• http://www.
  • http://www.
  • http://www.
  • http://www.
chuaadida.com
52 Bareena street, Canley Vale N.S.W 2166 Australia
  • Tin Phật Giáo
    • Phật Giáo Úc - Tân Tây Lan
    • Phật Giáo Với Xã Hội
    • Tin Viên Tịch & Tưởng Niệm
  • Sinh Hoạt Chùa A Di Đà
  • Phật Pháp
    • Nghi Lễ
    • Giáo Lý
    • Bồ Đề Tâm
  • Lịch Sử Phật Giáo
    • Nghiên Cứu Phật Giáo
    • Nhân - Vật
    • Phật - Bồ Tát - Thánh Chúng
  • Tam Tạng Kinh Điển
    • Tranh Phật Giáo
    • Sách - Truyện Tích
    • Những Lời Phật Dạy
  • Chuyên Đề
    • Xuân Cửa Thiền
    • Phật Đản - An Cư
    • Vu Lan
    • Pháp Khí
  • Văn Hóa Phật Giáo
    • Thi Ca - Châm Ngôn - Sáng Tác
    • Kiến Trúc
    • Tự Viện
  • Môn Phong Pháp Phái
    • NGỮ LỤC
    • Giai Thoại Nhà Thiên
    • Tổ Sư
Thông tin liên hệ

Tel: (+02) 87046317

Email: chuaadida1@gmail.com - chuaadida@ymail.com

chuaadida.com Kính chào chư Tôn đức, Quí nam nữ Phật tử, Quí thiện trí thức gần xa, Kính chúc Qúy vị An Lành - Phát nguyện: Nổ lực tinh tấn tu hành giải thoát thân tâm khỏi vòng sanh tử. KÍNH CHÚC CHƯ TÔN ĐỨC, QUÍ NAM NỮ PHẬT TỬ, QUÍ THIỆN TRÍ THỨC, QUÍ ĐỘC GIẢ GẦN XA, THÂN TÂM AN LẠC, VẠN SỰ KIẾT TƯỜNG NHƯ Ý
Tìm
  • Trang chủ
  • Lịch Sử Phật Giáo
  • Nhân - Vật

Những cánh hoa rơi

Chùa A Di Đà | 26/8/2015 | 1 Bình luận

Chúng ta tưởng niệm đến các Ngài cũng có nghĩa là chúng ta muốn noi theo những hạnh nguyện của các Ngài, đi vào đời, dấn thân vì Đạo. Dầu cho bao hiểm nguy đến tánh mạng đi chăng nữa chúng ta vẫn không lùi bước trước những nghịch cảnh thử thách lòng mình.


NHỮNG CÁNH HOA RƠI                  
 Tỳ kheo Thích Như Điển

Nếu có người nào đó bảo rằng: “Tại sao Thầy viết nhiều và không chịu nghỉ ngơi, hãy để dồn viết một tác phẩm có giá trị vẫn hay hơn là những bài tạp ghi như vậy“ thì tôi sẽ trả lời rằng:  “Nếu viết được thì cứ viết, chứ chờ viết hay mới viết thì biết bao giờ mới viết được một bài. Có nhiều người chờ cả đời không viết, đến khi muốn viết thì không còn sức khỏe nữa“. Quả cuộc đời nầy nó có nhiều cái khó như thế, mà chúng ta thì không tự làm chủ thời gian cũng như sức khỏe của mình được. Do vậy tôi chủ trương rằng: “Cái gì làm được trong ngày hôm nay thì hãy nên làm, chứ chờ đến ngày mai thì nhiều khi ngày mai ấy không còn ở lại với mình nữa. Dầu ta có già, có sống lâu bao nhiêu năm trên thế gian nầy đi nữa, rồi một ngày nào đó chúng ta cũng phải ra đi, mà thời gian thì chẳng thương tiếc gì ta, dầu ta có cố níu kéo nó lại. Ngay cả những người thân trong gia đình, mình cứ ngỡ rằng họ luôn ở gần mình và họ thuộc về một phần của cuộc sống mình, nhưng điều ấy ta đã lầm. Cuối cùng rồi chẳng có cái gì là của mình, ngay cả tài sản, của cải, người thân, địa vị, học thức, bằng cấp v.v... Tất cả rồi cũng chỉ còn là con số không to tướng như những cánh hoa rơi trước gió mà thôi“.

Sống 67 năm trên trần thế, tôi đã chứng kiến không biết bao nhiêu là nỗi biệt ly của nhiều người, ngay bản thân mình cũng có, mà cho những người thân, những bạn bè gần xa cũng không thiếu, nhất là những Phật tử qua đời mà tôi đã đến trợ niệm cho họ. Đặc biệt lần nầy tôi chỉ muốn ghi lại những cảm xúc của mình khi đối diện với những sự biệt ly nầy. Trước đây hai năm, vào ngày 8 tháng 8 năm 2013 Cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm, Viện Chủ chùa Khánh Anh tại Pháp, đồng thời Ngài cũng là nguyên Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, đã ra đi chưa một lời dặn dò với môn đồ đệ tử cũng như các thành viên của Giáo Hội và suốt hai năm qua, chúng tôi đã cùng với  Quý Thầy Cô trong Giáo Hội và Đệ tử xuất gia cũng như tại gia của Ngài tiếp tục gánh vác con thuyền của Giáo Hội và nhất là việc xây dựng ngôi phạm vũ Khánh Anh vẫn còn trong thời kỳ dang dở. Để rồi cuối cùng Giáo Hội Âu Châu cũng đã tổ chức được các lễ quan trọng từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 8 năm 2015 vừa qua; có cả hằng ngàn Phật tử khắp năm châu và hơn 300 Tăng Ni khắp các nơi về tham dự. Đây là một thành quả, một hãnh diện của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu nói chung cũng như môn đồ pháp quyến của Cố Hòa Thượng Minh Tâm nói riêng vậy.

