Năm 17 tuổi, Ngài vâng lệnh bà nội buộc lập gia đình để kế thừa hương hỏa, và có được hai người con một trai, một gái. Ðến năm 20 tuổi, Ngài ăn trường chay, cất một am nhỏ để thọ trì kinh Kim Cang suốt mười hai naêm và tập hạnh của người xuất gia.
Năm 28 tuổi, các người thân lần lượt khuất bóng, hiếu nghĩa đã vẹn toàn, sắp đặt việc gia đình xong, Ngài quyết chí xuất gia, được Tổ Bửu Sơn giới thiệu đến Tổ Khánh Hòa làm thầy thế độ. Lễ xuất gia tổ chức vào tháng tư, năm Ất Hợi (1935) tại Phật học đường Lưỡng Xuyên Trà Vinh.
Tuy mới xuất gia nhưng phong cách vượt hơn chúng bạn nên tất cả đồng ý cử Ngài làm Chánh trị sự của trường. Nhờ sự chăm chỉ học hành, tinh tấn tu tập, nên được ban Giám đốc nhà trường ngợi khen và toàn chúng đều quí kính Ngài như người anh cả.
Năm 1936, Ngài được tuyển chọn cùng hai vị Hiển Thụy, Hiển Không ra Huế học. Ðến Huế, Ngài cùng hai vị được vào học trường Tây Thiên dưới sự giảng dạy của Hòa Thượng Phước Huệ chùa Thập Tháp, Bình Ðịnh. Năm sau, trường dời về chùa Tường Vân. Cuối năm 1938, Tổ Phước Huệ vì kém sức khỏe, trở về Bình Ðịnh dạy tại chùa Long Khánh, Ngài cũng theo vào Bình Ðịnh học và làm thị giả hầu Tổ một năm rồi lại ra Huế học ở Phật học đường Báo Quốc năm năm.
Năm 1945, Hòa Thượng ra miền Bắc quyết tâm học luật, và Ngài thọ Cụ Túc giới tại giới đàn chùa Bút Tháp năm Ất Dậu 1945. Sau đó, đến Nam Ðịnh học luật với Tổ Tuệ Tạng tại chùa Quy Hồn, rồi đến Hà Nam học với Tổ Tế Xuyên ở chùa Bảo Khám. Lúc này, Ngài có chủ trương tuần báo Hoa Sen rất thích hợp với tín đồ xứ Bắc.
Năm 1949, Hòa thượng hợp tác với sư cụ Tố Liên thành lập Giáo Hội Tăng Ni Chỉnh Lý Bắc Việt (tiền thân của Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt) và mở Phật học đường đào tạo Tăng Ni tại chùa Quán Sứ – Hà Nội. Nơi đây, ngoài chức Giám trường, Ngài còn trợ bút cho Tạp chí Phương Tiện và Bồ Ðề Tân Văn. Ðến năm 1950, Ngài trở về Nam, được cử làm Giám đốc Phật học đường Nam Việt, cơ sở đặt tại chùa Sùng Ðức.
Năm 1951, Hòa Thượng Thích Trí Hữu cúng cho Ngài ngôi chùa lá nhỏ hiệu là Ứng Quang gần ngã ba Vườn Lài. Ngài cho sửa ngôi chùa này thành trường học, để hiệu là Phật học đường Nam Việt, nay là chùa Ấn Quang quận 10, TP Hồ Chí Minh. Chính nơi đây đã đào tạo những Tăng tài đảm đang Phật sự như lớp đầu tiên sáu vị ra trường: Thầy Huệ Hưng, Bửu Huệ, Thiền Tâm, Tắc Phước, Tịnh Ðức, Ðạt Bửu.
Năm 1953, Ngài kiêm nhiệm chức vụ Trị Sự Trưởng Giáo Hội Tăng Già Nam Việt thay cho Thượng tọa Huyền Dung đi Anh quốc tu học
Năm 1960, Ngài sáng lập thêm Phật học viện Giác Sanh, đặt tại chùa Giác Sanh, Phú Thọ.
Năm 1964, Ngài mở Phật học viện Huệ Nghiêm từ một bãi đất nghĩa địa trống ở Bình Chánh. Từ trường Trung học chuyên khoa rồi tiến lên Viện Cao đẳng Phật học, và Ngài giữ chức Giám luật đến cuối đời. Song song với trường Tăng, Ngài còn làm Giám đốc Phật học Ni trường Từ Nghiêm, Ni trường Dược Sư. Ngài mở khóa huấn luyện trụ trì bên Tăng tại chùa Pháp Hội, bên Ni tại chùa Dược Sư, và khóa Như Lai Sứ Giả đặt trụ sở tại chùa Tuyền Lâm.
