• http://chuaadida.com/vu-lan/
  • http://www.
  • http://www.
  • http://www.
chuaadida.com
52 Bareena street, Canley Vale N.S.W 2166 Australia
  • Tin Phật Giáo
    • Phật Giáo Úc - Tân Tây Lan
    • Phật Giáo Với Xã Hội
    • Tin Viên Tịch & Tưởng Niệm
  • Sinh Hoạt Chùa A Di Đà
  • Phật Pháp
    • Nghi Lễ
    • Giáo Lý
    • Bồ Đề Tâm
  • Lịch Sử Phật Giáo
    • Nghiên Cứu Phật Giáo
    • Nhân - Vật
    • Phật - Bồ Tát - Thánh Chúng
    • tư liệu phật giáo
  • Tam Tạng Kinh Điển
    • Tranh Phật Giáo
    • Sách - Truyện Tích
    • Những Lời Phật Dạy
  • Chuyên Đề
    • Xuân Cửa Thiền
    • Phật Đản - An Cư
    • Vu Lan
    • Pháp Khí
  • Văn Hóa Phật Giáo
    • Thi Ca - Châm Ngôn - Sáng Tác
    • Kiến Trúc
    • Tự Viện
  • Môn Phong Pháp Phái
    • NGỮ LỤC
    • Giai Thoại Nhà Thiên
    • Tổ Sư
Thông tin liên hệ

Tel: (+02) 87046317

Email: chuaadida1@gmail.com - chuaadida@ymail.com

chuaadida.com Kính chào chư Tôn đức, Quí nam nữ Phật tử, Quí thiện trí thức gần xa, Kính chúc Qúy vị An Lành - Phát nguyện: Nổ lực tinh tấn tu hành giải thoát thân tâm khỏi vòng sanh tử. KÍNH CHÚC CHƯ TÔN ĐỨC, QUÍ NAM NỮ PHẬT TỬ, QUÍ THIỆN TRÍ THỨC, QUÍ ĐỘC GIẢ GẦN XA, THÂN TÂM AN LẠC, VẠN SỰ KIẾT TƯỜNG NHƯ Ý
Tìm
  • Trang chủ
  • Tam Tạng Kinh Điển
  • Sách - Truyện Tích

Đầu năm Hợi kể chuyện heo theo kinh điển Phật giáo

Chùa A Di Đà | 21/2/2019 | 0 Bình luận

Năm mới Kỷ Hợi đã về hơn nửa tháng. Hợi là con vật được xếp cuối cùng trong hệ 12 con giáp. Tương truyền, ngày xưa Ngọc hoàng mở đại hội, triệu tập 12 con giáp đến phân công việc. Chuột (Tý) đến sớm nhất nên đứng đầu bảng và heo (Hợi) có lẽ vì ủn ỉn, chậm chạp nên đến sau cùng phải đứng cuối bảng.


Heo là một loài vật có hình dáng tròn trịa, mũm mĩm, béo tốt, khác với loài thú dữ khác như rắn, sư tử, cọp. Trong 12 con giáp, ba con vật cuối cùng gồm gà, chó và heo có mối liên hệ gần gũi với con người hơn các con vật khác như cọp, rắn, ngựa, khỉ... Heo là một con vật mà chỉ nói đến chúng ta đã thấy gần gũi. Trong tiếng Việt hàng ngày, heo cũng thường được nhắc đến, nào là mập như heo, ngu như heo, lười như heo, ăn như heo, ngủ như heo, sướng như heo, và dơ như heo… Nói chung là muốn so sánh để diễn tả một ai đó không làm gì cả, chỉ thích hưởng thụ, nhàn nhã là nghĩ đến con heo. Nhưng thật ra heo không hề tối dạ; trái lại, heo rất thông minh, dễ dạy, ngoan hiền và thân thiện.

