• http://www.
  • http://www.
  • http://www.
  • http://www.
  • http://www.
chuaadida.com
52 Bareena street, Canley Vale N.S.W 2166 Australia
  • Tin Phật Giáo
    • Phật Giáo Úc - Tân Tây Lan
    • Phật Giáo Với Xã Hội
    • Tin Viên Tịch & Tưởng Niệm
  • Sinh Hoạt Chùa A Di Đà
  • Phật Pháp
    • Nghi Lễ
    • Giáo Lý
    • Bồ Đề Tâm
  • Lịch Sử Phật Giáo
    • Nghiên Cứu Phật Giáo
    • Nhân - Vật
    • Phật - Bồ Tát - Thánh Chúng
    • tư liệu phật giáo
  • Tam Tạng Kinh Điển
    • Tranh Phật Giáo
    • Truyện Tích
    • Những Lời Phật Dạy
  • Chuyên Đề
    • Xuân Cửa Thiền
    • Phật Đản - An Cư
    • Vu Lan
    • Pháp Khí
  • Văn Hóa Phật Giáo
    • Thi Ca - Châm Ngôn - Sáng Tác
    • Kiến Trúc
    • Tự Viện
  • Môn Phong Pháp Phái
    • NGỮ LỤC
    • Giai Thoại Nhà Thiên
    • Tổ Sư
Thông tin liên hệ

Tel: (+02) 87046317

Email: chuaadida1@gmail.com - chuaadida@ymail.com

chuaadida.com Kính chào chư Tôn đức, Quí nam nữ Phật tử, Quí thiện trí thức gần xa, Kính chúc Qúy vị An Lành - Phát nguyện: Nổ lực tinh tấn tu hành giải thoát thân tâm khỏi vòng sanh tử. KÍNH CHÚC CHƯ TÔN ĐỨC, QUÍ NAM NỮ PHẬT TỬ, QUÍ THIỆN TRÍ THỨC, QUÍ ĐỘC GIẢ GẦN XA, THÂN TÂM AN LẠC, VẠN SỰ KIẾT TƯỜNG NHƯ Ý
Tìm
  • Trang chủ
  • Tam Tạng Kinh Điển

Diễn nghĩa kinh A Di Đà bản ngắn trong Phạn ngữ (P.1)

Chùa A Di Đà | 14/9/2015 | 0 Bình luận

Tôi nghe như vầy, vào một thời nọ, Đấng Thế Tôn đang đi dạo ở tại thành Śrāvastī, trong vườn Jetavane anāthapiṇḍadasya cùng với các đại Tỳ Kheo tăng, tất cả là một ngàn hai trăm năm mươi người và trong đó gồm có các bậc đại Thanh Văn, A La Hán…


Trong Phật học, chữ  Saṃgha (संघ) của Phạn ngữ  hay Saṅgha (सङ्घ) trong tiếng Pali được xem như là Tăng đoàn. Có lẽ, vì qua hình ảnh thuyết pháp của đức Phật với 5 anh em Kiều Trần Như tại vườn Lộc Uyển, sau ngày thành đạo và hình ảnh của 5 anh em Kiều Trần Như trở thành 5 vị A La Hán đầu tiên mà được đức Phật gọi là Tăng già.

सुखावतीव्यूहः।

Sukhāvatīvyūhaḥ |

 (संक्षिप्तमातृका)

(saṁkṣiptamātṛkā)

॥नमःसर्वज्ञाय॥

|| namaḥ sarvajñāya ||

एवं    मया    श्रुतम् |  एकस्मिन्   समये   भगवान्  श्रावस्त्यां  विहरति  स्म जेतवने ऽनाथपिण्डदस्य  आरामे   महता   भिक्षुसङ्घेन   सार्धम्  अर्धत्रयोदशभिर्  भिक्षुशतैर् अभिज्ञाताभिज्ञातैः  स्थविरैर्   महाश्रावकैः  सर्वैर्  अर्हद्भिः |Evaṃ mayā śrutam | ekasmin samaye bhagavān śrāvastyāṃ viharati sma jetavane 'nāthapiṇḍadasya ārāme mahatā bhikṣusaṅghena sārdham ardhatrayodaśabhir bhikṣuśatair abhijñātābhijñātaiḥ sthavirair mahāśrāvakaiḥ sarvair arhadbhiḥ | 

Từ vựng :

Sukhāvatī vyūha sūtra (सुखावती   व्यूह   सूत्र) là tựa rút gọn của buddhā bhāṣita amitābha sūtra (बुद्धा   भाषित   अमिताभ   सूत्र), (kinh Phật Thuyết Kinh A Di Đà).

Sukhāvatī vyūha sūtra ( सुखावती   व्यूह   सूत्र  ) có hai bài kinh, một bài ngắn và một bài dài.

