học trò giàu có quy y cúng dường nhiều nên tt hoang tưởng nói "bây giờ những ai được tôi làm lễ quy y rất khó phải 10 triệu trở lên tôi mới làm lễ quy y"!! (theo như các em kể thì bây giờ tt phải quy y không lấy tiền để làm màu vì chỉ có những người không biết là tt mới dám để tt quy y vì tt còn chưa biết tt chết sẽ về cõi nào); tt thường tổ chức pháp sự, pháp hội giảng pháp của đạo Phật để lấy tiền cúng dường; tt gợi ý cúng dường "bậc đạo sư" để được hanh thông để lấy tiền; tt lừa đảo xây dựng Tây phương tịnh thổ (cõi cực lạc ở thế gian) để lấy tiền; tt phát lồ ra "heo đất"đại diện cho tt ₫ể hàng ngày học trò cúng dường cho heo để tích lũy công đức về Tây Phương cực lạc để lấy tiền; tt kêu nộp tiền lệ phí trang mạng và cúng dường trang mạng (pháp bảo) hàng tháng để lấy tiền; tt bán sách ế của tt biên soạn còn xót lại bị mối mọt để lấy tiền mặc dù học trò đã có rồi mà tt xảo trá gọi là thỉnh pháp bảo của tt (tt nói khi chết tt không để lại những hạt xá lợi nhưng sách tt biên soạn từ các nguồn trong kinh điển mà tt xảo trá là tác phẩm tâm linh của tt để lại là pháp bảo của tt)??!! Phần 2 Để tránh bị cho là hoạt động tôn giáo trái phép lừa đảo kiếm tiền nên tt đã nhờ học trò thân cận ở miền Bắc (tt nói học trò này mượn tt 100 triệu làm ăn không biết bao giờ mới thu hồi lại được) để chạy chọt xin thành lập viện thuộc Liên hiệp khoa học và kỹ thuật Việt Nam, hằng năm gần Tết âm lịch tt gọi điện cho học trò này đại diện tt đem bao thư đến những nơi mà nhờ cậy để biếu xén để đền ơn (tra trên google sẽ thấy: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam gồm 134 hội thành viên trong đó có 74 hội ngành toàn quốc và 60 liên hiệp hội địa phương. Ngoài ra, trong hệ thống của Liên hiệp Hội Việt Nam còn có hơn 500 đơn vị nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo được thành lập theo Nghị định 81; 192 tờ báo, tạp chí, bản tin, đặc san, trang tin, báo điện tử). Qua đó thấy chức năng và hoạt động của Liên hiệp khoa học và kỹ thuật Việt Nam rất đa dạng nhưng không hề có hoạt động tôn giáo. Tt luôn tự hào nói trang xú uế của tt là đã tà xây chánh, bài trừ mê tín, luôn theo đúng quỹ đạo chánh pháp Phật đà nhưng thực tế tt luôn làm những điều ngược lại với những gì đã nói: tt ruyền bá mê tín làm cho học trò u mê mù quáng đến cuồng tín và tt phỉ báng Phật pháp. Tt truyền bá mê tín với sự trợ giúp đắc lực của các công công ăn theo (những công công này được tt cho mượn tiền hoặc được tt giúp đỡ bằng tiền nên hết lòng bênh vực tt mà những đồng tiền này từ lừa đảo và mua bán tâm linh mà có). Bằng "50 kệ tụng sùng kính đạo sư" không đúng giáo lý của Đức Phật, tt đã làm tê liệt ý thức của học trò, biến họ thành những con người mù quáng cuồng tín, rập khuôn như nhau, tôn sùng tt như 1 bậc bồ tát dù có bị chửi bới, mạt sát...
Mạnh Cường
31/12/2020
Tôi hoan hỷ khi trang mạng của Chùa Adida và trang mạng của Viện Nghiên cứu Tâm lý học và Ứng dụng Yoga Thanh Trí (phía Thầy Nguyên Thành) để bình luận công khai trong khi trang mạng của Thư viện Hoa Sen thì không! Chưa bàn đến nội dung nhưng từ động thái này của Thư viện Hoa Sen đã khiến tôi cảm thấy có gì đó mờ ám, không công khai minh bạch.