Theo văn hóa Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung, heo là biểu trưng của tiền bạc, phồn thịnh, sung túc, tài lộc, nên nhiều nghệ nhân đã đúc tượng heo vàng, vẽ ảnh heo treo tường, nuôi heo đất tiết kiệm làm giàu, vẽ tranh dân gian về heo để thể hiện sự chúc tụng năm mới nhiều may mắn, con cháu đông vui, sanh sôi nảy nở, phúc lộc dồi dào phong phú. Heo cũng còn là biểu tượng của vật tế lễ cúng bái như sính lễ kết hôn, đám giỗ, tạ lễ sau khi thành công ở thương trường buôn bán, sanh con, cúng tế thần linh, lễ khai trương…

Trong Phật giáo, nhất là hệ thống kinh điển Pāḷi, hình ảnh con heo ít được nhắc đến. Hiếm hoi lắm, chúng ta mới thấy nhắc đến con heo mập béo nhưng lại bị so sánh với hình ảnh một người ham ăn mê ngủ. Đức Phật dạy rằng, người thiểu trí, tham ăn, thích ngủ, ngã lăn nằm dài như con heo to mà người ta nuôi bằng thức ăn thừa - người ấy sẽ tái sanh trở đi trở lại mãi mãi triền miên.

Người ưa ngủ, ăn lớn      

Nằm lăn lóc qua lại

Chẳng khác heo no bụng

Kẻ ngu nhập thai mãi 1.

Hình ảnh con heo chính là hậu quả của việc làm bất thiện. Một hôm, Đức Thế Tôn vào thành Vương Xá (Rājagaha) khất thực, gặp một con heo nái tơ. Ngài mỉm cười, và do nhân duyên Thế Tôn cười ấy, Đại đức Ānanda đã bạch hỏi nguyên nhân. Thế Tôn liền thuật lại rằng: Vào thời Đức Phật Kakusandha, con heo tơ này là một gà mái ở gần thiền đường nọ. Gà thường chăm chú nghe một vị Tỳ-khưu niệm đề mục thiền tu chứng Tuệ giác. Chỉ nghe những âm thanh kia thôi, sau khi chết, gà mái được tái sinh vào cung vua, làm công chúa tên Ubbarī. Một hôm công chúa đi vào nhà xí, thấy đống giòi. Liền tại chỗ ấy, chăm chú quan sát đám giòi, tâm định tĩnh, cô nhập Sơ thiền. Sau khi mãn kiếp làm công chúa, cô được sanh vào dòng dõi Bà-la-môn. Từ giai cấp Bà-la-môn, do tạo nghiệp ác trong kiếp ấy, bây giờ cô lại tái sinh làm con heo nái tơ này 2. 

Tuy trong hệ thống Chánh tạng không nhắc đến hình ảnh con heo nhiều, nhưng trong các mẩu chuyện tiền thân (Jātaka) thuộc hệ thống Chú giải (Aṭṭhakathā) có nhiều mẩu chuyện về tiền kiếp của Đức Bồ-tát nói đến hình ảnh những chú heo thông minh, tài trí, biết tri ân…

Điển hình là chú heo của người thợ mộc trong câu chuyện sau đây. Khi ấy, có người thợ mộc cứu một con heo rừng con bị rớt xuống hố. Ông đem về nuôi và đặt cho tên Tacchasūkara (heo rừng của thợ mộc). Heo lớn lên, nó thường giúp ông trong công việc hàng ngày như lấy cái cưa, cái đục, cái bào cho ông dùng. Lúc heo đủ lớn, thợ mộc thả heo về rừng. Heo về rừng họp bầy với heo rừng khác. Bầy heo thường bị cọp rượt bắt mỗi ngày. Tacchasūkara liền lập kế, cho đào hố và huấn luyện bầy heo đối phó với cọp. Dưới sự chỉ huy của Tacchasūkara, bầy heo chiến thắng cọp. Diệt trừ cọp xong, bầy heo nghĩ đến việc trừ tên đạo sĩ giả danh từng lợi dụng cọp bắt heo để ông có thịt ăn. Bầy heo đến nơi trú ẩn của đạo sĩ. Tên đạo sĩ giả danh sợ hãi leo lên cây sung, nhưng không thoát khỏi vì bầy heo ủi lật gốc sung. Ông rớt xuống và bị bầy heo xé xác. Do chiến thắng ấy, Tacchasūkara được bầy heo tôn làm vua ngay dưới gốc cây sung 3. 