Sukhāvatī (सुखावती ) có nghĩa là miền đất phúc lạc hay miền đất hạnh phúc và an lạc. Vyūha (व्यूह) có nghĩa là sự trưng bày, sự sắp xếp, chuyển đến, chuyển vị trí…

Namaḥ (नम) là chủ cách, hô cách, đối cách số ít trong bảng biến thân namas (नमस्) ở dạng trung tính. Namas (नमस्) có gốc từ động từ căn√ nam, (√ नम्). Động từ căn √nam, (√ नम्), thuộc nhóm 1 và nó có những nghĩa tùy theo các thể chia thì của nó để dùng được biết như: uốn cong, nghiêng xuống, chào, vinh danh, được uốn cong, tự quy phục, nhượng bộ…

Trong Phạn ngữ người ta thường dùng những chữ dưới đây để chào nhau:

Namaste (नमस्ते )| Namo namaḥ (नमोनमः) | Namaskāraḥ (नमस्कारः).

Trong Phật học chữ: Namah (नम), Namas (नमस्), hay Namo (नमो) có nghĩa là đem thân tâm về qui ngưỡng Phật, Pháp, Tăng. Nam mô là phiên âm Hán Phạn được viết ra từ chữ Namo trong Phạn ngữ. Namo viết theo mẩu devanāgarī: नमो. Namo là hợp biến phóng xuất âm (visarga sandhi) của chữ namaḥ (नमः) mà thành. 

Sarvajñāya (सर्वज्ञाय) được ghép từ: Sarva (सर्व) + jñā (ज्ञा) + ya (य).

Sarva (सर्व) là thân từ giống đực và nó có những nghĩa được biết như: tất cả, hoàn toàn, cả, hết thảy mọi việc, mọi sự, toàn thể, toàn năng, vạn năng, phổ thông, phổ cập…

Jñā (ज्ञा) có gốc từ động từ căn √jñā, (√ज्ञा). Động từ căn √jñā, (√ज्ञा), thuộc nhóm 9 và nó có những nghĩa được biết, tùy theo cách chia các thì khác nhau của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: biết, hiểu, thấu hiểu, ý thức, nhận thức, cảm nhận, thấu đáo, nghiệm thấy, tri thức, có kiến thức, muốn biết, nhận thức được, tự nhớ, học, hiểu biết… 

Ya (य) là âm đuôi.

Sarvajñāya (सर्वज्ञाय) là hô cách số ít trong bảng biến thân sarvajña (सर्वज्ञ) ở dạng giống đực và nó có nghĩa được biết như: người hiểu biết tất cả.

Evam (एवम्) là thán từ và nó có những nghĩa được biết như: cùng một cách như vậy, cũng thế, cũng vậy, cùng với, cũng như, và, giống như vậy, cũng như vậy, cũng là vậy, chỉ như vậy, cùng, như nhau, cùng một, cùng loại, cùng thứ,cùng giống nhau, nữa, còn, còn nữa, đúng, chính đáng, chính xác, đích xác, đúng thế, chính là thế… Evam (एवम्) có gốc từ Eva (एव) và Eva (एव) được ghép từ : ā (आ) + iva (इव) và nó được viết theo cách nối âm: a (अ) hay ā (आ) + i (इ) được đổi thành e (ए).

Mayā (मया) là cách dụng cụ số ít trong bảng biến thân ahaṃ (अहं) và có nghĩa là tôi.

Śrutam (श्रुतम्) là đối cách số ít trong bảng biến thân śruta (श्रुत) ở dạng giống đực. Śruta (श्रुत) là quá khứ phân từ của động từ śru (श्रु). Động từ căn √ śru, (√श्रु), thuộc nhóm 5 và nó có những nghĩa được biết, tùy theo cách chia các thì khác nhau của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: nghe, lắng nghe, hiểu được, nghe thấy, học, tìm hiểu, làm cho nghe được, công bố, tuyên bố, tôn xưng cho cái gì đó…

Trong Kinh Phật, câu tiếng Phạn: Evaṃ mayā śrutam (एवं  मया श्रुतम्) hay Evaṃ śrute mayā  (एवं  श्रुते  मया ) người ta thường dịch là: Tôi nghe như vầy và tiếng Hán Việt gọi là Như thị ngã văn. Evaṃ mayā śrutam (एवं  मया श्रुतम्) là câu thường thấy được dùng ở phần mở đầu của những bộ kinh. 

Từ cụm từ "Evaṃ mayā śrutam (एवं  मया श्रुतम्)", chữ "Nghe" được xem là một thuật ngữ mà Ngài A Nan thường dùng để nói cho mọi người chú ý đến phần diễn thuyết lời Phật của Ngài, như vậy chữ "Nghe" cũng có vai trò quan trọng tương đương như chữ "Học" và chữ "Đọc" trong đời sống tu hành.