hình ảnh hình ảnh

» Xem tất cả

Lễ Huý Nhật Năm Thứ 24 Thân Phụ của HT Trụ Trì Chùa A Di Đà (11.4 Canh Tý- 03.3.2020)
Lễ Huý Nhật Năm Thứ 24 Thân Phụ của HT Trụ Trì Chùa A Di Đà (11.4 Canh Tý- 03.3.2020) (84 hình)
Chùa A Di Đà tổ chức cơm chay gây quỹ cứu trợ cháy rừng tại Úc châu (19.01.2020)
Chùa A Di Đà tổ chức cơm chay gây quỹ cứu trợ cháy rừng tại Úc châu (19.01.2020) (47 hình)
ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CHÙA A DI ĐÀ PL. 2563 (25.8.2019)
ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CHÙA A DI ĐÀ PL. 2563 (25.8.2019) (71 hình)
Bố Tát Định Kỳ Hàng Tháng của Tăng Đoàn Phật Giáo Sydney (15.07.Kỷ Hợi - 2019)
Bố Tát Định Kỳ Hàng Tháng của Tăng Đoàn Phật Giáo Sydney (15.07.Kỷ Hợi - 2019) (40 hình)
Lễ Vu Lan PL 2563 (2019) tại Chùa Quốc Tế, Darwin
Lễ Vu Lan PL 2563 (2019) tại Chùa Quốc Tế, Darwin (154 hình)
Lịch Sử Đức Phật Bằng Tranh Của Thái Lan Song Ngữ Việt Anh
Lịch Sử Đức Phật Bằng Tranh Của Thái Lan Song Ngữ Việt Anh (62 hình)