Một câu chuyện khác. Khi ấy, Đức Bồ-tát sanh làm con sư tử sống trong một hang động trên Tuyết Sơn. Trên bờ hồ gần động ấy có nhiều heo rừng và ẩn sĩ sinh sống. Một hôm, sau khi ăn xong, sư tử xuống hồ uống nước. Thấy con heo rừng to, sư tử nghĩ thầm nên tránh nó để hôm sau dễ bắt nó ăn thịt hơn. Heo rừng thấy vậy tưởng sư tử sợ mà tránh mình nên ngẩng đầu lên thách thức. Sư tử liền hứa rằng: hai bên sẽ tranh tài vào tuần sau. Heo rừng mừng lắm, đi khoe với dòng họ mình. Khi nghe tin ấy, bà con heo hoảng sợ dùm cho nó và khuyên nó nên đến bãi phân của các nhà tu khổ hạnh, lăn lộn trên phân trong bảy ngày, phơi cho khô, đến ngày thứ bảy tắm ướt, và khi đến chỗ hẹn đứng trên đầu gió. Heo làm y lời khuyên. Sư tử gặp heo, ngửi mùi hôi từ thân heo và bỏ đi vì sư tử có tánh ưa sạch. Nhờ đó mà heo được thoát chết 4.  Con heo rừng ở câu chuyện này vì tánh ngạo mạn và không biết lượng sức mình nên chút nữa là phải nộp mạng cho sư tử.

Tiếp, chuyện kể rằng: Thuở xưa, có hai chú heo con bị heo mẹ bỏ rơi được một bà già đem về nuôi như con. Bà đặt con heo anh tên là Mahātuṇḍila và con heo em tên là Cullatuṇḍila. Một hôm, bà già bị bọn nhậu đến gạ bán heo; bà không chịu bán nên bọn chúng dụ bà uống say rồi định bắt heo em Cullatuṇḍila. Hoảng sợ, Cullatuṇḍila chạy đến anh và được anh nói rằng số phận heo là bị xẻ thịt, vậy em hãy can đảm nhận lấy cái chết của mình. Trong khi heo anh khuyên heo em như người vậy, dân chúng hiếu kỳ trong kinh thành Bārāṇasī kéo đến xem đông nghẹt. Vua Bārāṇasī tôn kính mời heo anh lên vương tọa, ban cho bà cụ nhiều vinh hiển, và truyền tắm hai chú heo với nước tẩm hương, mặc lễ phục, trang điểm vàng ngọc trên cổ, ban cho địa vị như các vương tử. Vì thế, vua bảo vệ hai chú heo với một đoàn quân hộ tống đông đảo. Sau đó nhà vua nhận hai chú heo làm dưỡng tử 5.

Ngoài những câu chuyện về chú heo lanh trí, còn có những chú heo ngây ngô, dễ thương và phải nhờ đến sự trợ giúp của người khác. Khi ấy, Đức Bồ-tát sanh làm ẩn sĩ sống trên Tuyết Sơn. Gần chòi lá của ngài là cái hang thủy tinh, trong ấy có 30 con heo rừng sanh sống. Lúc ấy, có con sư tử lai vãng quanh hang nên bóng của nó phản chiếu lên thủy tinh làm bầy heo lo sợ ăn ngủ không yên. Bầy heo bèn đem bùn trét để thủy tinh hết phản chiếu, nhưng lông heo cọ xát làm thủy tinh chiếu sáng hơn. Bầy heo không biết phải tính sao, liền đến hỏi vị ẩn sĩ kia cách nào để làm dơ bẩn thủy tinh. Bồ-tát hướng dẫn bầy heo nên dời đi nơi khác thì sẽ an toàn và không phải lo sợ nữa 6.

Chỉ một số hình ảnh về heo trong kinh điển Pāḷi kể cả Chánh tạng và Chú giải nhưng đã cho chúng ta thấy được hình ảnh chú heo cũng rất dễ thương, lanh trí và nhất là đặc tính ham ăn, mê ngủ. Ngoài hệ thống kinh điển, Trư Bát Giới trong bộ tiểu thuyết Tây du ký mang thân hình người với khuôn mặt con lợn đã đi vào lòng người hâm mộ bao thế hệ. Lão Trư là hậu kiếp của Thiên Bồng Nguyên soái nhưng phạm sai lầm nên bị đày xuống trần và đi theo Đường Tăng để thỉnh kinh. Tên của Bát Giới chính là Trư Ngộ Năng do Quan Thế Âm Bồ-tát đặt cho, nghĩa là: cần giác ngộ, thấy rõ và chiến thắng bản năng phàm tục của mình. Tam Tạng đặt tên là Bát Giới với ý nghĩa là Tám ranh giới bị kiềm chế, vậy mà lão Trư nhà ta luôn vi phạm vào những điều giới ấy. Bát Giới cũng luôn đẩy những người đồng hành vào rắc rối bởi sự lười biếng, thói háu ăn và háo sắc.