Ekasmin (एकस्मिन्) là vị trí cách số ít trong bảng biến thân eka (एक) ở dạng giống đực và nó có những nghĩa được biết như: một, chỉ có một, con số một …

Samaye (समये) là vị trí cách số ít trong bảng biến thânsamaya (समय) ở dạng giống đực. Samaya (समय) có gốc từ Sami (समि) được ghép từ: Sam (सम्) + i (इ).

Saṃ (सं), Sam (सम्), Sām (साम्) là những cách viết khác nhau tùy theo cú pháp nối âm trong tiếng Phạn, nhưng chúng đều đồng nghĩa như nhau. Saṃ (सं) là tiếp đầu ngữ và cũng là thán từ. Nó có những nghĩa thông thường được biết như sau: cùng nhau, lại với nhau, tiếp xúc với nhau, gắn với nhau, cùng một lúc, đồng thời, cũng như, liền, liên tục, không ngắt quãng…

Động từ căn √ i (√इ, thuộc nhóm 2) và nó có những nghĩa được biết như sau: đi, đi đến, đi hướng về phía nào đó, đến, đến từ điểm nào đó, nắm được, đạt tới, xuất hiện, trở thành…

Samaya (समय) có những nghĩa được biết như: gặp gỡ, thường xẩy ra, khế ước, cơ hội, dịp, biến cố, nghi thức, thời gian… Sami (समि) là động từ thuộc nhóm 2 nó có những nghĩa được biết, tùy theo cách chia các thì khác nhau của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: làm cho gặp nhau, tự hợp lại, tụ tập lại chung, nối lại…

Bhagavān (भगवान्) là chủ cách số ít trong bảng biến thân bhagavat (भगवत्) ở dạng giống đực. Bhagavat (भगवत्) được ghép từ: Bhaga (भग) + vat (वत्).

Bhaga (भग) có gốc từ động từ căn √bhaj, (√भज्). Động từ căn √bhaj, (√भज्), thuộc nhóm 1 và nó có những nghĩa được biết, tùy theo cách chia các thì khác nhau của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: chia ra, chia sẽ, phân phối, nhận được phần chia sẽ, nắm được, sỡ hữu, phục vụ, thích, yêu thích, đi vào bên trong cái gì đó.. Vat (वत्) là âm đuôi.

Bhaga (भग) có những nghĩa được biết như: may mắn, cơ may, thịnh vượng, sinh lực sống, niềm vui của sự giãi thoát, niềm yêu thương…

Bhagavat (भगवत्) có những nghĩa được biết như: đấng Thế Tôn, đấng tối cao, thánh nhân…

Śrāvastyāṃ là vị trí cách số ít trong bảng biến thân của śrāvastī ở dạng giống cái Śrāvastī là một thành phố cổ ở Uttar Pradesh, Ấn Độ. Vào thời của Đức Phật sống Śrāvastī là một trong sáu thành phố lớn của Ấn Độ và cũng là thủ phủ của Kosala.

Viharati (विहरति). Viharati (विहरति) có gốc từ: Vihṛ (विहृ). Vihṛ (विहृ) được ghép từ: Vi (वि) + hṛ(हृ). 

Vi (वि) là tiếp đầu ngữ và nó có những nghĩa được biết như sau: mất, lìa, bên ngoài, tách lìa ra, riêng biệt, đối lập với…

Động từ căn √hṛ, (√हृ), thuộc nhóm 1 và nó có những nghĩa được biết, tùy theo cách chia các thì khác nhau của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: đưa đến, đem đến, mang đến, mang theo, đưa lại, đem lại, mang lại,đưa vào, góp vào…

Động từ Vihṛ (विहृ), thuộc nhóm 1 và nó có những nghĩa được biết, tùy theo cách chia các thì khác nhau của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: nhấc lên, bốc lên, nhổ đi, làm trôi đi, cất, bỏ, dọn, cướp đi,chia, phát, phân, phân phát, phân phối, sắp đặt, lưu hành, truyền đi, đi dạo, đi lại…

Viharati (विहरति) là động từ được chia theo ngôi thứ ba số ít ở thì chủ động hiện tại của động Vihṛ (विहृ).

Sma (स्म) là phân từ thường thấy dùng làm bổ nghĩa trong các hình thức nói về hành động đã qua hay một câu chuyện thường hay được lặp lại và nó thường được dùng sau chữ: Iti (इति), Na (न), Mā (मा)… Sma (स्म) có những nghĩa được biết như: để trở thành, do đó, thực sự, được sử dụng để, như nó là, chắc chắn, trong quá khứ, rõ ràng, sẽ được, với, bao giờ…

Jetavane (जेतवने) là vị trí cách số ít trong bảng biến thân của Jetavana (जेतवन).

