• http://www.
  • http://www.
  • http://www.
chuaadida.com
52 Bareena street, Canley Vale N.S.W 2166 Australia
  • Tin Phật Giáo
    • Phật Giáo Úc - Tân Tây Lan
    • Phật Giáo Với Xã Hội
    • Tin Viên Tịch & Tưởng Niệm
  • Sinh Hoạt Chùa A Di Đà
  • Phật Pháp
    • Nghi Lễ
    • Giáo Lý
    • Bồ Đề Tâm
  • Lịch Sử Phật Giáo
    • Nghiên Cứu Phật Giáo
    • Nhân - Vật
    • Phật - Bồ Tát - Thánh Chúng
    • tư liệu phật giáo
  • Tam Tạng Kinh Điển
    • Tranh Phật Giáo
    • Truyện Tích
    • Những Lời Phật Dạy
  • Chuyên Đề
    • Xuân Cửa Thiền
    • Phật Đản - An Cư
    • Vu Lan
    • Pháp Khí
  • Văn Hóa Phật Giáo
    • Thi Ca - Châm Ngôn - Sáng Tác
    • Kiến Trúc
    • Tự Viện
  • Môn Phong Pháp Phái
    • NGỮ LỤC
    • Giai Thoại Nhà Thiên
    • Tổ Sư
Thông tin liên hệ

Tel: (+02) 87046317

Email: chuaadida1@gmail.com - chuaadida@ymail.com

chuaadida.com Kính chào chư Tôn đức, Quí nam nữ Phật tử, Quí thiện trí thức gần xa, Kính chúc Qúy vị An Lành - Phát nguyện: Nổ lực tinh tấn tu hành giải thoát thân tâm khỏi vòng sanh tử. KÍNH CHÚC CHƯ TÔN ĐỨC, QUÍ NAM NỮ PHẬT TỬ, QUÍ THIỆN TRÍ THỨC, QUÍ ĐỘC GIẢ GẦN XA, THÂN TÂM AN LẠC, VẠN SỰ KIẾT TƯỜNG NHƯ Ý
Tìm
  • Trang chủ
  • Khác
  • Khám Phá Đó Đây

Mười hai con giáp, nói hoài chưa hết – Phần 1

Chùa A Di Đà | 15/6/2022 | 0 Bình luận

Ta nhận thấy những con giáp ở cả ba nơi đều gắn với những năm giống nhau trong lịch Tây (Gregorian calendar), mặc dù cả ba nơi đã xài 12 con giáp trước khi họ biết lịch Tây và họ biết lịch Tây ở những thời điểm khác nhau


Đỗ Ngọc Giao

 14-Jun-2022

‘Con giáp’ (zodiac animals) là những con vật mà dân gian ở một số nơi gắn với mười hai năm, với niềm tin rằng ai đẻ ra trong năm con trâu thì có tánh thiệt thà (honest), cần cù (diligent), đáng tin (dependable), nhẫn nại (patient), persevering (bền bỉ), nghĩ sâu (deep thinkers), bướng bỉnh (stubborn), và hợp với màu đen, chẳng hạn.[1]

 Bảng dưới là ba nơi có xài 12 con giáp.

thứ tự              Trung Hoa       Việt Nam         Turkiye[2]            năm (lịch Tây)

1                      chuột               chuột               chuột                1900

2                      bò                    trâu                  trâu/bò              1901

3                      cọp                  cọp                  cọp/beo            1902

4                      thỏ                   thỏ/mèo           thỏ                    1903

5                      rồng                 rồng                 cá/rồng             1904

6                      rắn                   rắn                   rắn                    1905

7                      ngựa                ngựa                ngựa                 1906

8                      dê                    dê                    dê                     1907

9                      khỉ                   khỉ                   khỉ                    1908

10                    gà                    gà                    gà                     1909

11                    chó                  chó                  chó                   1910

12                    heo                  heo                  heo                   1911

Ta nhận thấy những con giáp ở cả ba nơi đều gắn với những năm giống nhau trong lịch Tây (Gregorian calendar), mặc dù cả ba nơi đã xài 12 con giáp trước khi họ biết lịch Tây và họ biết lịch Tây ở những thời điểm khác nhau:

  • Việt Nam: chưa rõ năm nào, nhưng năm 1869 đã có cuốn Lịch An Nam thuộc về sáu tỉnh Nam Kỳ, tuế Kỷ Tỵ (năm 1869) in bằng chữ Pháp, chữ quốc ngữ và chữ Tàu;
  • Trung Hoa: năm 1912;
  • Turkiye (Thổ Nhĩ Kỳ): năm 1926.