Tóm lại, heo là con vật thuộc 12 con giáp, rất thân thiện và gần gũi với con người. Nó sướng nhất vì chỉ ăn và ngủ, không lo lắng điều gì. Loài heo vốn nhàn nhã, vô tư, không lo nghĩ, phúc lộc nên mọi người quan niệm năm Hợi sẽ mang nhiều niềm vui, vận may, tụ tài lộc, lợi nhuận sung túc, thoải mái cả tinh thần và vật chất đến với mọi người. Tết đến, năm mới Kỷ Hợi sắp về, chúc mọi người một cuộc sống nhàn nhã, không lo lắng, chẳng bận lòng, luôn thuận duyên trong cuộc sống và an lạc trong Chánh pháp.

----------------------

1  Pháp cú kinh, kệ 325 (Dhp.325).

2 Chú giải Pháp cú, câu chuyện Con heo nái tơ (DhpA.iv.47).

3 Chuyện Bổn sanh, Heo rừng Taccha – Tacchasūkarajātaka (J.492; JA.iv.342ff). Chuyện Bổn sanh, Con heo rừng của người thợ mộc - Vaḍḍhakīsūkarajātaka (J.283; JA.ii.403ff) cũng có nội dung câu chuyện tương tự như vậy.

4 Chuyện Bổn sanh, Con heo rừng – Sūkarajātaka (J.153; JA.ii.9ff).

5 Chuyện Bổn sanh, Con heo Tuṇḍila - Tuṇḍilajātaka (J.388; JA.iii.286ff).

6 Chuyện Bổn sanh, Ngọc Ma-ni và heo rừng - Maṇisūkarajātaka (J.285; JA.ii.415ff).

Tác giả:  Bhik.Samādhipuñño Định Phúc

Bài Liên Quan:

  • Tứ đại thiên vương
  • Chuyện gà trong kinh Phật
  • Con heo cầm tinh, con heo nghiệp báo, và con heo nghĩa tình
  • Truyền Thuyết về Con Lợn, vị trí, ý nghĩa của con Lợn trong Mười hai Con Giáp

các bài khác

  • Truyện tích: Tài sản chân thật 13/12/2016
  • Về truyện tu tại gia trong sách Cổ học tinh hoa 27/9/2014
  • Sách mới: Chùa Việt Nam Hải Ngoại 13/9/2014
  • Khắc Phục Hai Mươi Việc Khó Làm Của Đời Người 4/9/2014
  • Sống đạo giữa đời thường 3/9/2014
  • HOÀNG TỬ KHÉO NÓI VÀ CON THỦY QUÁI 17/5/2023
  • TÌM CON SUỐI MỚI 17/5/2023
  • ĐAU MẮT 7/12/2022
  • VUI TRONG ĐAU KHỔ 7/12/2022
  • MỘT LÒNG VÌ ĐẠO 22/11/2022
CẢM NHẬN CỦA BẠN

Gửi cảm nhận - Vui lòng điền đầy đủ thông tin

Họ tên *
Email *
Nội dung *
Mã bảo vệ *
  
Khoá An Cư Kiết Hạ Năm Quý Mão – 2023 của Giáo Hội Phật Giáo Úc Châu

Khóa An cư Kiết hạ lần thứ 21 năm nay của Giáo Hội, sẽ được tổ chức tại : THIỀN LÂM PHÁP...

Xem chi tiết

  • Tin xem nhiều
  • Phản hồi
Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch
Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch

28/9/2014
Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân
Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân

31/10/2014
Đây có phải hình ảnh ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI không?
Đây có phải hình ảnh ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI không?

5/9/2014
Lời Đức Phật (Kinh Pháp Cú)
Lời Đức Phật (Kinh Pháp Cú)

27/8/2014
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

6/8/2014
Đức Thế Tôn Mâu Ni là bậc đại hiếu
Đức Thế Tôn Mâu Ni là bậc đại hiếu

6/11/2014
Đức Phật A Di Đà và năm vị Bồ tát
Đức Phật A Di Đà và năm vị Bồ tát

6/8/2014
LƯỢC SỬ THÀNH LẬP CHÙA A DI ĐÀ
LƯỢC SỬ THÀNH LẬP CHÙA A DI ĐÀ

9/9/2014
Toàn cảnh Chùa A Di Đà
Toàn cảnh Chùa A Di Đà

9/9/2014
Niên đại xuất gia, thành đạo đức Bổn Sư Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập
Niên đại xuất gia, thành đạo đức Bổn Sư Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập

12/12/2014
Tran van Thịnh
8/4/2023

Danh sách thiền tự ở Úc trong bài viết về thiền sư Thích Thanh Từ cần bổ sung thêm thiền đường Võ ưu địa chỉ 6 Fraizer st Canley valve NSW

Cao Thị Huyền
14/1/2023

Tác giả của bài này là một ác quỷ. Dám xuyên tạc, mỉa mai bậc Chân sư thì chỉ có thể là tay sai hoặc quyến thuộc của ma vương mà thôi. Loại này giống như Đề Bà Đạt Đa mưu hại Đức Phật nên sẽ phải chịu hàng nghìn thậm chí hàng triệu kiếp tan xương nát thịt ở dưới ngục hình tối tăm

Huỳnh Việc Trung
24/7/2022

Tấm này theo mình thì hoàn toàn không phải. Theo mình biết thì bên Thái Lan có một vị đại sư tên là Luang Phor Thuad, các bạn có thể search tên sư trên google. Khi sinh ra đã có nhiều điềm lành, sư có nhiều thần thông. Mình có xem nhiều bức ảnh của sư trên mạng, mình thấy sư rất đẹp, khuông mặt từ bi, quang minh,rực rỡ. Mình nghe đồn sư là bồ tát bất thoái chuyển, đã đạt được Pháp Thân nên thân thể sư rất đẹp. Một vị bồ tát thôi là đã đẹp đẽ như vậy, mang nét đẹp xuất thế gian, huống chí là đức Phật người đã đạt được giác ngộ rốt ráo. Đức Phật sẽ đẹp hơn vậy gấp trăm nghìn lần, nên hiển nhiên cái bức ảnh trên kia không phải ảnh Phật! Bạn nào muons tìm hiểu về sư Luang Phor Thuad thì search là "Luang Phor Thuad","Luang Phor Thuad wax","Luang Phor Thuad statue". Hình ảnh của Sư dù ở hình thức nào, tranh vẽ, tượng hay tượng sáp đều rất đẹp. Nếu ai là đệ tử chân chính của đức Phật thì nên tìm hiểu về sư, ngắm ảnh sư,thật hiếm hoi và quý giá mấy được ngắm ảnh mọt vị bồ tát đẹp đẽ như vậy.

Nguyễn Đạt Niệm
11/4/2022
PHẬT ĐẢN LÀ LỄ HỘI TÔN GIÁO TOÀN CẦU THẾ GIỚI ĐƯƠC LIÊN HIỆP QUỐC TÔN VINH .THÌ GHPG VN HIỆN TẠI PHẢI CÓ CHỈ ĐẠO THỐNG NHẤT TỪ CẤP TRUNG ƯƠNG ĐẾN ĐỊA PHƯƠNG CÁC CẤP GH CŨNG NHƯ CÁC TỰ VIỆN CẢ NƯỚC PHẢI THỰC HIỆN NGHIÊM TÚC TỔ CHỨC TẤT CẢ ĐỀU HƯỚNG VÊ CÚNG DƯỜNG NGÀY PHẬT ĐẢN SINH. GH KHÔNG ĐỊNH HƯỚNG CHO NGÀY PHẬT ĐẢN THÌ GH VỊ CHỦ TỊCH HĐTS PHẢI CHỈ ĐẠO CHO CÁC CẤP GH BẰNG CÔNG VĂN THÔNG BẠCH CHO KỊP MỪNG PHẬT ĐẢN SẮP ĐẾN..
Cuong Nguyen Lam
11/4/2022
Cảm ơn tác giả đã nói lên đúng thực trạng của PG, thật ra hàng Phật tử rất mong mỏi được sống trong không khí Rước Phật trên phố mà giờ đây lại cắt cả lễ Đài ...Trong khi đó lễ Noel không một thông bạch nào từ Hội đồng Giám mục Việt Nam mà chỉ có vị linh mục viết thư đến Học sinh và giáo chức ..nội dung khuyên giáo dân giới thiệu Lễ Niel đến với các bạn và đồng nghiệp của mình. Còn của PG ra văn bản tổ chức lễ Phật Đản ...đôi lúc thiếu cụm từ tổ chức xe Rước Phật và kiệu Phật thì các đơn vị PG tổ chức có nơi bị chính quyền đưa ra bản thông bạch không có nói đến rồi gây khó khăn cho việc tổ chức xe Rước Phật...Chưa kể có năm ở Đăk Lăk, hay huyện Hóc Môn_ TP HCM bị cấm cả trwo cờ PG quanh các con đường quanh chùa. Trong khi đó Noel họ treo đèn, làm hang đá ra đường đầu hẻm và cờ rợp trời mà có ai cấm đâu?
Trọng Tín
11/4/2022
Nên đấu tranh cho ngày phật đản là quốc lễ ... ngày đó toàn dân bắt buộc nghe thuyết pháp...
Tran Le Duyen
24/2/2022