Đại Giới Đàn Khánh Anh quy tụ hơn 40 giới tử  đến từ 10 quốc gia tại Âu Châu cũng như Mỹ Châu, trong nầy có 10 giới tử là người Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Ý, Đan Mạch, Scotland v.v... Giới Đàn nầy đã mở ra phương tiện cho những người Tây Phương, đặc biệt là nữ giới, đã xuất gia với các trường phái Phật Giáo Tây Tạng suốt trong hơn 30 năm hay hơn 20 năm vẫn chưa được thọ Thức Xoa và Tỳ Kheo Ni, kể từ sau khi Thọ giới Sa Di Ni. Chúng ta đã bắc một nhịp cầu cho những người nữ Tây Phương nầy, và trong tương lai, sau khi họ đã thọ giới Tỳ Kheo Ni, có đủ hạ lạp trong 5 mùa An Cư Kiết Hạ trở lên, họ có thể thâu nhận đệ tử và nếu đủ 10 vị Ni, họ có thể bắt đầu truyền các giới cho chư Ni Âu Mỹ, để họ có cơ hội tiếp cận với giáo lý của Đức Phật theo tinh thần của Tứ Phần Luật, mà chư Ni Việt Nam đang hành trì. Đây là điểm son của Giới Đàn Khánh Anh trong những ngày 13 và 14 tháng 8 năm 2015 vừa qua.

Kế đến là Lễ Hiệp Kỵ chư Lịch Đại Tổ Sư (Về Nguồn 9) được tổ chức trọng thể vào  ngày 15 qua những đề tài thuyết trình về hành trạng của Tổ Khương Tăng Hội và Tổ Khánh Anh, lồng vào đó trong những ngày 13,14 có những đêm “trà đàm hội ngộ“ cũng như “ Hội luận Tăng Ni trẻ“ v.v... đã làm cho không khí sinh hoạt của ngày Về Nguồn lại càng nổi sắc hơn. Một đài truyền hình đến từ Hoa Kỳ có phỏng vấn tôi rằng: “Thưa Thầy, nhiều người tại Hoa Kỳ khi nghe đến hai chữ Về Nguồn lại liên tưởng  đến tổ chức nầy có liên hệ đến Cộng sản. Vậy xin Thầy cho biết về ý kiến của Thầy như thế nào về vấn đề nầy“. Tôi trả lời rằng: “Cách đây 9 năm, tại chùa Pháp Vân Toronto, Canada đã tổ chức Về Nguồn lần thứ nhất, có gần 100 Tăng Ni tham dự và sau đó bị các cơ quan truyền thông la hoán lên là Về Nguồn, chính là về với Cộng sản, nhưng xin thưa, Cộng sản đâu có nguồn gốc dân tộc mà về. Vả lại suốt trong 9 năm qua, trong gần 100 vị Tăng Ni tham dự lần đầu ấy có ai là Cộng sản đâu, xin quý vị chỉ dùm cho tôi“. Đó là câu trả lời đơn giản của tôi. Ở những xứ tự do nầy người ta có quyền chỉ trích xây dựng, nhưng không phải để phỉ báng và chụp mũ. Nếu nói họ có, mà thiếu bằng chứng để chứng minh, thì sẽ có luật pháp hiện hành nghiêm trị. Đã có nhiều trường hợp như vậy xảy ra rồi và xin những người hay chụp mũ người khác hoặc vu cáo người khác không có bằng chứng thì hãy lấy đó làm gương. Theo tôi thì nên thấy cái hay cái đẹp của người khác, tâm mình sẽ thanh thản hơn; còn nếu chỉ thấy cái xấu cái sai của đối phương thì lúc nào tâm ta cũng khó chịu. Có lần Nguyên Đạo Văn Công Tuấn viết: “Có nhiều người chỉ muốn vạch lá tìm sâu, thì kẻ ấy chỉ thấy sâu và không bao giờ thấy lá“. Xin nhớ cho rằng chúng ta là những người học hạnh Thánh để thực hành theo các Thánh nhơn, chứ không phải chúng ta là Thánh. Do vậy con người vẫn còn có những lỗi lầm, thì cũng là chuyện bình thường thôi, không có gì để khó hiểu cả.

Đêm thứ Bảy ngày 15 tháng 8 “Tưởng niệm bậc xuất trần thượng sĩ“ đã làm cho nhiều người thương cảm nhớ đến Sư Ông Minh Tâm. Những giọt nước mắt vẫn vô tình tuôn chảy như để nhớ lại một bậc Thầy đã dày công hy hiến đời mình cho Giáo Hội cũng như những công việc chung đại sự khác. Ngày hôm sau, 16 tháng 8 năm 2015 là ngày cắt băng Khánh thành (tuy chưa được phép chính thức của chính quyền Pháp, vì còn những công trình chính chưa hoàn thiện), nhưng chư Tôn Đức cũng như đồng bào Phật Tử khắp nơi đều hoan hỷ để được nhìn thấy hình ảnh nầy, sau 20 năm xây dựng. Lễ Hiệp Kỵ chư Lịch Đại Tổ Sư và tuyên đọc tâm niệm của Tăng Ni Hải Ngoại cũng như lễ Đại Tường của Cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm đã được diễn ra vô cùng trang nghiêm thành kính. Kế tiếp là phần tấn phong Trụ Trì cho Thượng Tọa Thích Quảng Đạo và Ni Sư Diệu Trạm. Thầy Quảng Đạo sẽ lo cho ngôi chùa mới ở Evry với sự cố vấn của Chư Tôn Hòa Thượng trong Giáo Hội Âu Châu cũng như môn phái Liễu Quán gần và xa. Để điều hành ngôi đại tự nầy Thầy Quảng Đạo phải cần sự trợ duyên của chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng trong các Tổng Vụ của Giáo Hội. Phần nội tự sẽ do Thượng Tọa Quảng Đạo cũng như Huynh đệ tỷ muội cùng quý Phật tử tại gia đảm trách. Ni Sư Diệu Trạm cũng đã phát biểu thật là dõng mãnh và cảm động, khi Hòa Thượng Thích Tánh Thiệt trao quyền Trụ Trì ngôi chùa cũ Khánh Anh tại Bagnneux mà Cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm đã Trụ Trì tại đó từ năm 1977 cho đến năm 2013. Đây là những hình ảnh đẹp vô cùng trong những Đại Lễ được cử hành tại chùa Khánh Anh trong những ngày nầy. Mặc dầu một cánh hoa đã rụng, nhưng có hai cánh hoa đã mọc lên để tiếp tục con đường của Thầy Tổ mình đã dày công vun đắp trong suốt hơn 40 năm qua. Tiếp theo là lễ cúng dường Trai Tăng cho gần 400 Tăng Ni hiện diện. Đây có lẽ là số Tăng Ni đông nhất tại Âu Châu có mặt trong những ngày nầy tại chùa Khánh Anh để tham dự những Đại Lễ vừa trình bày. Hẳn rằng Hòa Thượng Minh Tâm ở một nơi xa xôi nào đó, Ngài đã đoái mắt nhìn về ngôi Đại Tự Khánh Anh và mỉm cười hoan hỷ cho những việc truyền đăng tục diệm đã được kế vãng khai lai như thế. 