Điều đó cho thấy rằng dường như mọi nơi đều xài chung một hệ thống con giáp mà ban đầu nảy ra ở một nơi nào đó rồi về sau lan tới những nơi khác; chớ không phải mỗi nơi tự đặt ra một hệ thống con giáp riêng.

Đó sẽ là chủ đề mà ta tìm hiểu trong loạt bài này, nhưng trước hết xin nhắc qua đôi ba mẩu chuyện cũ có liên quan, nẩy ra trong quãng chục năm trở lại đây.

1.   Chuyện cũ

1.1.   Địa chi cũng là con giáp?

Mười ‘can’ Giáp, Ất, Bính, Đinh,… và mười hai ‘chi’ Tý, Sửu, Dần, Mẹo,… đã thấy khắc trên xương thú và mai rùa bằng một thứ chữ xưa (‘giáp cốt văn’) của nhóm người nào đó ở Đông bắc Á lối 1200 BCE, để dùng làm tên gọi 60 ngày, lần lượt từ Giáp-Tý cho tới Quý-Hợi.[3] Tất nhiên nhóm người đó không phải người Tàu, vì lúc đó chưa có cái gì gọi là ‘Tàu’ hết. Về sau, theo thuyết ‘Ngũ hành’ của người Tàu, thì 12 chi được gắn với 12 vị trí trên bầu trời mà mặt trời lần lượt đi qua trong 12 giờ mỗi ngày, bởi vậy giờ Mẹo (5:00–7:00 AM) là giờ mà mặt trời đang ở vị trí ‘Mẹo’ tức là hướng chánh Đông, thí dụ như vậy.

Tới thời trào Hán, lối 200 BCE, người Tàu dùng 60 can-chi làm tên gọi 60 năm,[4] và lấy 12 con giáp gắn với 12 chi: Tý-chuột, Sửu-bò, Dần-cọp, Mẹo-thỏ, Thìn-rồng, Tỵ-rắn, Ngọ-ngựa, Mùi-dê, Thân-khỉ, Dậu-gà, Tuất-chó và Hợi-heo.[5] Họ lấy ở đâu ra 12 con giáp, rồi gắn 12 con giáp với 12 chi theo mối liên quan ra sao, thì ta không thấy tài liệu nào nói.

Trong giới khảo cứu người Việt, có An Chi (viết tắt ‘AC’) cho rằng giữa 12 chi với 12 con giáp có mối liên quan theo nghĩa (semantic relation), và nêu lên mấy ý như sau:[6]

  1. Tỵ có nghĩa là rắn.
  2. Hợi có nghĩa là heo.
  3. Thìn có nghĩa là sấm,

thần sấm là rồng (dựa theo niềm tin của người Tàu),

      nên Thìn có nghĩa là rồng.

  1. Dần có nghĩa là chằn,

chằn là cọp,

nên Dần có nghĩa là cọp.

Ở những ý 1-2-3 nêu trên, AC dựa theo Thuyết văn giải tự của Hứa Thận, học giả thời trào Hán. Song le, chúng tôi cho rằng Thuyết văn giải tự không phải là nơi để đi tìm cái nghĩa của 12 chi, bởi vì tài liệu đó không phải là một cuốn tự điển.[7]

Dù vậy, chúng tôi cũng đọc lại tài liệu đó để ‘fact-check’ AC, và rồi nhận thấy cả ba ý 1-2-3 đều sai, như trình bày dưới đây.

(1) Tỵ

Hứa Thận giải thích chữ Tỵ bằng đoạn văn này:[8]

ý nói rằng:8

Tỵ là làm rồi. Tháng tư, dương khí hiện rồi, mà âm khí khuất rồi. Vạn vật rành rành, cái nào ra cái nấy, bởi vậy chữ này lấy hình con rắn để nói ý đó.

(Chữ ‘Tỵ’ 巳 có một cái hình vuông tượng trưng cho dương khí và một cái xà ngoéo tượng trưng cho âm khí.)

Rõ ràng đoạn văn đó không hề nói Tỵ có nghĩa là ‘con rắn’.