A Di Da Phat Kinh Thua Yeu cau Update dia chi tren mang

Phước mỹ
5/2/2022

Tôi đồng quan ý kiến của bạn, hình này cần phải kiểm chứng lại nguồn gốc, hình này không giống như lời Phật dạy trong kinh điển. Chúng ta không nên phổ biến.

Nguyễn vih
26/1/2022
Tôi cảm thấy rất biết ơn
Thích Kà Khịa
17/1/2022

Sai. Phật và Chúa luôn khuyên các môn đồ điều đúng đắn nhất. Dù bất cứ tôn giáo nào cũng dạy hay điều phải. Bài viết đang chia rẻ tôn giáo . Đáng buồn

hình ảnh hình ảnh

» Xem tất cả

Huý Nhật Năm Thứ 27 Phật Tử Tâm Biên 10,11.4 Quý Mão (5.2023)
Huý Nhật Năm Thứ 27 Phật Tử Tâm Biên 10,11.4 Quý Mão (5.2023) (136 hình)
Mừng tuổi Thân Mẫu 91 tuổi đầu xuân Quý Mão (25.1.2023)
Mừng tuổi Thân Mẫu 91 tuổi đầu xuân Quý Mão (25.1.2023) (54 hình)
Lễ Khai Mạc & Cúng Quá Đường: Khóa An Cư Kiết Đông PL.2566 - DL. 2022 tại Tu Viện Quảng Đức
Lễ Khai Mạc & Cúng Quá Đường: Khóa An Cư Kiết Đông PL.2566 - DL. 2022 tại Tu Viện Quảng Đức (98 hình)
Bế mạc KHOÁ AN CƯ KIẾT HẠ PL. 2566 - DL 2022 CỦA TĂNG ĐOÀN PHẬT GIÁO TIỂU BANG SYDNEY
Bế mạc KHOÁ AN CƯ KIẾT HẠ PL. 2566 - DL 2022 CỦA TĂNG ĐOÀN PHẬT GIÁO TIỂU BANG SYDNEY (40 hình)
Lẽ Phật Đản PL.2566 nội bộ Chùa A Di Đà 14.4 Nhâm Dần - 2022
Lẽ Phật Đản PL.2566 nội bộ Chùa A Di Đà 14.4 Nhâm Dần - 2022 (37 hình)
Huý Nhật Năm Thứ 26 Phật Tử Tâm Biên 10,11.4 Nhâm Dần (5.2022)
Huý Nhật Năm Thứ 26 Phật Tử Tâm Biên 10,11.4 Nhâm Dần (5.2022) (166 hình)