Trong tháng 8 năm 2015 vừa qua tại Hoa Kỳ và Canada đã có ba cánh Hoa cùng rơi một lúc vào những ngày 3, ngày 18 và ngày 20. Đó là Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Pháp Chủ Thích Giác Nhiên, Viện Chủ Tổ Đình Minh Đăng Quang tại Westminster California, ra đi ở tuổi thượng thọ 93. Tiếp đến là Hòa Thượng Thích Viên Diệu, Trụ Trì chùa Thuyền Tôn tại Montreal, Canada ra đi ở tuổi 62 và một bậc danh Tăng thạc đức nữa, đó là Cố Đại Lão Hòa Thượng Thượng Thủ Thích Tâm Châu, ra đi ở tuổi 95 với 84 năm hành đạo và 74 Hạ Lạp trên khắp mọi miền đất Việt và năm châu, bốn bể kể từ hơn 40 năm nay, không có nơi nào là không có hình bóng của Ngài hiện hữu. Tôi sẽ viết về ba cánh Hoa đặc biệt nầy của Pháp Phái Khất Sĩ, của Liễu Quán Pháp Phái và của Trúc Lâm Yên Tử Pháp Phái. Dĩ nhiên sẽ có nhiều phần khiếm khuyết, kính mong chư Tôn Đức và Quý thiện hữu tri thức bổ túc cho. Xin vô vàn đa tạ.

Phái Khất Sĩ do Ngài Minh Đăng Quang sáng lập vào tiền bán thế kỷ thứ 20 và chỉ có Việt Nam mới có, chứ trên thế giới không có Phái nầy, ngoại trừ chư Tăng Việt Nam sang Mỹ hay các châu lục khác đã mang truyền thống Khất Sĩ nầy của Việt Nam đến thành lập ra. Căn cứ theo bộ “Chơn Lý“ gồm hai quyển của Ngài Minh Đăng Quang truyền lại, thì đầu tiên Ngài tu theo Đại Thừa ở Việt Nam, sau đó Ngài sang Cao Miên để tham cứu Thiền học với các Sư Nam Tông và cuối cùng Ngài về lại Việt Nam thành lập phái Khất Sĩ nầy. Chư Tăng Ni dùng chay, đi khất thực, thịnh hành nhất là ở miền Nam Việt Nam. Và năm 1954 thì Ngài Minh Đăng Quang vắng bóng. Kể từ đó các Môn Đồ của Ngài đi du hóa khắp nơi để thành lập Tịnh Xá và giáo hóa chúng sanh theo thể loại văn thơ được sáng tác hay dịch thuật từ các Kinh điển Đại Thừa. Cố Hòa Thượng Thích Giác Nhiên là vị Đệ tử sau cùng của Tổ Sư Minh Đăng Quang, Ngài sang Mỹ tỵ nạn Cộng sản vào đầu thập niên 80 và đã gầy dựng chừng 20 Đạo Tràng, Tu Viện, Tịnh Xá có liên quan đến hệ phái Khất Sĩ tại Hoa Kỳ. Băng giảng của Ngài được gửi đi khắp các nơi, nên Phật tử có cơ duyên để nghe và hành trì. Cuối đời, Ngài bị bệnh duyên trong 9 năm và vào ngày 3 tháng 8 năm 2015 Ngài đã ra đi ở tuổi đời 93 và hơn 60 hạ lạp. Đây là một mất mát to lớn của Giáo Đoàn Khất Sĩ Việt Nam cả trong lẫn ngoài nước. Sau đó nhục thân của Ngài được đưa về Việt Nam và hỏa thiêu tại Sài Gòn. Môn Đồ Pháp Quyến của Ngài đã cử hành những lễ nghi quan trọng để nhớ lại ân xưa của một bậc Thầy cao cả đã dày công huấn dục các tử đệ nên người.

HT Thích Viên Diệu

Cách đây chừng 3 tháng Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ của chúng tôi có ghé Canada và nghe tin Hòa Thượng Viên Diệu, Trụ Trì chùa Thuyền Tôn tại Montreal bịnh nặng, nên đã ghé thăm và Thầy cho biết rằng: “Bác sĩ đã chê, cho về lại chùa an nghỉ, chắc chỉ còn 3 tháng nữa sẽ đi“. Tôi nghe cũng hơi đột ngột, vì tin ấy chính từ Thầy nói ra, vả lại tuổi đời Thầy mới 62, chưa phải có gì bi quan lắm. Thế nhưng ngày 18 tháng 8 năm 2015 vừa qua, Thầy đã ra đi vĩnh viễn rồi. Hòa Thượng Viên Diệu thuộc Pháp Phái Liễu Quán. Phái nầy được thành hình tại Đàng Trong vào cuối thế kỷ thứ 17 do Ngài Nguyên Thiều từ Trung Hoa qua giáo hóa, Tổ Liễu Quán người Sông Cầu Phú Yên ra Huế học đạo và đắc pháp với Ngài Nguyên Thiều. Và kể từ đầu thế kỷ thứ 18 đến nay, tại Huế nói riêng cũng như khắp các miền Trung và Hải Ngoại ngày nay, nhiều chư Tôn Đức thuộc về dòng Thiền nầy. Ngài Liễu Quán là người Việt Nam, nên Thiền Phái nầy được phát triển rất mạnh khắp nơi trên thế giới ngày nay. Thầy Viên Diệu ra đi để lại 3 ngôi chùa tại Canada và chắc rằng môn phong pháp phái Liễu Quán sẽ cử người ra đảm nhiệm.