(2) Hợi

Hứa Thận giải thích chữ Hợi bằng đoạn văn này:8

ý nói rằng:8

Theo cái nghĩa và cách đọc thì Hợi có liên quan với Cai, nghĩa là ‘rễ cỏ’ (vì dương khí ở bên dưới*). Tháng mười, dương khí nhẹ bốc lên gặp âm khí thạnh. Chữ này theo chữ Thượng trong cổ văn, với hai nét, nghĩa là ‘ở trên’ (vì âm khí ở trên*). Chữ có hai hình, là một người nữ và một người nam (để làm tròn cái đạo kiền khôn*). Chữ cũng có nét 乙 mô tả hình một đứa nhỏ cười ngặt nghẽo. Tả Truyện nói chữ Hợi gồm hai nét trên là hai cái đầu và sáu nét dưới là sáu cái mình. Cổ văn dùng chữ Thỉ, nghĩa là heo, cho Hợi. Ở tại Hợi và sanh con, tức là hết thảy từ một mà ra.

(*: lời chú của Đoàn Ngọc Tài, học giả thời trào Thanh)

Rõ ràng đoạn văn đó không hề nói Hợi có nghĩa là ‘con heo’. Đoạn văn đó cho biết:

  • mối liên quan giữa chữ Hợi 亥 với những chữ Cai 荄 (rễ cỏ), Thượng 上 (ở trên), Hài 咳 (cười ngặt nghẽo);
  • chữ Hợi nhìn giống chữ Thỉ 豕 (heo) nhưng đó vẫn là hai chữ khác nhau;
  • chữ Hợi nhìn giống như chữ Nữ 女 ghép với chữ Nhơn 人 mà được hiểu là một nữ với một nam lấy nhau để sanh con.

(3) Thìn

Hứa Thận giải thích chữ Thìn bằng đoạn văn này:8

ý nói rằng:8

Theo cái nghĩa và cách đọc thì Thìn có liên quan với Chấn, nghĩa là ‘động’. Tháng ba, dương khí chuyển, sét đánh, với người là lúc làm nông. Chữ này có hai nét 乙 và 匕, tượng hình ngọn cỏ đội đất nhú lên. Đọc như chữ Hán. Cũng là chòm sao Phòng, là thời gian.

Rõ ràng đoạn văn đó không hề nói Thìn có nghĩa là ‘sấm’. Đoạn văn đó cho biết mối liên quan giữa chữ Thìn 辰 với những chữ Chấn 震 (động), Chấn 振 (đánh), Hán 厂 (vách núi), Phòng 房 (tên một chòm sao).

(4) Dần

Ý này cũng sai, bởi vì:

  • không có tự điển tiếng Việt nào cắt nghĩa Dần là chằn;
  • người Việt chẳng ai hiểu chằn là cọp hết.

‘Chằn’ được hiểu như sau:

  • ‘Bà chằn’ là tên gọi chung những thứ ‘yêu’ cái, ác độc, mà khó định nghĩa chính xác. Chúng ở trong rừng, trên cây hoặc trong động, ăn thịt muông, thịt người. Hình dạng khổng lồ, dễ sợ, lông lá, tóc cháy nâu, mặt sọc dưa, miệng có nanh như heo rừng. Người ta hay e dè khi nhắc tên ‘Bà chằn’. Ngoài ra, có một thứ ốc mình trần trụi kêu là ‘ốc bà chằn’ [Limax spp].[9]
  • ‘Chằn’ (yeak/yak) trong văn hóa người Khmer được thể hiện dưới dạng một người khổng lồ với khuôn mặt rất dữ tợn: mắt lồi, mày xếch, miệng rộng, mũi to, hai răng nanh dài nhọn; thân mặc giáp trụ, đầu đội mũ nhọn, tay cầm gậy, hai chân hơi khuỳnh ra.[10]

(5) Tám chi còn lại

AC chẳng đưa ra ý gì để giải thích mối liên quan theo nghĩa giữa 8 chi còn lại với 8 con giáp tương ứng.

Xin nhắc lại rằng tự điển của người Tàu,[11] và các tự điển Hán-Việt,[12] đều không cắt nghĩa 12 chi là những con vật nào hết.

Tới đây, chúng tôi xin nêu thêm một số ý khác cắt nghĩa 12 chi, thí dụ như sau.