Ngoài công tác giáo đục đào tạo Tăng tài, về mặt tổ chức Giáo hội, năm 1952, Ngài hướng dẫn phái đoàn Giáo Hội Tăng Già Nam Việt tham dự Ðại hội thống nhất Tăng Già Việt Nam tại chùa Quán Sứ – Hà Nội và được Ðại biểu ba miền suy cử Ngài làm Trị Sự Trưởng Giáo Hội Tăng Già Toàn Quốc.
Năm 1965, Ngài được bầu làm Tổng Vụ trưởng Tổng vụ Tài chánh Kiến thiết Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Năm 1969, Ngài được tấn phong Hòa thượng, và đến năm 1973, được suy tôn Phó Tăng Thống cho đến ngày viên tịch.
Năm 1974, Ngài bệnh nặng, sau khi qua khỏi, Ngài biết rằng sức khỏe không thể bình phục như xưa, cho mời các bậc tôn túc cận sự để lập Hội đồng Quản trị Tổ đình Ấn Quang, di chúc bàn giao mọi việc cho Hội đồng Quản trị thay theá Ngài điều hành cơ ngơi sự nghiệp mà Ngài đã tạo dựng nên trong suốt quá trình hoằng đạo.
Ngài nằm bệnh gần ngót bốn năm, cho đến ngày đầu xuân Di Lặc mồng Một tháng Giêng năm Mậu Ngọ, (07-02-1978) Ngài xả báo thân thÂu thần tịch diệt, hưởng thọ 72 tuổi đời, hóa đạo 43 năm.
Công hạnh Ngài để lại cho đời vô cùng to lớn, gồm nhiều lĩnh vực: truyền giới, kiến thiết, trước tác.
Về phần truyền giới:
- Yết ma Ðại giới đàn chùa Pháp Hội năm 1957 – 1958.
- Hòa thượng Ðàn đầu giới đàn Tỳ kheo tại Phật học Ðường Nam Việt năm 1960.
- Ðàn đầu Hòa thượng Ðại giới đàn chùa Ấn Quang năm 1962.
- Yết ma Ðại giới đàn tại Việt Nam Quốc Tự năm 1964.
- Giáo Thọ Ðại giới đàn tại Phật Học Viện Huệ Nghiêm năm 1966.
- Giáo Thọ Ðại giới đàn tại Phật Học Viện Hải Ðức – Nha Trang năm 1968.
- Yết Ma Ðại giới đàn tại Phật Học Viện Huệ Nghiêm năm 1969.
- Giáo Thọ Ðại giới đàn Vĩnh Gia tại Ðaø Nẵng năm 1970.
- Ðàn đầu Hòa thượng tại chùa Phật Ân – Mỹ Tho năm 1972.
- Ðàn đầu Hòa thượng Ðại giới đàn tại Long Xuyên năm 1974.
Về phần trước tác:
- Tài liệu Trụ trì.
- Giới đàn Tăng.
- Tỳ Kheo giới kinh.
- Nghi thức Hằng thuận Quy y.
- Ý nghĩa về nghi thức tụng niệm.
- Nhân duyên Phật kiết giới.
Về phần kiến thiết:
- Sáng lập Phật học đường Nam Việt.
- Sáng lập Phật học viện Giác Sanh.
- Sáng lập Phật học viện Huệ Nghiêm.
- Kiến tạo Phật học Ni trường Từ Nghiêm.
- Kiến tạo Phật học Ni trường Dược Sư.
- Kiến tạo trường Bồ Ðề Giác Ngộ.
- Kiến tạo trường Bồ Ðề Huệ Ðức.
- Sáng lập Hãng vị trai Lá Bồ Ðề.
- Sáng lập Cô nhi viện Diệu Quang.
- Kiến tạo lò thiêu An Dưỡng Ðịa.
- Kiến tạo tháp Phổ Ðồng.
- Kiến tạo Ðại Tòng Lâm Phật Giáo tại Bà Rịa Vũng Tàu.
Ngài là một danh Tăng khả kính mà đức độ danh tiếng vang khắp ba miền. Cả cuộc đời tận tâm phục vụ đạo pháp, truøng hưng xây dựng con người và cơ sở vật chất cho Phật giáo. Ngài còn là một luật sư nghiêm trì giới luật, nổi tiếng phạm hạnh và hòa nhã. Công hạnh của Ngài là tấm gương sáng, ngàn đời ngưỡng mộ đã ghi lại trên trang lịch sử Phật giáo một sự nghiệp muôn thuở đậm nét không phai.