Vào ngày mồng 7 tháng 7 năm Ất Mùi, nhằm ngày 20 tháng 8 năm 2015 Ngài Thượng Thủ của GHPGVN trên Thế Giới đã viên tịch tại Montreal với tuổi thọ 95. Xuất gia tại Ninh Bình từ 11 tuổi, 21 tuổi thọ giới Tỳ Kheo, nên Ngài đã có 74 Hạ Lạp trong Thiền Môn, là một trong những vị Trưởng Lão của Phật Giáo Việt Nam. Đó là cố Hòa Thượng Thích Tâm Châu, Ngài thuộc dòng phái Trúc Lâm Yên Tử của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tôn. Đến năm 1954 Ngài theo làn sóng người tỵ nạn Cộng sản, đã xa lìa miền Bắc vào Nam và Ngài đã thành lập hay chứng minh cho nhiều ngôi chùa tại miền Nam Việt Nam như: Vĩnh Nghiêm, Giác Minh, Việt Nam Quốc Tự v.v... Trong giai đoạn nhiễu nhương của Phật Giáo bị nhà Ngô đàn áp, Ngài làm Trưởng Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo để đối thoại với chính quyền nhà Ngô và sau cuộc cách mạng thành công vào ngày 1 tháng 11 năm 1963, Ngài đã được bầu lên làm Viện Trưởng Viện Hóa Đạo đầu tiên của GHPGVNTN từ năm 1964, đến năm 1966 thì Giáo Hội tách rời làm hai thành Ấn Quang và Việt Nam Quốc Tự. Ngài giữ nhiều vai trò quan trọng trong nhiều giai đoạn khác nhau của Phật Giáo Việt Nam. Đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 Ngài một lần nữa đi tỵ nạn Cộng sản sang Pháp. Đến Pháp, Ngài lập chùa Từ Quang, rồi Hồng Hiên và sau đó qua Hoa Kỳ cũng như Canada để cố vấn cho chùa Giác Hoàng, Liên Hoa và tiếp đến Ngài trở lại Montreal để thành lập Tổ Đình Từ Quang. Năm 1984 Ngài đã thành lập GHPGVN trên Thế Giới tại chùa Liên Hoa Brossard Canada và Ngài làm Thượng Thủ. Đến năm 2014, đúng 30 năm sau Ngài tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập tổ chức nầy rất trọng thể tại Tu Viện Viên Quang ở Hoa Kỳ. 

Gần một  thế kỷ Ngài đã kinh qua. Do vậy có không biết bao nhiêu điều đã nói, nhưng với người viết bài nầy xin cung kính đảnh lễ Ngài như bao lần Ngài đến tham dự những lễ lộc quan trọng của chùa Viên Giác tại Hannover trong những năm 1991 (Đại Hội Ban Chấp hành của Hội Đồng Tăng Già Thế Giới), năm 2003 (lễ truyền trao Trụ Trì) và năm 2008 (lễ được tấn phong lên Hòa Thượng). Mỗi lần chúng tôi sang Canada cũng đều xin phép đến đảnh lễ Ngài và mỗi lần như thế đều được nghe những lời giáo huấn của Ngài rất chí tình về sự hòa hợp Tăng Già cũng như cố gắng phát triển Phật Giáo tại các nơi v.v... Băng ngâm thơ và kinh sách của Ngài, tôi được nhận rất nhiều, đã nghe và đã đọc. Từng chữ, từng lời như được gợi nhớ đâu đây. Lẽ ra tôi phải sang tận nơi Tổ Đình Từ Quang tại Montreal Canada để tiễn đưa Ngài lần cuối, nhưng trong Giáo Hội Âu Châu đã có nhiều vị đại diện đến để đảnh lễ kim quan Ngài rồi, vả lại ngày Vu Lan quá cận kề, nên không thể đến Canada được. Như những gì Ngài đã có lần dặn dò thân mật rằng: “Thầy Như Điển đừng quên tôi nhé! “Vâng! Con sẽ không bao giờ quên Ngài cũng như những hành hoạt của Ngài trên suốt một chặng đường dài của lịch sử Việt Nam và Phật Giáo Việt Nam như thế và con sẽ đến Tổ Đình từ Quang vào những dịp sau nầy như hình ảnh của Ngài đã thị hiện trên bầu trời Montreal vào lúc 10 giờ đêm ngày 21 tháng 8 năm 2015 khi đưa nhục thân của Ngài đi nhà quàn vậy. Vâng! Chính những sự thị hiện của cánh Hoa vĩ đại ấy giống như “Cánh Hoa Tâm“ mà Ngài đã trước tác, tạo nên những vần thơ Đạo Lý tuyệt diệu để gửi lại cho Đời vậy.

 Trước sau gì rồi mọi người cũng sẽ có một ngày ra đi như vậy, nên ngay từ bây giờ chúng ta nên sẵn sàng đón nhận những niềm vui lẫn sự lo toan cho cuộc sống và hãy để như vậy cho dòng đời trôi chảy mãi đến tận vô cùng, không đợi chờ, không phủ nhận, mà hãy chấp nhận nó Như Là thì mọi việc sẽ qua đi.

Những cánh hoa rơi trên bầu trời Âu Mỹ ngày nay của thế kỷ thứ 21 đã làm cho chúng ta gợi nhớ lại những cánh hoa ngày trước, khi Đức Phật còn tại thế, mà trong Kinh Tạp A Hàm, Ngài A Nan một hôm đã bạch lên với Đức Thế Tôn rằng:

“Kính bạch Ngài, con đang nhặt được một cành hoa, khi con ngửi, mùi thơm của nó tỏa khắp, cảm thấy rất dịu dàng, thơm tho. Ngay cả cành và lá của nó  cũng thơm nữa. Không những thế! bạch Ngài, cả rễ của nó con ngửi cũng cảm thấy thơm. Không biết có loài hoa nào ngược gió mà có thể bay khắp muôn phương chăng?

Nầy A Nan! Có chứ. Đó là hương thơm của những người Phật tử tại gia giữ tròn 5 giới cấm. Đó là hương thơm của những người Phật tử tại gia trai giới gìn giữ cẩn thận trong sáu ngày, vào ngày mồng 8, 23,14, rằm, 30 và mồng một. Đó là hương thơm của những người Phật tử tại gia giữ tròn Bát Quan Trai giới trong những ngày trên. Hương thơm nầy, dầu cho có ngược gió cũng bay khắp muôn phương”. Như vậy đó, hương thơm của những người Đức Hạnh, dầu ngược gió cũng có thể bay khắp muôn phương, ngay cả hàng Cư Sĩ, Đức Phật vẫn ca ngợi tán dương như vậy; còn ở đây, như trên chúng ta đã thấy, các bậc Đại Sư đi vào đời, mang theo biết bao nhiêu nguyện lực để phổ hóa chúng sanh, thì hương thơm của giới, của định, của tuệ, của giải thoát và giải thoát tri kiến hương ấy vẫn còn lan tỏa khắp nơi trên hoàn vũ nầy.

Chúng ta tưởng niệm đến các Ngài cũng có nghĩa là chúng ta muốn noi theo những hạnh nguyện của các Ngài, đi vào đời, dấn thân vì Đạo. Dầu cho bao hiểm nguy đến tánh mạng đi chăng nữa chúng ta vẫn không lùi bước trước những nghịch cảnh thử thách lòng mình. Có như vậy mới xứng đáng là Đệ tử của Phật. Ngày nay pháp nhược, ma cường nên những thế lực vô minh đang rình rập bên ta. Vậy chúng ta hãy can đảm hơn lên để đi vào đời, phải làm sao giống như lời thệ nguyện của Ngài A Nan trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm rằng:

Trong đời ác năm trược, con nguyện xin vào trước

Nếu có một chúng sanh nào chưa thành Phật

Thì con sẽ không vào Niết Bàn.