  1. Mười can là những giai đoạn phát triển của hột cây lúa mạch (barley) từ khi nẩy mầm tới khi lúa chín, mười hai chi là những giai đoạn từ khi một đứa nhỏ tượng hình trong bào thai tới khi nó lớn lên trong gia đình. Can có liên quan tới tục thờ mặt trời, chi có liên quan tới tục thờ mặt trăng.[13]
  2. Mười hai chi là những ‘phase’ của mặt trăng từ non tới già.[14]

1.2.   Địa chi là ‘tiếng Việt cổ’?

Trong giới khảo cứu người Việt, có Nguyễn Cung Thông (viết tắt ‘NCT’) đặt ra giả thiết rằng những chữ ‘giáp cốt văn’ viết 12 chi là cách ghi lại tên gọi các con vật trong ‘tiếng Việt cổ’, nói cách khác: nhóm người nghĩ ra 12 chi (xin nhắc lại rằng nhóm đó không phải người Tàu) đã không biết gọi 12 chi là gì nên đành mượn tên các con vật của nhóm nói ‘tiếng Việt cổ’ để gọi 12 chi.[15] Tiếc thay, NCT không cắt nghĩa ‘tiếng Việt cổ’ là gì, mà vẫn miệt mài đi ‘test’ giả thiết đó.

Vậy ‘tiếng Việt cổ’ có thể là gì?

Hai hình dưới, vẽ lại theo Sidwell,[16] cho biết tiếng Việt ở nhánh Việt-Mường trong nhóm Vietic.

Tùy theo cách hiểu, ta sẽ có ‘tiếng Việt cổ’ là proto-Vietic hoặc proto-Việt-Mường. Ngoài ra, ‘tiếng Việt cổ’ cũng có thể hiểu là một thứ tiếng nảy ra ở giai đoạn đầu tiên của quá trình pha trộn tiếng proto-Việt-Mường với một thứ tiếng Sinitic ở miền bắc Việt Nam, trong quãng những năm 1000 hồi đầu trào Lý, mà nay là tiếng Việt ta đang nói (Phan[17]).

Vậy có ba thứ có thể gọi là ‘tiếng Việt cổ’, nảy ra ở những thời điểm phỏng chừng như sau, từ mới nhứt cho tới xưa nhứt:

  1. proto-Việt-Mường lai Sinitic: năm 1000.17
  2. proto-Việt-Mường: năm 500 (hình trên).
  3. proto-Vietic: năm 500 BCE (hình trên), hoặc 300 BCE.[18]

Dựa theo cách mà NCT dùng từ ngữ để test giả thiết của ông, chúng tôi hiểu ‘tiếng Việt cổ’ ở đây là proto-Vietic. Và ta có:

  1. proto-Vietic: 500–300 BCE
  2. chữ viết can-chi: 1200 BCE
  3. ý tưởng can-chi: 1300 BCE
  4. khoảng cách giữa ‘1’ và ‘3’: 800–1000 năm

Với khoảng cách 800–1000 năm (chưa tính 1700km theo đường chim bay), thì không có cách chi để nhóm người nghĩ ra 12 chi hồi 1300 BCE tiếp xúc với nhóm người nói tiếng ‘Việt cổ’ proto-Vietic ở Đông bắc Á để mượn được từ ngữ của họ .

Nói cách khác, giả thiết của NCT đã sai ngay từ đầu.

Ở trên, chúng tôi có nói ‘tiếc thay…’ đó là tiếc cho NCT đã mất công đi test giả thiết đó.

Tới đây hết phần 1. Ở phần 2 tiếp theo, ta sẽ nói chuyện mới, gồm con giáp thứ 4 ở Việt Nam và nguồn gốc 12 con giáp.


Chú thích:

[1] Sanmu Tang (2012) Chinese zodiac animals. ISBN: 978-1-60220-977-0.

[2] Lư Vỹ An (2017) Hệ thống lịch 12 con giáp của người Thổ Nhĩ Kỳ.

[3] David W. Pankenier. Getting “Right” with Heaven and the Origins of Writing in China, in

Writing and literacy in early China, ed Li Feng & David P. Branner. 2011. ISBN 978-0-295-99152-8.

[4] Helmer Aslaksen (2006) The Mathematics of the Chinese Calendar.

[5] Vương Sung, Luận Hằng, mục 14. vật thế, Alfred Forke dịch tiếng Anh, in lần 1, năm1907.