Jetavana (जेतवन) là một trong những tu viện Phật giáo nổi tiếng nhất tại Ấn Độ. Nó cũng là tu viện thứ hai tặng được người ta tặng cho Đức Phật.

Anāthapiṇḍadasya (अनाथपिण्डदस्य) là sở hữu cách trong bảng biến thân số ít của Anāthapiṇḍada (अनाथपिण्डद) ở dạng giống đực.

Anāthapiṇḍada (अनाथपिण्डद) là một đệ tử tại gia của Đức Phật, ông là người đã tặng một khu vườn mua của Thái tử Kỳđà cho giáo đoàn của đức Phật.

Mahatā (महता) là chủ cách số ít trong bảng biến thân mahatā (महता) ở dạng giống cái và nó những nghĩa được biết như: vĩ đại, tầm quan trọng, hùng vĩ, hùng mạnh to lớn, cao quý, cao cả, cao thượng, tuyệt vời, vượt trội, tối cao, lớn, to ...…  

Bhikṣu (भिक्षु) là thân từ giống đực và có những nghĩa được biết như sau: tỳ kheo, tu sĩ nhà Phật, những người xuất gia đã thọ giới Cụ túc, người ăn xin, nhà tu khổ hạnh…

Saṅghena (सङ्घेन) là dụng cụ cách số ít trong bảng biến thân của Saṅgha (सङ्घ). 

Saṅgha (सङ्घ) có những nghĩa được biết như sau: Hội, câu lạc bộ, trụ sở câu lạc bộ, trụ sở hội, sự liên kết, sự liên hiệp, sự liên minh, đồng minh, liên minh, liên bang hội liên đoàn, tập thể, đoàn thể, tập đoàn, tài sản chung, công đoàn, nghiệp đoàn, sự hợp nhất, sự kết hợp…

Trong Phật học, chữ  Saṃgha (संघ) của Phạn ngữ  hay Saṅgha (सङ्घ) trong tiếng Pali được xem như là Tăng đoàn. Có lẽ, vì qua hình ảnh thuyết pháp của đức Phật với 5 anh em Kiều Trần Như tại vườn Lộc Uyển, sau ngày thành đạo và hình ảnh của 5 anh em Kiều Trần Như trở thành 5 vị A La Hán đầu tiên mà được đức Phật gọi là Tăng già.

Thời đức Phật, Tăng già là tiếng dùng để chỉ cho những tu sĩ không phân biệt nam nữ hay những người cư sĩ vấn thân vào đời tu học, để giúp mọi người cùng nhau tu dưỡng, vui hưởng an lành, bằng lòng "Từ Bi" và Trí  tuệ, như đức Phật đã làm.

Sārdhaṃ (सार्धं) là thán từ và nó có những nghĩa được biết như: đi theo cùng với ai hay với cái gì đó, cùng chung, phân nữa… 

Ardhatrayodaśabhir (अर्धत्रयोदशभिर्) là cách viết liền nhau của hai chữ: Ardha (अर्ध) và Trayodaśabhir (त्रयोदशभिर्).

Ardha (अर्ध) là hô cách số ít trong bảng biến thân của Ardha (अर्ध) ở dạng giống đực. Ardha (अर्ध) có những nghĩa được biết như sau: phân nửa, giảm đi 0,5

Trayodaśabhir (त्रयोदशभिर्) là số nhiều trong bảng biến thân của trayodaśan (त्रयोदशन्) ở dạng trung tính. Trayodaśan (त्रयोदशन्) có nghĩa là con số 13. Chữ r (र्) đứng sau chữ Trayodaśabhir (त्रयोदशभिर्) đó là biến cách viết thay cho chữ ḥ ( ), tùy theo cách dùng chữ của các tác giả.

Ardhatrayodaśabhir (अर्धत्रयोदशभिर्) có nghĩa là 13 trừ 0,5 hay 12,5.

Śatair (शतैर्) là dụng cụ cách số nhiều trong bảng biến thân củaŚata (शत). Śata (शत) có nghĩa là con số 100. Chữ r (र्) đứng sau chữ Śatair (शतैर्), đó là biến cách viết thay cho chữ ḥ (), tùy theo cách dùng chữ của các tác giả.

Abhijñāna (अभिज्ञान) là hô cách số ít trong bảng biến thân của Abhijñāna (अभिज्ञान).

Abhijñāna (अभिज्ञान) có những nghĩa được biết như: sự công nhận, biểu hiệu công nhận…

Abhijñātaiḥ (अभिज्ञातैः) là cáchdụng cụ số  ít trong bảng biến thân của Abhijñāta (अभिज्ञात). Abhijñāta (अभिज्ञात) là thể vị lai nói vòng của động từ Abhijñā (अभिज्ञा). Abhijñā (अभिज्ञा) có những nghĩa được biết như sau: hiểu biết, công nhận…

Sthavirair (स्थविरैर्) là cách dụng cụ số nhiều trong bảng biến thân của sthavira (स्थविर). Sthavira (स्थविर) có những nghĩa được biết như: nhỏ gọn, dày, dày đặc, củ, xưa, nhà sư cao tuổi nhất hay sư lão. Chữ r (र्) đứng sau chữ Sthavirair (स्थविरैर्), đó là biến cách viết thay cho chữ ḥ ( ), tùy theo cách dùng chữ của các tác giả.