Hãy dũng mãnh và tinh tấn lên, như voi chúa xông vào trận mạc. Chúng ta phải đối diện với vô minh và chúng ta phải chuyển hóa vô minh thành trí tuệ và chuyển hóa phiền não thành Bồ Đề. Đây mới là bổn phận của người tu Phật. Xin cầu nguyện cho tất cả chúng ta hãy vững lòng tin nơi Tam Bảo và nơi tự thân của mỗi người như vậy.

Viết xong vào mùa Vu Lan báo hiếu năm 2015-Phật Lịch 2559.

Nguồn tin: quangduc

Tác giả: Tỳ kheo Thích Như Điển

Bài Liên Quan:

  • Con chuột - Năm Tý nói chuyện chuột
  • Độ pH của cơ thể
  • Pháp: THÔNG BÁO SINH HOẠT TẠI CHÙA KHÁNH ANH - BAGNEUX
  • Tâm Thiên Nhiên
  • Quán Thế Âm - 觀世音

các bài khác

  • Đắm say trong dục vui ít khổ nhiều 25/2/2021
  • Tìm trâu trong chuyển đổi số 25/2/2021
  • Phật dạy chọn bạn mà chơi 25/2/2021
  • Tại sao chúng ta đi lễ chùa vào mùng Một và ngày Rằm? 25/2/2021
  • Đức Đạt-lai Lạt-ma viết sách dành cho thiếu nhi 24/2/2021
  • Rộ vấn nạn giả danh tu sĩ lừa đảo qua Chatbox 24/2/2021
  • Cột mốc tâm linh ở Trường Sa 24/2/2021
  • Tư Tưởng Phật Giáo Trong Thi Văn Khuông Việt, Pháp Thuận Và Vạn Hạnh 23/2/2021
  • Nguồn gốc tên họ Việt Nam 23/2/2021
  • Ngón tay chỉ mặt trăng: Thông điệp kinh Lăng Già 23/2/2021

Bình luận (1 đã gửi)

Đỗ Thủ Khoa 26/8/2015
Xin nói rỏ HT Liễu Quán cầu ấn chứng với Ngài Tử Dung-Minh Hoằng thuộc thế thứ 34 dòng kệ LT Chánh Tông;chớ ko phài trực tiếp cầu thọ pháp với Sơ tổ Nguyên Thiều.Chính vì vây Ngài LQ xuống đời thứ 35
CẢM NHẬN CỦA BẠN

Gửi cảm nhận - Vui lòng điền đầy đủ thông tin

Họ tên *
Email *
Nội dung *
Mã bảo vệ *
  
HỘI AN, QUẢNG NAM: THIỀN PHÁI CHÚC THÁNH CHUẨN BỊ TỔ CHỨC VỀ NGUỒN, HỘI THẢO KHOA HỌC

Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Viện Nghiên cứu tôn giáo phối hợp với Ban điều hành Thiền phái...

Xem chi tiết

  • Tin xem nhiều
  • Phản hồi
Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch
Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch

28/9/2014
Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân
Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân

31/10/2014
Đây có phải hình ảnh ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI không?
Đây có phải hình ảnh ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI không?

5/9/2014
Đức Thế Tôn Mâu Ni là bậc đại hiếu
Đức Thế Tôn Mâu Ni là bậc đại hiếu

6/11/2014
Lời Đức Phật (Kinh Pháp Cú)
Lời Đức Phật (Kinh Pháp Cú)

27/8/2014
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

6/8/2014
Đức Phật A Di Đà và năm vị Bồ tát
Đức Phật A Di Đà và năm vị Bồ tát

6/8/2014
LƯỢC SỬ THÀNH LẬP CHÙA A DI ĐÀ
LƯỢC SỬ THÀNH LẬP CHÙA A DI ĐÀ

9/9/2014
Toàn cảnh Chùa A Di Đà
Toàn cảnh Chùa A Di Đà

9/9/2014
Niên đại xuất gia, thành đạo đức Bổn Sư Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập
Niên đại xuất gia, thành đạo đức Bổn Sư Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập

12/12/2014
Tuệ Lan
1/2/2021
Bài viết rất đúng và chân thực, Kính mong BBT không để files đuôi pdf vì rất khó đọc trên điện thoại
Nguyên Phong
26/1/2021
TỔ CHỨC ĐẠO TÀ THANH HẢI NHƯ KIỂU HITLER. ĐÂY LÀ CÁCH CAI QUẢN VÀ GUỒNG MÁY ĐIỀU HÀNH THẬT ĐỘC ĐÁO (ĐỘC TÀI VÀ KÍN ĐÁO) trong nội bộ của " BÀ PHẬT SỐNG THANH HẢI TRONG ĐOÀN THỂ QUÁN ÂM." Chọn lại Liên Lạc Viên sau 5 năm, tất cả Liên Lạc Viên từng vùng trên thế giới sau khi được đồng tu địa phương bầu chọn xong thì phải được gửi đến trung tâm chính để BÀ PHẬT SỐNG Thanh Hải DUYỆT XÉT CHỌN LẠI, BÀ THÍCH CHỌN AI THÌ NGƯỜI ĐÓ MỚI ĐƯỢC LÀM LIÊN LẠC VIÊN CỦA VÙNG ĐÓ.( NGƯỜI LIÊN LẠC VIÊN MỚI PHẢI TUYỆT ĐỐI TUÂN THEO LỆNH CỦA BÀ VÀ BAN LÀM VIỆC CHO BÀ...). Còn việc VU KHỐNG HOẶC ĐUỔI NHỮNG ĐỒNG TU CHÂN THẬT NÓI LỜI NGAY THẲNG thì do chính bà Phật Sống Thanh Hải ra CHỈ THỊ KHAI TRỪ nhưng để tránh tiếng bà nói là do BAN LÀM VIỆC tự làm bà không biết gì (BAN LÀM VIỆC là ban quyền hành nhất trong đoàn thể này đối với tất cả đồng tu, có khi bà Thanh Hải GIAN XẢO MƯỢN DƯỚI TÊN là BAN NGOẠI VỤ hoặc do BAN NGOẠI VỤ ở hải ngoại làm theo LỆNH của bà, kế đến những người có quyền là Sứ Giả Quán Âm, rồi đến người có quyền hành sau chót là Liên Lạc Viên địa phương, TẤT CẢ ĐỀU TRỰC THUỘC DƯỚI TAY BÀ, CÒN CHỌN LIÊN LẠC VIÊN ĐỊA PHƯƠNG PHẢI DO CHÍNH BÀ TA CHỌN LỰA MỚI ĐƯỢC, như kiểu ĐỨC QUỐC XÃ - ADOLF HITLER.) Mới đây vào tháng 11/2016 bà Thanh Hải đưa chỉ thị xuống cho tất cả Liên Lạc Viên địa phương trên toàn thế giới ra thông báo TUYỂN CHỌN CẤP TỐC MỘT ĐỘI NGŨ ĐỒNG TU TRUNG THÀNH ĐỂ LÀM VIỆC RIÊNG CÒ MỒI cho bà và sẽ được bà cấp THẺ ĐẶC BIỆT mà chỉ có Liên Lạc Viên mới biết và giao thẻ đặc biệt đó cho từng người thôi. Đội ngũ này được hình thành để trợ lực cho BAN LÀM VIỆC và có nhiệm vụ ngầm KHỐNG TRỊ, THEO DÕI, BÁO CÁO những diễn biến của tất cả đệ tử và BIỆN HỘ, TUYÊN TRUYỀN, QUẢNG CÁO CHO BÀ ĐỂ CÂU THÊM NGƯỜI BÊN NGOÀI. Đơn xin phải qua Liên Lạc Viên vùng gửi đến BÀ PHẬT SỐNG Thanh Hải chọn. TÀ ĐẠO mới hành xử theo kiểu này, thật ghê tởm thay. NAM MÔ CỨU KHỔ CỨU NẠN QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT. 
Lê Mai Anh
2/1/2021
Mấy bạn lên án thầy Nguyên Thành là "mượn đạo tạo đời" ghê lắm, tôi còn tưởng đâu thầy hô hào kêu gọi thu hàng trăm triệu mỗi người, ngờ đâu có trăm ngàn mỗi tháng! Cộng với những khoản liệt kê ra vẫn chưa là một góc nhỏ với việc đi cúng đền miễu hàng trăm triệu mỗi lần mà rước họa vào thân. Mà chính bạn Ngô Đức Hiếu cũng công nhận là thầy "truyền bá Phật pháp là rất tốt" mà, sao cứ so đo vài trăm ngàn nhỉ? Cúng dường mà tâm keo kiệt hối tiếc thì chẳng trách sao làm ăn lận đận, khó khăn mãi (Kinh Mahachauna đã xác quyết như vậy)!
Nguyễn Văn
2/1/2021
Gởi BBT chùa Adida, Tại sao BBT lại cho đăng những phản hồi không chứng cú bịa đặt? trong khi tôi phản hồi lời văn không nặng nề nhưng có link nói rỏ bộ mặt đê hèn của một số người lợi dụng trang web của chùa Adida để nói bậy nói nhảm? http://chanhtuduy.com/noi-voi-ke-an-chao-da-bat/ và bài http://chanhtuduy.com/cao-dieu-mat-thuy-noi-voi-truong-thanh-long-mat-na-tam-thuc-sao-rot-nhanh-qua-vay/ Nếu đã công tâm thì phải đăng 2 chiều cho mọi người cùng biết. Nếu thấy đủ rồi thì ngưng không cho phản hồi nữa vì nếu không sẽ có người lợi dụng. Trân trọng.
Lê Nhật Anh
1/1/2021
Gửi Cao Kỳ Duyên! Bạn copy lời trên zalo của một tên phản đồ.Tôi nói bạn nghe, hắn ta bị đuổi ra khỏi Viện ITA, vợ hắn bỏ hắn, con cái hỗn láo trộm cắp, hắn đã 60 mà xưng anh em ngọt sớt với một cô gái 20. Chắc u uất với cuộc đời quá nên hắn bị hoang tưởng. Nghĩ cách vu vạ để trả thù, muốn người khác cũng thê thảm như mình chăng?
Nguyen Le
1/1/2021
KHÔNG THẤY BÊN MGSN PHẢN ĐỐI VỀ ĐƯA TIN TÂY PHƯƠNG TỊNH THỔ Mấy hôm theo dõi bàn về kiện câp thì nhiều, còn bàn về mua đất xd Tây phương TT thì ít nhắc
Ngô Đức Hiếu
31/12/2020
Dựa vào các chức năng nói trên, ông Nguyễn Hữu Lợt đã khôn khéo phát lồ những tâm pháp yoga thanh trí, dựa theo các kinh điển phật giáo để đưa vào kiến thức phổ biến và giảng đạo. Xét về truyền bá phật pháp là rất tốt đó là quyền tự do tín ngưỡng của mỗi cá nhân, tuy nhiên điều tôi muốn nói rằng: Đạo sư đã dựa vào kiến thức phật học rồi phổ biến nhưng lại có mục tiêu thu nạp hội viên để thu nhiều các loại phí (chủ yếu là mong được tự nguyện cúng dường) và làm cho nhiều hội viên đang hoang tưởng mình đang gặp 1 vị đạo sư, mình đang được quy y một bậc đạo sư thầy của trời người, một bậc trí tuệ đắc đạo. Đây mới là vấn đề cần bàn và đặt ra những câu hỏi? tại sao vị đạo sư Nguyễn Hữu Lợt lại tinh vi đến vậy. MƯỢN ĐẠO TẠO ĐỜI.
Nguyễn Tất Kiên (không phải Tất Kiểm nhé)
31/12/2020
Viện ITA không hề có hoạt động tâm linh, hoạt động tôn giáo, hoạt động Phật pháp, mà chức năng vẫn chốt là Tập hợp các nhà khoa học, các chuyên gia có kinh nghiệm và cán bộ có trình độ chuyên môn trong nghiên cứu phát triển, các dịch vụ khoa học và công nghệ về lĩnh vực tâm lý và yoga để khai thác tài nguyên trí tuệ và cải thiện sức khỏe, đời sống tinh thần con người. chứ không được phép tuyển dụng, thu nạp các tín đồ vào để quy y Thầy Phật Pháp Tăng. 3.Theo điều 2 trong Quyết định thì Viện ITA đã đăng ký chứng nhận CHỨNG NHẬN HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC do BỘ KHOA HỌC cấp số A-1890 cấp lại lần 2 ngày 16/10/2020 Chức năng gồm: -Nghiên cứu khoa học về tâm lý học và yoga để khai tác tài nguyên trí tuệ con người bao gồm: những vấn đề lý luận, thực tiễn về tâm lý giáo dục, tâm lý giới tính, tâm lý xã hội, tâm lý các độ tuổi, tâm lý học về quản lý và kinh doanh - Tư vấn, phản biện khoa học, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học và đào tạo, phổ biến kiến thức trong lĩnh vực nghiên cứu nêu trên.
Cao Kỳ Duyên
31/12/2020
THẦY TÀ (TT) THINLEY NGUYÊN THÀNH LÀ AI? Chào các em, vì tên thầy tà (tt) đê tiện, xảo trá cung cấp số điện thoại của anh trong đơn ngu dốt trên trang xú uế của hắn nên nhiều người liên hệ muốn tìm hiểu nên anh tóm tắt để mọi người hiểu rõ về tên tt này. (anh tách ra làm 3 phần để post) Phần 1 Tt ăn cắp giáo pháp trong kinh điển xào nấu và cho là "phát kiến" của tt và tự nhận là tổ sư sáng lập dòng "yoga tối trí" dựa trên nền tảng giáo lý Phật đà chứ không phải hoạt động tôn giáo nhưng học trò thực hành nghị quỹ tụng niệm do tt biên soạn toàn lấy trong kinh điển. Mọi hoạt động của tt là hoạt động tôn giáo của đạo Phật và tt tận dụng kiếm tiền qua các hoạt động đó: tt làm lễ quy y để lấy tiền, có thời gian được học trò giàu có quy y cúng dường nhiều nên tt hoang tưởng nói "bây giờ những ai được tôi làm lễ quy y rất khó phải 10 triệu trở lên tôi mới làm lễ quy y"!! (theo như các em kể thì bây giờ tt phải quy y không lấy tiền để làm màu vì chỉ có những người không biết là tt mới dám để tt quy y vì tt còn chưa biết tt chết sẽ về cõi nào); tt thường tổ chức pháp sự, pháp hội giảng pháp của đạo Phật để lấy tiền cúng dường; tt gợi ý cúng dường "bậc đạo sư" để được hanh thông để lấy tiền; tt lừa đảo xây dựng Tây phương tịnh thổ (cõi cực lạc ở thế gian) để lấy tiền; tt phát lồ ra "heo đất"đại diện cho tt ₫ể hàng ngày học trò cúng dường cho heo để tích lũy công đức về Tây Phương cực lạc để lấy tiền; tt kêu nộp tiền lệ phí trang mạng và cúng dường trang mạng (pháp bảo) hàng tháng để lấy tiền; tt bán sách ế của tt biên soạn còn xót lại bị mối mọt để lấy tiền mặc dù học trò đã có rồi mà tt xảo trá gọi là thỉnh pháp bảo của tt (tt nói khi chết tt không để lại những hạt xá lợi nhưng sách tt biên soạn từ các nguồn trong kinh điển mà tt xảo trá là tác phẩm tâm linh của tt để lại là pháp bảo của tt)??!! Phần 2 Để tránh bị cho là hoạt động tôn giáo trái phép lừa đảo kiếm tiền nên tt đã nhờ học trò thân cận ở miền Bắc (tt nói học trò này mượn tt 100 triệu làm ăn không biết bao giờ mới thu hồi lại được) để chạy chọt xin thành lập viện thuộc Liên hiệp khoa học và kỹ thuật Việt Nam, hằng năm gần Tết âm lịch tt gọi điện cho học trò này đại diện tt đem bao thư đến những nơi mà nhờ cậy để biếu xén để đền ơn (tra trên google sẽ thấy: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam gồm 134 hội thành viên trong đó có 74 hội ngành toàn quốc và 60 liên hiệp hội địa phương. Ngoài ra, trong hệ thống của Liên hiệp Hội Việt Nam còn có hơn 500 đơn vị nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo được thành lập theo Nghị định 81; 192 tờ báo, tạp chí, bản tin, đặc san, trang tin, báo điện tử). Qua đó thấy chức năng và hoạt động của Liên hiệp khoa học và kỹ thuật Việt Nam rất đa dạng nhưng không hề có hoạt động tôn giáo. Tt luôn tự hào nói trang xú uế của tt là đã tà xây chánh, bài trừ mê tín, luôn theo đúng quỹ đạo chánh pháp Phật đà nhưng thực tế tt luôn làm những điều ngược lại với những gì đã nói: tt ruyền bá mê tín làm cho học trò u mê mù quáng đến cuồng tín và tt phỉ báng Phật pháp. Tt truyền bá mê tín với sự trợ giúp đắc lực của các công công ăn theo (những công công này được tt cho mượn tiền hoặc được tt giúp đỡ bằng tiền nên hết lòng bênh vực tt mà những đồng tiền này từ lừa đảo và mua bán tâm linh mà có). Bằng "50 kệ tụng sùng kính đạo sư" không đúng giáo lý của Đức Phật, tt đã làm tê liệt ý thức của học trò, biến họ thành những con người mù quáng cuồng tín, rập khuôn như nhau, tôn sùng tt như 1 bậc bồ tát dù có bị chửi bới, mạt sát...
Mạnh Cường
31/12/2020
Tôi hoan hỷ khi trang mạng của Chùa Adida và trang mạng của Viện Nghiên cứu Tâm lý học và Ứng dụng Yoga Thanh Trí (phía Thầy Nguyên Thành) để bình luận công khai trong khi trang mạng của Thư viện Hoa Sen thì không! Chưa bàn đến nội dung nhưng từ động thái này của Thư viện Hoa Sen đã khiến tôi cảm thấy có gì đó mờ ám, không công khai minh bạch.