[6] An Chi (2018) Từ thập nhi chi đến mười hai con giáp.

[7] Françoise Bottéro and Christoph Harbsmeier. The Shuowen Jiezi dictionary and the human sciences in China, in Asia Major third series, vol. 21, No. 1, Star gazing, firephasing, and healing in China: Essays in honor of Nathan Sivin (2008), pp. 249-271.

[8] Jan Vihan (2012) Language, likeness, and the Han phenomenon of convergence. Doctoral dissertation, Harvard University.

[9] Contes et légendes Annamites, ed Anthony Landes (1886).

[10] Nguyễn thị Tâm Anh, Hình tượng Chằn trong nghệ thuật điêu khắc các ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer ở Nam bộ, Nghiên cứu tôn giáo, 05(131), 2014.

[11] Chinese Text Project (ctext.org).

[12] https://www.rongmotamhon.net/tu-dien_han-viet_none_rong-mo-tam-hon.html

[13] Akatsuka Kiyoshi, The cosmological meaning of the ten Gan and twelve Zhi in Shang civilization, copyright © Society for the Study of Early China 1986.

[14] Jonathan M. Smith, The “Di Zhi” 地支 as lunar phases and their coordination with the “Tian Gan” 天干 as ecliptic asterisms in a China before Anyang, Early China Vol. 33/34 (2010–2011).

[15] Nguyễn Cung Thông, Thạch Sanh, Nguồn gốc Việt Nam của tên 12 con giáp, tạp chí Khoa học xã·hội Việt Nam – 2/2009.

[16] Paul Sidwell (2015) A comprehensive phylogenetic analysis of the Austroasiatic languages. Diversity Linguistics: Retrospect and Prospect.

[17] John Duong Phan (2013) Lacquered words: the evolution of Vietnamese under Sinitic influences from the 1st century BCE through the 17th century CE.

[18] Eric W. Holman et al, Automated dating of the world’s language families based on lexical similarity, Current Anthropology Volume 52, Number 6, December 2011.

Bài Liên Quan:

  • Truyền Thuyết về Con Lợn, vị trí, ý nghĩa của con Lợn trong Mười hai Con Giáp
  • Mèo thay thỏ và lý do năm Mão ở Việt Nam là mèo mà không phải thỏ như nhiều nước châu Á
  • Sự thật về năm Mùi: Dê hay Cừu?
  • Văn hoá mười hai con giáp
  • Tản mạn về năm Mùi
  • Mười hai con giáp, nói hoài chưa hết – Phần 3

các bài khác

  • 15 kỳ quan trên thế giới mang vẻ đẹp khó diễn tả được bằng lời 1/10/2016
  • Hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á vừa phát hiện ở Việt Nam 25/12/2014
  • 8 mẹo cho chữ viết thành công và may mắn 28/9/2014
  • Những ngôn ngữ ở Việt Nam 28/9/2014
  • Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch 28/9/2014
  • Truyền thuyết ngọc am và những ngôi mộ không phân hủy 26/9/2014
  • Những kỷ lục 'vô tiền khoáng hậu' của vua chúa Việt 24/9/2014
  • Trung Quốc: Tại sao xây dựng Vạn Lý Trường Thành? 22/9/2014
  • Chữ Hán - từ giáp cốt văn đến máy vi tính 22/9/2014
  • Người Việt Nam nào lấy đất Kampuchia Krom? 20/9/2014
CẢM NHẬN CỦA BẠN

Gửi cảm nhận - Vui lòng điền đầy đủ thông tin

Họ tên *
Email *
Nội dung *
Mã bảo vệ *
  
Khoá An Cư Kiết Hạ Chùa Thiên Ấn PL 2567 -DL 6.2023

Từ ngày 20/06/2023 đến ngày 27/06/2023 - 3.5 Quý Mão 10.5 Quý Mão.

Xem chi tiết

  • Tin xem nhiều
  • Phản hồi
Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch
Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch

28/9/2014
Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân
Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân

31/10/2014
Đây có phải hình ảnh ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI không?
Đây có phải hình ảnh ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI không?