Mahāśrāvakaiḥ (महाश्रावकैः) là  cách viết dính liền của hai chữ: Mahā (महा) và Śrāvaka (श्रावक).

Mahā (महा) là chủ cách số ít trong bảng biến thân của mahā (महा) ở dạng giống cái. Mahā (महा) có những nghĩa được biết như: to lớn, hùng vĩ, mạnh mẽ, phong phú…

Śrāvakaiḥ (श्रावकैः) là cách dụng cụ số nhiều trong bảng biến thân của śrāvaka (श्रावक) ở dạng giống cái. Śrāvaka (श्रावक) có những nghĩa được biết như: thính âm, đệ tử của Đức Phật được nghe chính miệng của Ngài thuyết giảng.

Sarvair (सर्वैर्) là cách dụng cụ số nhiều trong bảng biến thân của Sarva (सर्व). Sarva (सर्व) có những nghĩa được biết như: tất cả, toàn bộ, toàn thể, phổ quát… Chữ r (र्) đứng sau chữ Sarvair (सर्वैर्), đó là biến cách viết thay cho chữ ḥ ( ), tùy theo cách dùng chữ của các tác giả.

Arhadbhiḥ (अर्हद्भिः) là cách dụng cụ số nhiều trong bảng biến thân của arhat (अर्हत्). Arhat (अर्हत्) có gốc từ động từ căn √arh (√ अर्ह् ).Arhat (अर्हत्) có những nghĩa như sau: có công đáng khen, tốt, hay, giỏi, đáng, xứng đáng, đáng tôn kính, đáng kính, một bực thánh đáng kính.

Gom ý Việt:

॥ नमः सर्वज्ञाय॥

एवं    मया    श्रुतम् |  एकस्मिन्   समये   भगवान्   श्रावस्त्यां   विहरति  स्म  जेतवने ऽनाथपिण्डदस्य   आरामे   महता   भिक्षुसङ्घेन    सार्धम्   अर्धत्रयोदशभिर्  भिक्षुशतैर्  अभिज्ञाताभिज्ञातैः  स्थविरैर्   महाश्रावकैः  सर्वैर्  अर्हद्भिः |

|| namaḥ sarvajñāya ||

Evaṃ mayā śrutam | ekasmin samaye bhagavān śrāvastyāṃ viharati sma jetavane 'nāthapiṇḍadasya ārāme mahatā bhikṣusaṅghena sārdham ardhatrayodaśabhir bhikṣuśatair abhijñātābhijñātaiḥ sthavirair mahāśrāvakaiḥ sarvair arhadbhiḥ | 

Tôi nghe như vầy, vào một thời nọ, Đấng Thế Tôn đang đi dạo ở tại thành Śrāvastī, trong vườn Jetavane anāthapiṇḍadasya cùng với các đại Tỳ Kheo tăng, tất cả là một ngàn hai trăm năm mươi người và trong đó gồm có các bậc đại Thanh Văn, A La Hán…

Tác giả: Ts.Huệ Dân

Bài Liên Quan:

  • Quan Công Đốn Ngộ
  • Thái Lan: Hàng nghìn cảnh sát bao vây ngôi chùa bị nghi rửa tiền
  • Quỹ Phật giáo Bhutan Khyentse tài trợ nghiên cứu Phật học tại Đức
  • Phật Giáo Và Khoa Học Ngày Nay
  • Phát hiện ra 'Hành tinh thứ 10' chưa được khám phá trong hệ Mặt Trời?
  • Mông Cổ: Phát hiện xác ướp nhà sư ngồi thiền theo tư thế hoa sen

các bài khác

  • Phật Lịch Và Phật Đản 30/5/2023
  • Thông Tư GH PG Úc Châu v/v Khẩn Cấp Cứu Trợ Nạn Nhân Hỏa Hoạn Tại Úc 1/1/2020
  • Thông Điệp Vesak 2643 PL 2563 (2019) Của Thủ Tướng Úc Đại Lợi Ông Scott Morrison 27/4/2019
  • Ý nghĩa viên mãn của lễ Tam hợp 26/4/2019
  • Thông Bạch - Thông điệp Phật Đản Vesak Phật Lịch 2563 - dl 2019 24/4/2019
  • Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.1) 18/12/2017
  • Nghiệp, Tái Sinh Và Đau Khổ 30/10/2017
  • Thiền sư Huyền Quang và con đường trầm lặng của mùa thu 3/9/2017
  • Tác dụng chống ung thư của trà 6/9/2017
  • Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã về thăm chốn Tổ: tổ đình Từ Hiếu - Huế 4/9/2017
CẢM NHẬN CỦA BẠN

Gửi cảm nhận - Vui lòng điền đầy đủ thông tin

Họ tên *
Email *
Nội dung *
Mã bảo vệ *
  
Khoá An Cư Kiết Hạ Chùa Thiên Ấn PL 2567 -DL 6.2023

Từ ngày 20/06/2023 đến ngày 27/06/2023 - 3.5 Quý Mão 10.5 Quý Mão.