Chân Dung Tăng Già Chân Dung Tăng Già

  • Tiểu sử Hòa thượng Thích Trí Độ (1894 – 1979)
    Tiểu sử Hòa thượng Thích Trí Độ (1894 – 1979)
  • ĐỨC ĐỆ NHẤT TĂNG THỐNG GHPGVNTN
    ĐỨC ĐỆ NHẤT TĂNG THỐNG GHPGVNTN
  • Tiểu sử Hòa thượng Tánh Thiên Nhất Định
    Tiểu sử Hòa thượng Tánh Thiên Nhất Định
  • Tiểu sử Hòa Thượng Thích Như Minh, Trụ Trì Chùa Việt Nam, Los Angeles, California. Hoa Kỳ
    Tiểu sử Hòa Thượng Thích Như Minh, Trụ Trì Chùa Việt Nam, Los Angeles, California. Hoa Kỳ
  • Thiền sư Thích Nhất Hạnh
    Thiền sư Thích Nhất Hạnh
  • Sơ tổ Minh Hải Đắc Trí Pháp Bảo của dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh
    Sơ tổ Minh Hải Đắc Trí Pháp Bảo của dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh
  • Thiền sư khai sinh dòng phái Lâm Tế Chúc Thánh
    Thiền sư khai sinh dòng phái Lâm Tế Chúc Thánh
  • Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Đạo hiệu Thích Thiện Duyên (1928 - 2021)
    Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Đạo hiệu Thích Thiện Duyên (1928 - 2021)
  • Tiểu sử Hòa thượng Huệ Đăng (1873-1953) Dịch giả Kinh Vu Lan
    Tiểu sử Hòa thượng Huệ Đăng (1873-1953) Dịch giả Kinh Vu Lan
  • Danh Tăng Việt Nam sinh vào năm Tý
    Danh Tăng Việt Nam sinh vào năm Tý
  • Pháp Âm
  • Phim Phật Giáo
  • Âm Nhạc
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Ðại Nạn Trước Mắt, Quay Ðầu Là Bờ 15299
  • Khac Phuc Phien Nao Tap Khi 15586
  • Pháp Ngữ Của Thiền Sư Hư Vân P1 11782
  • Pháp Ngữ Của Thiền Sư Hư Vân P2 11609
  • Phật Học Quần Nghi - Tập 1/2 10795
  • Phật Học Quần Nghi - Tập 2/2 10477
  • An Lạc Từ Tâm 14248
  • Phật Học Vấn Đáp 01, Lý Bỉnh Nam 14004
  • Phật Học Vấn Đáp 02, Lý Bỉnh Nam 13517
  • Phật Học Vấn Đáp 03, Lý Bỉnh Nam 12614
  • [ Xem tất cả ]
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Buddha - Đức Phật - (tập 55/ 55): Kết thúc phim... 6844
  • Buddha - Đức Phật - (tập 54/ 55): Buddha nhập... 7554
  • Buddha - Đức Phật - (tập 53/ 55): Bữa ăn cuối... 11003
  • Buddha - Đức Phật - (tập 52/ 55): Mogalana và... 7618
  • Buddha - Đức Phật - (tập 51/ 55): Buddha cứu độ... 7067
  • Buddha - Đức Phật - (tập 50/ 55): Vua Ajātasattu... 1839
  • Buddha - Đức Phật - (tập 49/ 55): Năm pháp phá... 8274
  • Buddha - Đức Phật - (tập 48/ 55): Tinh xá... 8244
  • Buddha - Đức Phật - (tập 47/ 55): Thiếu nữ mang... 9465
  • Buddha - Đức Phật - (tập 46/ 55): Anan gặp nạn,... 8351
  • [ Xem tất cả ]
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Mừng Xuân Di Lặc 14540
  • Mùa Xuân Em Đi Lễ Chùa 13669
  • Tổng hợp Nhạc ThiềnThiền - Tĩnh Tâm - An Nhiên 13622
  • Dòng Sông Tôi Gọi Tên Em 13390
  • Một Chuyến Giả Từ 13213
  • Nối Một Nhịp Cầu 14093
  • Vẫn là Em Thơ 13620
  • Chú Cuội Dỗi Hờn 6094
  • Quê Hương Nguồn Cội 13240
  • Như Giọt Sương Đêm 14693
  • [ Xem tất cả ]

Từ điển phật giáo Từ điển phật giáo

  • Từ Điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam
  • Trích lục từ ngữ Phật học Quyển Thượng
  • Trích lục từ ngữ Phật học Quyển Hạ
  • Từ Điển Pháp Số Tam Tạng
  • Từ Điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam

lời vàng ý ngọc

  • NHỮNG CÂU ĐÁNG SUY GẪM
  • NHỮNG CÂU NÓI HAY
  • 10 điều sau là cốt lõi hạnh phúc
  • Lời hay ý đẹp
  • NHỮNG CÂU NÓI HAY VỀ CUỘC SỐNG
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (9)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (8)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (7)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (6)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (5)

thư viện sách

Tổng Quan về Nghiệp...
Gương Thiền (Tthiền...

lịch âm dương

Kênh truyền hình phật giáo

Nhạc Phật Giáo Truyền hình Srisambodhiuk Truyền hình Sen Việt
Truyền hình DahamgaganaTv Truyền hình Shraddha Dhamma and Meditation Internet TV
52 Bareena street, Canley Vale N.S.W 2166 Australia - Tel: (+02) 87046317
Email: chuaadida1@gmail.com - chuaadida@ymail.com
Copyright © 2014 Chùa A Di Đà. All Rights Reserved. Powered by BizMaC