5/9/2014
Lời Đức Phật (Kinh Pháp Cú)
Lời Đức Phật (Kinh Pháp Cú)

27/8/2014
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

6/8/2014
Đức Thế Tôn Mâu Ni là bậc đại hiếu
Đức Thế Tôn Mâu Ni là bậc đại hiếu

6/11/2014
Đức Phật A Di Đà và năm vị Bồ tát
Đức Phật A Di Đà và năm vị Bồ tát

6/8/2014
LƯỢC SỬ THÀNH LẬP CHÙA A DI ĐÀ
LƯỢC SỬ THÀNH LẬP CHÙA A DI ĐÀ

9/9/2014
Toàn cảnh Chùa A Di Đà
Toàn cảnh Chùa A Di Đà

9/9/2014
Niên đại xuất gia, thành đạo đức Bổn Sư Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập
Niên đại xuất gia, thành đạo đức Bổn Sư Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập

12/12/2014
PHÚC
9/6/2023

Bài viết rất có ý nghĩa trong thế giới ta bà. Kính chúc Ngài Samon hạnh phúc trong phật pháp.

Tran van Thịnh
8/4/2023

Danh sách thiền tự ở Úc trong bài viết về thiền sư Thích Thanh Từ cần bổ sung thêm thiền đường Võ ưu địa chỉ 6 Fraizer st Canley valve NSW

Cao Thị Huyền
14/1/2023

Tác giả của bài này là một ác quỷ. Dám xuyên tạc, mỉa mai bậc Chân sư thì chỉ có thể là tay sai hoặc quyến thuộc của ma vương mà thôi. Loại này giống như Đề Bà Đạt Đa mưu hại Đức Phật nên sẽ phải chịu hàng nghìn thậm chí hàng triệu kiếp tan xương nát thịt ở dưới ngục hình tối tăm

Huỳnh Việc Trung
24/7/2022

Tấm này theo mình thì hoàn toàn không phải. Theo mình biết thì bên Thái Lan có một vị đại sư tên là Luang Phor Thuad, các bạn có thể search tên sư trên google. Khi sinh ra đã có nhiều điềm lành, sư có nhiều thần thông. Mình có xem nhiều bức ảnh của sư trên mạng, mình thấy sư rất đẹp, khuông mặt từ bi, quang minh,rực rỡ. Mình nghe đồn sư là bồ tát bất thoái chuyển, đã đạt được Pháp Thân nên thân thể sư rất đẹp. Một vị bồ tát thôi là đã đẹp đẽ như vậy, mang nét đẹp xuất thế gian, huống chí là đức Phật người đã đạt được giác ngộ rốt ráo. Đức Phật sẽ đẹp hơn vậy gấp trăm nghìn lần, nên hiển nhiên cái bức ảnh trên kia không phải ảnh Phật! Bạn nào muons tìm hiểu về sư Luang Phor Thuad thì search là "Luang Phor Thuad","Luang Phor Thuad wax","Luang Phor Thuad statue". Hình ảnh của Sư dù ở hình thức nào, tranh vẽ, tượng hay tượng sáp đều rất đẹp. Nếu ai là đệ tử chân chính của đức Phật thì nên tìm hiểu về sư, ngắm ảnh sư,thật hiếm hoi và quý giá mấy được ngắm ảnh mọt vị bồ tát đẹp đẽ như vậy.