Xem chi tiết

  • Tin xem nhiều
  • Phản hồi
Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch
Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch

28/9/2014
Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân
Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân

31/10/2014
Đây có phải hình ảnh ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI không?
Đây có phải hình ảnh ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI không?

5/9/2014
Lời Đức Phật (Kinh Pháp Cú)
Lời Đức Phật (Kinh Pháp Cú)

27/8/2014
Đức Thế Tôn Mâu Ni là bậc đại hiếu
Đức Thế Tôn Mâu Ni là bậc đại hiếu

6/11/2014
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

6/8/2014
Đức Phật A Di Đà và năm vị Bồ tát
Đức Phật A Di Đà và năm vị Bồ tát

6/8/2014
LƯỢC SỬ THÀNH LẬP CHÙA A DI ĐÀ
LƯỢC SỬ THÀNH LẬP CHÙA A DI ĐÀ

9/9/2014
Toàn cảnh Chùa A Di Đà
Toàn cảnh Chùa A Di Đà

9/9/2014
Niên đại xuất gia, thành đạo đức Bổn Sư Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập
Niên đại xuất gia, thành đạo đức Bổn Sư Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập

12/12/2014
PHÚC
9/6/2023

Bài viết rất có ý nghĩa trong thế giới ta bà. Kính chúc Ngài Samon hạnh phúc trong phật pháp.

Tran van Thịnh
8/4/2023

Danh sách thiền tự ở Úc trong bài viết về thiền sư Thích Thanh Từ cần bổ sung thêm thiền đường Võ ưu địa chỉ 6 Fraizer st Canley valve NSW

Cao Thị Huyền
14/1/2023

Tác giả của bài này là một ác quỷ. Dám xuyên tạc, mỉa mai bậc Chân sư thì chỉ có thể là tay sai hoặc quyến thuộc của ma vương mà thôi. Loại này giống như Đề Bà Đạt Đa mưu hại Đức Phật nên sẽ phải chịu hàng nghìn thậm chí hàng triệu kiếp tan xương nát thịt ở dưới ngục hình tối tăm

Huỳnh Việc Trung
24/7/2022

Tấm này theo mình thì hoàn toàn không phải. Theo mình biết thì bên Thái Lan có một vị đại sư tên là Luang Phor Thuad, các bạn có thể search tên sư trên google. Khi sinh ra đã có nhiều điềm lành, sư có nhiều thần thông. Mình có xem nhiều bức ảnh của sư trên mạng, mình thấy sư rất đẹp, khuông mặt từ bi, quang minh,rực rỡ. Mình nghe đồn sư là bồ tát bất thoái chuyển, đã đạt được Pháp Thân nên thân thể sư rất đẹp. Một vị bồ tát thôi là đã đẹp đẽ như vậy, mang nét đẹp xuất thế gian, huống chí là đức Phật người đã đạt được giác ngộ rốt ráo. Đức Phật sẽ đẹp hơn vậy gấp trăm nghìn lần, nên hiển nhiên cái bức ảnh trên kia không phải ảnh Phật! Bạn nào muons tìm hiểu về sư Luang Phor Thuad thì search là "Luang Phor Thuad","Luang Phor Thuad wax","Luang Phor Thuad statue". Hình ảnh của Sư dù ở hình thức nào, tranh vẽ, tượng hay tượng sáp đều rất đẹp. Nếu ai là đệ tử chân chính của đức Phật thì nên tìm hiểu về sư, ngắm ảnh sư,thật hiếm hoi và quý giá mấy được ngắm ảnh mọt vị bồ tát đẹp đẽ như vậy.