Chân Dung Tăng Già Chân Dung Tăng Già

  • Tiểu sử Hòa thượng Huệ Đăng (1873-1953) Dịch giả Kinh Vu Lan
    Tiểu sử Hòa thượng Huệ Đăng (1873-1953) Dịch giả Kinh Vu Lan
  • Danh Tăng Việt Nam sinh vào năm Tý
    Danh Tăng Việt Nam sinh vào năm Tý
  • Thiền sư Chân Nguyên - Vị Thiền sư lừng danh thế kỷ 17
    Thiền sư Chân Nguyên - Vị Thiền sư lừng danh thế kỷ 17
  • Hòa thượng Thích Vĩnh Tràng (1881-1963): Người đầu tiên phát tâm đi bộ từ Sa Đéc ra miền Bắc
    Hòa thượng Thích Vĩnh Tràng (1881-1963): Người đầu tiên phát tâm đi bộ từ Sa Đéc ra miền Bắc
  • Thiền sư Bách-Trượng Hoài Hải (720-814)
    Thiền sư Bách-Trượng Hoài Hải (720-814)
  • Thiền sư Thần y Tuệ Tĩnh
    Thiền sư Thần y Tuệ Tĩnh
  • Quốc sư Phước Huệ (1869 - 1945)
    Quốc sư Phước Huệ (1869 - 1945)
  • Cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa, tấm gương sáng Như Lai
    Cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa, tấm gương sáng Như Lai
  • Hòa thượng Thích Thiện Hoa Viện trưởng Viện hóa đạo GHPGVNTN cây đại thụ Đạo pháp - Dân tộc
    Hòa thượng Thích Thiện Hoa Viện trưởng Viện hóa đạo GHPGVNTN cây đại thụ Đạo pháp - Dân tộc
  • Tiểu sử Đại lão HT.Thích Tịnh Khiết, Đệ nhất Tăng thống PGVNTN (1891-1973)
    Tiểu sử Đại lão HT.Thích Tịnh Khiết, Đệ nhất Tăng thống PGVNTN (1891-1973)
  • Pháp Âm
  • Phim Phật Giáo
  • Âm Nhạc
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Ðại Nạn Trước Mắt, Quay Ðầu Là Bờ 13887
  • Khac Phuc Phien Nao Tap Khi 13743
  • Pháp Ngữ Của Thiền Sư Hư Vân P1 9531
  • Pháp Ngữ Của Thiền Sư Hư Vân P2 10160
  • Phật Học Quần Nghi - Tập 1/2 9110
  • Phật Học Quần Nghi - Tập 2/2 8734
  • An Lạc Từ Tâm 12334
  • Phật Học Vấn Đáp 01, Lý Bỉnh Nam 12388
  • Phật Học Vấn Đáp 02, Lý Bỉnh Nam 11828
  • Phật Học Vấn Đáp 03, Lý Bỉnh Nam 11592
  • [ Xem tất cả ]
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Buddha - Đức Phật - (tập 55/ 55): Kết thúc phim... 5370
  • Buddha - Đức Phật - (tập 54/ 55): Buddha nhập... 6102
  • Buddha - Đức Phật - (tập 53/ 55): Bữa ăn cuối... 8915
  • Buddha - Đức Phật - (tập 52/ 55): Mogalana và... 5732
  • Buddha - Đức Phật - (tập 51/ 55): Buddha cứu độ... 5749
  • Buddha - Đức Phật - (tập 50/ 55): Vua Ajātasattu... 792
  • Buddha - Đức Phật - (tập 49/ 55): Năm pháp phá... 6767
  • Buddha - Đức Phật - (tập 48/ 55): Tinh xá... 6719
  • Buddha - Đức Phật - (tập 47/ 55): Thiếu nữ mang... 7720
  • Buddha - Đức Phật - (tập 46/ 55): Anan gặp nạn,... 6794
  • [ Xem tất cả ]
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Mừng Xuân Di Lặc 11412
  • Mùa Xuân Em Đi Lễ Chùa 11370
  • Tổng hợp Nhạc ThiềnThiền - Tĩnh Tâm - An Nhiên 12449
  • Dòng Sông Tôi Gọi Tên Em 11739
  • Một Chuyến Giả Từ 11270
  • Nối Một Nhịp Cầu 12523
  • Vẫn là Em Thơ 11915
  • Chú Cuội Dỗi Hờn 4687
  • Quê Hương Nguồn Cội 11731
  • Như Giọt Sương Đêm 13353
  • [ Xem tất cả ]

Từ điển phật giáo Từ điển phật giáo

  • Trích lục từ ngữ Phật học Quyển Thượng
  • Trích lục từ ngữ Phật học Quyển Hạ
  • Từ Điển Pháp Số Tam Tạng
  • Từ Điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam
  • Từ Điển Thiền Tông Hán Việt

lời vàng ý ngọc

  • NHỮNG CÂU ĐÁNG SUY GẪM
  • NHỮNG CÂU NÓI HAY
  • 10 điều sau là cốt lõi hạnh phúc
  • Lời hay ý đẹp
  • NHỮNG CÂU NÓI HAY VỀ CUỘC SỐNG
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (9)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (8)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (7)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (6)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (5)

thư viện sách

Tư Tưởng Phật Giáo...
Mi Tiên Vấn Ðáp

lịch âm dương

Kênh truyền hình phật giáo

Nhạc Phật Giáo Truyền hình Srisambodhiuk Truyền hình Sen Việt
Truyền hình DahamgaganaTv Truyền hình Shraddha Dhamma and Meditation Internet TV
52 Bareena street, Canley Vale N.S.W 2166 Australia - Tel: (+02) 87046317
Email: chuaadida1@gmail.com - chuaadida@ymail.com
Copyright © 2014 Chùa A Di Đà. All Rights Reserved. Powered by BizMaC