Nguyễn Đạt Niệm
11/4/2022
PHẬT ĐẢN LÀ LỄ HỘI TÔN GIÁO TOÀN CẦU THẾ GIỚI ĐƯƠC LIÊN HIỆP QUỐC TÔN VINH .THÌ GHPG VN HIỆN TẠI PHẢI CÓ CHỈ ĐẠO THỐNG NHẤT TỪ CẤP TRUNG ƯƠNG ĐẾN ĐỊA PHƯƠNG CÁC CẤP GH CŨNG NHƯ CÁC TỰ VIỆN CẢ NƯỚC PHẢI THỰC HIỆN NGHIÊM TÚC TỔ CHỨC TẤT CẢ ĐỀU HƯỚNG VÊ CÚNG DƯỜNG NGÀY PHẬT ĐẢN SINH. GH KHÔNG ĐỊNH HƯỚNG CHO NGÀY PHẬT ĐẢN THÌ GH VỊ CHỦ TỊCH HĐTS PHẢI CHỈ ĐẠO CHO CÁC CẤP GH BẰNG CÔNG VĂN THÔNG BẠCH CHO KỊP MỪNG PHẬT ĐẢN SẮP ĐẾN..
Cuong Nguyen Lam
11/4/2022
Cảm ơn tác giả đã nói lên đúng thực trạng của PG, thật ra hàng Phật tử rất mong mỏi được sống trong không khí Rước Phật trên phố mà giờ đây lại cắt cả lễ Đài ...Trong khi đó lễ Noel không một thông bạch nào từ Hội đồng Giám mục Việt Nam mà chỉ có vị linh mục viết thư đến Học sinh và giáo chức ..nội dung khuyên giáo dân giới thiệu Lễ Niel đến với các bạn và đồng nghiệp của mình. Còn của PG ra văn bản tổ chức lễ Phật Đản ...đôi lúc thiếu cụm từ tổ chức xe Rước Phật và kiệu Phật thì các đơn vị PG tổ chức có nơi bị chính quyền đưa ra bản thông bạch không có nói đến rồi gây khó khăn cho việc tổ chức xe Rước Phật...Chưa kể có năm ở Đăk Lăk, hay huyện Hóc Môn_ TP HCM bị cấm cả trwo cờ PG quanh các con đường quanh chùa. Trong khi đó Noel họ treo đèn, làm hang đá ra đường đầu hẻm và cờ rợp trời mà có ai cấm đâu?
Trọng Tín
11/4/2022
Nên đấu tranh cho ngày phật đản là quốc lễ ... ngày đó toàn dân bắt buộc nghe thuyết pháp...
Tran Le Duyen
24/2/2022

A Di Da Phat Kinh Thua Yeu cau Update dia chi tren mang

Phước mỹ
5/2/2022

Tôi đồng quan ý kiến của bạn, hình này cần phải kiểm chứng lại nguồn gốc, hình này không giống như lời Phật dạy trong kinh điển. Chúng ta không nên phổ biến.

Nguyễn vih
26/1/2022
Tôi cảm thấy rất biết ơn

hình ảnh hình ảnh

» Xem tất cả

ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CHÙA A DI ĐÀ PL.2567 (10.09.2023)
ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CHÙA A DI ĐÀ PL.2567 (10.09.2023) (68 hình)
Lễ tự tứ Chùa Thiên Ấn ngày 27.06.2023
Lễ tự tứ Chùa Thiên Ấn ngày 27.06.2023 (35 hình)
Đại lễ tưởng niệm 60 năm Bồ tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân & Hiệp kỵ
Đại lễ tưởng niệm 60 năm Bồ tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân & Hiệp kỵ (40 hình)
Khai hạ Kiết giới An cư Chùa Thiên Ấn ngày 20.6.2023
Khai hạ Kiết giới An cư Chùa Thiên Ấn ngày 20.6.2023 (39 hình)
Huý Nhật Năm Thứ 27 Phật Tử Tâm Biên 10,11.4 Quý Mão (5.2023)
Huý Nhật Năm Thứ 27 Phật Tử Tâm Biên 10,11.4 Quý Mão (5.2023) (136 hình)
Mừng tuổi Thân Mẫu 91 tuổi đầu xuân Quý Mão (25.1.2023)
Mừng tuổi Thân Mẫu 91 tuổi đầu xuân Quý Mão (25.1.2023) (54 hình)