Nguyễn Đạt Niệm
11/4/2022
PHẬT ĐẢN LÀ LỄ HỘI TÔN GIÁO TOÀN CẦU THẾ GIỚI ĐƯƠC LIÊN HIỆP QUỐC TÔN VINH .THÌ GHPG VN HIỆN TẠI PHẢI CÓ CHỈ ĐẠO THỐNG NHẤT TỪ CẤP TRUNG ƯƠNG ĐẾN ĐỊA PHƯƠNG CÁC CẤP GH CŨNG NHƯ CÁC TỰ VIỆN CẢ NƯỚC PHẢI THỰC HIỆN NGHIÊM TÚC TỔ CHỨC TẤT CẢ ĐỀU HƯỚNG VÊ CÚNG DƯỜNG NGÀY PHẬT ĐẢN SINH. GH KHÔNG ĐỊNH HƯỚNG CHO NGÀY PHẬT ĐẢN THÌ GH VỊ CHỦ TỊCH HĐTS PHẢI CHỈ ĐẠO CHO CÁC CẤP GH BẰNG CÔNG VĂN THÔNG BẠCH CHO KỊP MỪNG PHẬT ĐẢN SẮP ĐẾN..
Cuong Nguyen Lam
11/4/2022
Cảm ơn tác giả đã nói lên đúng thực trạng của PG, thật ra hàng Phật tử rất mong mỏi được sống trong không khí Rước Phật trên phố mà giờ đây lại cắt cả lễ Đài ...Trong khi đó lễ Noel không một thông bạch nào từ Hội đồng Giám mục Việt Nam mà chỉ có vị linh mục viết thư đến Học sinh và giáo chức ..nội dung khuyên giáo dân giới thiệu Lễ Niel đến với các bạn và đồng nghiệp của mình. Còn của PG ra văn bản tổ chức lễ Phật Đản ...đôi lúc thiếu cụm từ tổ chức xe Rước Phật và kiệu Phật thì các đơn vị PG tổ chức có nơi bị chính quyền đưa ra bản thông bạch không có nói đến rồi gây khó khăn cho việc tổ chức xe Rước Phật...Chưa kể có năm ở Đăk Lăk, hay huyện Hóc Môn_ TP HCM bị cấm cả trwo cờ PG quanh các con đường quanh chùa. Trong khi đó Noel họ treo đèn, làm hang đá ra đường đầu hẻm và cờ rợp trời mà có ai cấm đâu?
Trọng Tín
11/4/2022
Nên đấu tranh cho ngày phật đản là quốc lễ ... ngày đó toàn dân bắt buộc nghe thuyết pháp...
Tran Le Duyen
24/2/2022

A Di Da Phat Kinh Thua Yeu cau Update dia chi tren mang

Phước mỹ
5/2/2022

Tôi đồng quan ý kiến của bạn, hình này cần phải kiểm chứng lại nguồn gốc, hình này không giống như lời Phật dạy trong kinh điển. Chúng ta không nên phổ biến.

Nguyễn vih
26/1/2022
Tôi cảm thấy rất biết ơn

hình ảnh hình ảnh

» Xem tất cả

LỄ TƯỞNG NIỆM TRƯỞNG LÃO HOÀ THƯỢNG THÍCH TUỆ SỸ TẠI CHÙA THIÊN ẤN, Sydney (2.12.2023)
LỄ TƯỞNG NIỆM TRƯỞNG LÃO HOÀ THƯỢNG THÍCH TUỆ SỸ TẠI CHÙA THIÊN ẤN, Sydney (2.12.2023) (21 hình)
ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CHÙA A DI ĐÀ PL.2567 (10.09.2023)
ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CHÙA A DI ĐÀ PL.2567 (10.09.2023) (68 hình)
Lễ tự tứ Chùa Thiên Ấn ngày 27.06.2023
Lễ tự tứ Chùa Thiên Ấn ngày 27.06.2023 (35 hình)
Đại lễ tưởng niệm 60 năm Bồ tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân & Hiệp kỵ
Đại lễ tưởng niệm 60 năm Bồ tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân & Hiệp kỵ (40 hình)
Khai hạ Kiết giới An cư Chùa Thiên Ấn ngày 20.6.2023
Khai hạ Kiết giới An cư Chùa Thiên Ấn ngày 20.6.2023 (39 hình)
Huý Nhật Năm Thứ 27 Phật Tử Tâm Biên 10,11.4 Quý Mão (5.2023)
Huý Nhật Năm Thứ 27 Phật Tử Tâm Biên 10,11.4 Quý Mão (5.2023) (136 hình)