hình ảnh hình ảnh

» Xem tất cả

Lễ Huý Nhật Năm Thứ 24 Thân Phụ của HT Trụ Trì Chùa A Di Đà (11.4 Canh Tý- 03.3.2020)
Lễ Huý Nhật Năm Thứ 24 Thân Phụ của HT Trụ Trì Chùa A Di Đà (11.4 Canh Tý- 03.3.2020) (84 hình)
Chùa A Di Đà tổ chức cơm chay gây quỹ cứu trợ cháy rừng tại Úc châu (19.01.2020)
Chùa A Di Đà tổ chức cơm chay gây quỹ cứu trợ cháy rừng tại Úc châu (19.01.2020) (47 hình)
ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CHÙA A DI ĐÀ PL. 2563 (25.8.2019)
ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CHÙA A DI ĐÀ PL. 2563 (25.8.2019) (71 hình)
Bố Tát Định Kỳ Hàng Tháng của Tăng Đoàn Phật Giáo Sydney (15.07.Kỷ Hợi - 2019)
Bố Tát Định Kỳ Hàng Tháng của Tăng Đoàn Phật Giáo Sydney (15.07.Kỷ Hợi - 2019) (40 hình)
Lễ Vu Lan PL 2563 (2019) tại Chùa Quốc Tế, Darwin
Lễ Vu Lan PL 2563 (2019) tại Chùa Quốc Tế, Darwin (154 hình)
Lịch Sử Đức Phật Bằng Tranh Của Thái Lan Song Ngữ Việt Anh
Lịch Sử Đức Phật Bằng Tranh Của Thái Lan Song Ngữ Việt Anh (62 hình)