Chân Dung Tăng Già Chân Dung Tăng Già

  • Tiểu sử Hòa thượng Thích Trí Độ (1894 – 1979)
    Tiểu sử Hòa thượng Thích Trí Độ (1894 – 1979)
  • ĐỨC ĐỆ NHẤT TĂNG THỐNG GHPGVNTN
    ĐỨC ĐỆ NHẤT TĂNG THỐNG GHPGVNTN
  • Tiểu sử Hòa thượng Tánh Thiên Nhất Định
    Tiểu sử Hòa thượng Tánh Thiên Nhất Định
  • Tiểu sử Hòa Thượng Thích Như Minh, Trụ Trì Chùa Việt Nam, Los Angeles, California. Hoa Kỳ
    Tiểu sử Hòa Thượng Thích Như Minh, Trụ Trì Chùa Việt Nam, Los Angeles, California. Hoa Kỳ
  • Thiền sư Thích Nhất Hạnh
    Thiền sư Thích Nhất Hạnh
  • Sơ tổ Minh Hải Đắc Trí Pháp Bảo của dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh
    Sơ tổ Minh Hải Đắc Trí Pháp Bảo của dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh
  • Thiền sư khai sinh dòng phái Lâm Tế Chúc Thánh
    Thiền sư khai sinh dòng phái Lâm Tế Chúc Thánh
  • Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Đạo hiệu Thích Thiện Duyên (1928 - 2021)
    Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Đạo hiệu Thích Thiện Duyên (1928 - 2021)
  • Tiểu sử Hòa thượng Huệ Đăng (1873-1953) Dịch giả Kinh Vu Lan
    Tiểu sử Hòa thượng Huệ Đăng (1873-1953) Dịch giả Kinh Vu Lan
  • Danh Tăng Việt Nam sinh vào năm Tý
    Danh Tăng Việt Nam sinh vào năm Tý
  • Pháp Âm
  • Phim Phật Giáo
  • Âm Nhạc
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Tiểu Tạng Thanh Văn - Kinh Tạp A Hàm 46
  • Ðại Nạn Trước Mắt, Quay Ðầu Là Bờ 15453
  • Khac Phuc Phien Nao Tap Khi 15845
  • Pháp Ngữ Của Thiền Sư Hư Vân P1 12030
  • Pháp Ngữ Của Thiền Sư Hư Vân P2 11796
  • Phật Học Quần Nghi - Tập 1/2 10913
  • Phật Học Quần Nghi - Tập 2/2 10630
  • An Lạc Từ Tâm 14370
  • Phật Học Vấn Đáp 01, Lý Bỉnh Nam 14141
  • Phật Học Vấn Đáp 02, Lý Bỉnh Nam 13636
  • [ Xem tất cả ]
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Buddha - Đức Phật - (tập 55/ 55): Kết thúc phim... 6956
  • Buddha - Đức Phật - (tập 54/ 55): Buddha nhập... 7677
  • Buddha - Đức Phật - (tập 53/ 55): Bữa ăn cuối... 11201
  • Buddha - Đức Phật - (tập 52/ 55): Mogalana và... 7738
  • Buddha - Đức Phật - (tập 51/ 55): Buddha cứu độ... 7165
  • Buddha - Đức Phật - (tập 50/ 55): Vua Ajātasattu... 2078
  • Buddha - Đức Phật - (tập 49/ 55): Năm pháp phá... 8562
  • Buddha - Đức Phật - (tập 48/ 55): Tinh xá... 8376
  • Buddha - Đức Phật - (tập 47/ 55): Thiếu nữ mang... 9621
  • Buddha - Đức Phật - (tập 46/ 55): Anan gặp nạn,... 8501
  • [ Xem tất cả ]
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Mừng Xuân Di Lặc 14763
  • Mùa Xuân Em Đi Lễ Chùa 13852
  • Tổng hợp Nhạc ThiềnThiền - Tĩnh Tâm - An Nhiên 13745
  • Dòng Sông Tôi Gọi Tên Em 13538
  • Một Chuyến Giả Từ 13449
  • Nối Một Nhịp Cầu 14342
  • Vẫn là Em Thơ 13929
  • Chú Cuội Dỗi Hờn 6267
  • Quê Hương Nguồn Cội 13475
  • Như Giọt Sương Đêm 14839
  • [ Xem tất cả ]

Từ điển phật giáo Từ điển phật giáo

  • Từ Điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam
  • Trích lục từ ngữ Phật học Quyển Thượng
  • Trích lục từ ngữ Phật học Quyển Hạ
  • Từ Điển Pháp Số Tam Tạng
  • Từ Điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam

lời vàng ý ngọc

  • NHỮNG CÂU ĐÁNG SUY GẪM
  • NHỮNG CÂU NÓI HAY
  • 10 điều sau là cốt lõi hạnh phúc
  • Lời hay ý đẹp
  • NHỮNG CÂU NÓI HAY VỀ CUỘC SỐNG
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (9)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (8)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (7)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (6)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (5)

thư viện sách

'Đại Tạng Kinh...
Thanh Văn Tạng Của...

lịch âm dương

Kênh truyền hình phật giáo

Nhạc Phật Giáo Truyền hình Srisambodhiuk Truyền hình Sen Việt
Truyền hình DahamgaganaTv Truyền hình Shraddha Dhamma and Meditation Internet TV
52 Bareena street, Canley Vale N.S.W 2166 Australia - Tel: (+02) 87046317
Email: chuaadida1@gmail.com - chuaadida@ymail.com
Copyright © 2014 Chùa A Di Đà. All Rights Reserved. Powered by BizMaC