Chân Dung Tăng Già Chân Dung Tăng Già

  • Tiểu sử Hòa thượng Thích Trí Độ (1894 – 1979)
    Tiểu sử Hòa thượng Thích Trí Độ (1894 – 1979)
  • ĐỨC ĐỆ NHẤT TĂNG THỐNG GHPGVNTN
    ĐỨC ĐỆ NHẤT TĂNG THỐNG GHPGVNTN
  • Tiểu sử Hòa thượng Tánh Thiên Nhất Định
    Tiểu sử Hòa thượng Tánh Thiên Nhất Định
  • Tiểu sử Hòa Thượng Thích Như Minh, Trụ Trì Chùa Việt Nam, Los Angeles, California. Hoa Kỳ
    Tiểu sử Hòa Thượng Thích Như Minh, Trụ Trì Chùa Việt Nam, Los Angeles, California. Hoa Kỳ
  • Thiền sư Thích Nhất Hạnh
    Thiền sư Thích Nhất Hạnh
  • Sơ tổ Minh Hải Đắc Trí Pháp Bảo của dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh
    Sơ tổ Minh Hải Đắc Trí Pháp Bảo của dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh
  • Thiền sư khai sinh dòng phái Lâm Tế Chúc Thánh
    Thiền sư khai sinh dòng phái Lâm Tế Chúc Thánh
  • Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Đạo hiệu Thích Thiện Duyên (1928 - 2021)
    Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Đạo hiệu Thích Thiện Duyên (1928 - 2021)
  • Tiểu sử Hòa thượng Huệ Đăng (1873-1953) Dịch giả Kinh Vu Lan
    Tiểu sử Hòa thượng Huệ Đăng (1873-1953) Dịch giả Kinh Vu Lan
  • Danh Tăng Việt Nam sinh vào năm Tý
    Danh Tăng Việt Nam sinh vào năm Tý
  • Pháp Âm
  • Phim Phật Giáo
  • Âm Nhạc
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Tiểu Tạng Thanh Văn - Kinh Tạp A Hàm 821
  • Ðại Nạn Trước Mắt, Quay Ðầu Là Bờ 16331
  • Khac Phuc Phien Nao Tap Khi 16502
  • Pháp Ngữ Của Thiền Sư Hư Vân P1 12768
  • Pháp Ngữ Của Thiền Sư Hư Vân P2 12349
  • Phật Học Quần Nghi - Tập 1/2 11548
  • Phật Học Quần Nghi - Tập 2/2 11519
  • An Lạc Từ Tâm 15001
  • Phật Học Vấn Đáp 01, Lý Bỉnh Nam 14937
  • Phật Học Vấn Đáp 02, Lý Bỉnh Nam 14416
  • [ Xem tất cả ]
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Buddha - Đức Phật - (tập 55/ 55): Kết thúc phim... 7671
  • Buddha - Đức Phật - (tập 54/ 55): Buddha nhập... 8327
  • Buddha - Đức Phật - (tập 53/ 55): Bữa ăn cuối... 11892
  • Buddha - Đức Phật - (tập 52/ 55): Mogalana và... 8386
  • Buddha - Đức Phật - (tập 51/ 55): Buddha cứu độ... 7974
  • Buddha - Đức Phật - (tập 50/ 55): Vua Ajātasattu... 3154
  • Buddha - Đức Phật - (tập 49/ 55): Năm pháp phá... 9648
  • Buddha - Đức Phật - (tập 48/ 55): Tinh xá... 9282
  • Buddha - Đức Phật - (tập 47/ 55): Thiếu nữ mang... 10465
  • Buddha - Đức Phật - (tập 46/ 55): Anan gặp nạn,... 9429
  • [ Xem tất cả ]
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Mừng Xuân Di Lặc 15557
  • Mùa Xuân Em Đi Lễ Chùa 15651
  • Tổng hợp Nhạc ThiềnThiền - Tĩnh Tâm - An Nhiên 14599
  • Dòng Sông Tôi Gọi Tên Em 14410
  • Một Chuyến Giả Từ 14183
  • Nối Một Nhịp Cầu 15119
  • Vẫn là Em Thơ 14739
  • Chú Cuội Dỗi Hờn 6938
  • Quê Hương Nguồn Cội 14430
  • Như Giọt Sương Đêm 15512
  • [ Xem tất cả ]

Từ điển phật giáo Từ điển phật giáo

  • Từ Điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam
  • Trích lục từ ngữ Phật học Quyển Thượng
  • Trích lục từ ngữ Phật học Quyển Hạ
  • Từ Điển Pháp Số Tam Tạng
  • Từ Điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam

lời vàng ý ngọc

  • NHỮNG CÂU ĐÁNG SUY GẪM
  • NHỮNG CÂU NÓI HAY
  • 10 điều sau là cốt lõi hạnh phúc
  • Lời hay ý đẹp
  • NHỮNG CÂU NÓI HAY VỀ CUỘC SỐNG
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (9)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (8)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (7)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (6)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (5)

thư viện sách

'Đại Tạng Kinh...
Thanh Văn Tạng Của...

lịch âm dương

Kênh truyền hình phật giáo

Nhạc Phật Giáo Truyền hình Srisambodhiuk Truyền hình Sen Việt
Truyền hình DahamgaganaTv Truyền hình Shraddha Dhamma and Meditation Internet TV
52 Bareena street, Canley Vale N.S.W 2166 Australia - Tel: (+02) 87046317
Email: chuaadida1@gmail.com - chuaadida@ymail.com
Copyright © 2014 Chùa A Di Đà. All Rights Reserved. Powered by BizMaC