Chân Dung Tăng Già Chân Dung Tăng Già

  • Tiểu sử Hòa thượng Huệ Đăng (1873-1953) Dịch giả Kinh Vu Lan
    Tiểu sử Hòa thượng Huệ Đăng (1873-1953) Dịch giả Kinh Vu Lan
  • Danh Tăng Việt Nam sinh vào năm Tý
    Danh Tăng Việt Nam sinh vào năm Tý
  • Thiền sư Chân Nguyên - Vị Thiền sư lừng danh thế kỷ 17
    Thiền sư Chân Nguyên - Vị Thiền sư lừng danh thế kỷ 17
  • Hòa thượng Thích Vĩnh Tràng (1881-1963): Người đầu tiên phát tâm đi bộ từ Sa Đéc ra miền Bắc
    Hòa thượng Thích Vĩnh Tràng (1881-1963): Người đầu tiên phát tâm đi bộ từ Sa Đéc ra miền Bắc
  • Thiền sư Bách-Trượng Hoài Hải (720-814)
    Thiền sư Bách-Trượng Hoài Hải (720-814)
  • Thiền sư Thần y Tuệ Tĩnh
    Thiền sư Thần y Tuệ Tĩnh
  • Quốc sư Phước Huệ (1869 - 1945)
    Quốc sư Phước Huệ (1869 - 1945)
  • Cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa, tấm gương sáng Như Lai
    Cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa, tấm gương sáng Như Lai
  • Hòa thượng Thích Thiện Hoa Viện trưởng Viện hóa đạo GHPGVNTN cây đại thụ Đạo pháp - Dân tộc
    Hòa thượng Thích Thiện Hoa Viện trưởng Viện hóa đạo GHPGVNTN cây đại thụ Đạo pháp - Dân tộc
  • Tiểu sử Đại lão HT.Thích Tịnh Khiết, Đệ nhất Tăng thống PGVNTN (1891-1973)
    Tiểu sử Đại lão HT.Thích Tịnh Khiết, Đệ nhất Tăng thống PGVNTN (1891-1973)
  • Pháp Âm
  • Phim Phật Giáo
  • Âm Nhạc
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Ðại Nạn Trước Mắt, Quay Ðầu Là Bờ 13879
  • Khac Phuc Phien Nao Tap Khi 13739
  • Pháp Ngữ Của Thiền Sư Hư Vân P1 9523
  • Pháp Ngữ Của Thiền Sư Hư Vân P2 10158
  • Phật Học Quần Nghi - Tập 1/2 9105
  • Phật Học Quần Nghi - Tập 2/2 8730
  • An Lạc Từ Tâm 12329
  • Phật Học Vấn Đáp 01, Lý Bỉnh Nam 12384
  • Phật Học Vấn Đáp 02, Lý Bỉnh Nam 11823
  • Phật Học Vấn Đáp 03, Lý Bỉnh Nam 11585
  • [ Xem tất cả ]
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Buddha - Đức Phật - (tập 55/ 55): Kết thúc phim... 5358
  • Buddha - Đức Phật - (tập 54/ 55): Buddha nhập... 6095
  • Buddha - Đức Phật - (tập 53/ 55): Bữa ăn cuối... 8907
  • Buddha - Đức Phật - (tập 52/ 55): Mogalana và... 5728
  • Buddha - Đức Phật - (tập 51/ 55): Buddha cứu độ... 5744
  • Buddha - Đức Phật - (tập 50/ 55): Vua Ajātasattu... 792
  • Buddha - Đức Phật - (tập 49/ 55): Năm pháp phá... 6762
  • Buddha - Đức Phật - (tập 48/ 55): Tinh xá... 6710
  • Buddha - Đức Phật - (tập 47/ 55): Thiếu nữ mang... 7704
  • Buddha - Đức Phật - (tập 46/ 55): Anan gặp nạn,... 6787
  • [ Xem tất cả ]
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Mừng Xuân Di Lặc 11393
  • Mùa Xuân Em Đi Lễ Chùa 11368
  • Tổng hợp Nhạc ThiềnThiền - Tĩnh Tâm - An Nhiên 12447
  • Dòng Sông Tôi Gọi Tên Em 11735
  • Một Chuyến Giả Từ 11265
  • Nối Một Nhịp Cầu 12518
  • Vẫn là Em Thơ 11913
  • Chú Cuội Dỗi Hờn 4681
  • Quê Hương Nguồn Cội 11721
  • Như Giọt Sương Đêm 13344
  • [ Xem tất cả ]

Từ điển phật giáo Từ điển phật giáo

  • Trích lục từ ngữ Phật học Quyển Thượng
  • Trích lục từ ngữ Phật học Quyển Hạ
  • Từ Điển Pháp Số Tam Tạng
  • Từ Điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam
  • Từ Điển Thiền Tông Hán Việt

lời vàng ý ngọc

  • NHỮNG CÂU ĐÁNG SUY GẪM
  • NHỮNG CÂU NÓI HAY
  • 10 điều sau là cốt lõi hạnh phúc
  • Lời hay ý đẹp
  • NHỮNG CÂU NÓI HAY VỀ CUỘC SỐNG
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (9)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (8)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (7)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (6)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (5)

thư viện sách

Tư Tưởng Phật Giáo...
Mi Tiên Vấn Ðáp

lịch âm dương

Kênh truyền hình phật giáo

Nhạc Phật Giáo Truyền hình Srisambodhiuk Truyền hình Sen Việt
Truyền hình DahamgaganaTv Truyền hình Shraddha Dhamma and Meditation Internet TV
52 Bareena street, Canley Vale N.S.W 2166 Australia - Tel: (+02) 87046317
Email: chuaadida1@gmail.com - chuaadida@ymail.com
Copyright © 2014 Chùa A Di Đà. All Rights Reserved. Powered by BizMaC