• http://www.
  • http://www.
  • http://www.
chuaadida.com
52 Bareena street, Canley Vale N.S.W 2166 Australia
  • Tin Phật Giáo
    • Phật Giáo Úc - Tân Tây Lan
    • Phật Giáo Với Xã Hội
    • Tin Viên Tịch & Tưởng Niệm
  • Sinh Hoạt Chùa A Di Đà
  • Phật Pháp
    • Nghi Lễ
    • Giáo Lý
    • Bồ Đề Tâm
  • Lịch Sử Phật Giáo
    • Nghiên Cứu Phật Giáo
    • Nhân - Vật
    • Phật - Bồ Tát - Thánh Chúng
  • Tam Tạng Kinh Điển
    • Tranh Phật Giáo
    • Sách - Truyện Tích
    • Những Lời Phật Dạy
  • Chuyên Đề
    • Xuân Cửa Thiền
    • Phật Đản - An Cư
    • Vu Lan
    • Pháp Khí
  • Văn Hóa Phật Giáo
    • Thi Ca - Châm Ngôn - Sáng Tác
    • Kiến Trúc
    • Tự Viện
  • Môn Phong Pháp Phái
    • NGỮ LỤC
    • Giai Thoại Nhà Thiên
    • Tổ Sư
Thông tin liên hệ

Tel: (+02) 87046317

Email: chuaadida1@gmail.com - chuaadida@ymail.com

chuaadida.com Kính chào chư Tôn đức, Quí nam nữ Phật tử, Quí thiện trí thức gần xa, Kính chúc Qúy vị An Lành - Phát nguyện: Nổ lực tinh tấn tu hành giải thoát thân tâm khỏi vòng sanh tử. KÍNH CHÚC CHƯ TÔN ĐỨC, QUÍ NAM NỮ PHẬT TỬ, QUÍ THIỆN TRÍ THỨC, QUÍ ĐỘC GIẢ GẦN XA, THÂN TÂM AN LẠC, VẠN SỰ KIẾT TƯỜNG NHƯ Ý
Tìm
  • Trang chủ
  • Môn Phong Pháp Phái
  • Giai Thoại Nhà Thiên

Thiền sư Vạn Hạnh giúp vua giành đại nghiệp, rồi như sương, như gió về Trời

Chùa A Di Đà | 10/8/2017 | 0 Bình luận

Là “cố vấn chính trị” của triều đại Lê và Lý, thiền sư Vạn Hạnh còn nổi tiếng với những lời sấm truyền. Tên Vạn Hạnh sau này được gắn với viện đại học tư thục Phật giáo, tên đường để tưởng nhớ về thiền sư có nhiều công lao với đất nước.


Tượng thiền sư Vạn Hạnh

Thiền sư gắn với lời sấm truyền

Vạn Hạnh (938-1018?) vốn người họ Nguyễn, quê ở làng Cổ Pháp (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Ông sinh ra trong một gia đình nhiều đời thờ Phật. Từ nhỏ, đã thông minh khác thường, coi khinh công danh phú quý.

Năm 21 tuổi, ông xuất gia dưới sự hướng dẫn của thiền sư Thiền Ông tại chùa Lục Tổ. Vạn Hạnh là người chăm chỉ đèn sách. Ông chuyên tâm tu về các loại thiền, đặc biệt là tập kinh Tổng trì tam ma địa, lấy đó làm sự nghiệp. Sau này hễ ông nói lời gì đều được thiên hạ cho là phù sấm…

Mặc dù là người tu hành nhưng mỗi khi cần Vạn Hạnh đều có cao kiến giúp cho triều đình. Vua Lê Đại Hành rất tôn kính ông. Mùa thu năm Canh Thìn 980, Tri Ung châu là Thái thường bác sĩ Hầu Nhân Bảo của nhà Tống mang quân sang đóng ở gò Tử Cương, núi Giáp Lãng định xâm chiếm nước Đại Cồ Việt, vua Lê Đại Hành triệu ông vào hỏi nếu đánh thì thắng hay bại. Ông đáp: “Chỉ trong ba, bẩy ngày giặc tất phải lui…”. Lời nói này về sau đã ứng nghiệm.

Trong triều đình, Đỗ Ngân muốn mưu hại thiền sư. Đoán được ý đồ, Vạn Hạnh bèn đưa cho hắn bài kệ:

Thổ mộc tương sinh cấn bạn câm,

Vi hà mưu ngã uấn linh khâm.

Đương thời ngũ khẩu thu tâm tuyệt,

Chân chí vị lai bất hận tâm.

(Thổ mộc sinh ra cẩn cạnh căm,

Thù ta toan định sẵn mưu ngầm,

Tăng này biết chuyện lòng buồn dứt,

Cả đến mai sau chẳng oán thầm!).

Chính vì thế nên Đỗ Ngân sợ, không dám tiếp tục mưu hại ông nữa.

Giúp vua Lý Công Uẩn lên ngôi

Năm Tân Tị 981, Thiền sư Vạn Hạnh được người bạn trụ trì tại chùa Cổ Pháp, gửi gắm người con nuôi lúc đó mới 7 tuổi là Lý Công Uẩn. Thiền sư sớm nhìn ra trong đứa trẻ phi thường này mầm mống của một danh nhân.

Theo sách Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, ông đã từng nhận xét về Lý Công Uẩn: “Người này không phải tầm thường, mai sau tất làm chúa cả nước”. Chính nhờ sự giúp đỡ của ông mà Lý Công Uẩn khi lớn lên đã vào kinh đô Hoa Lư làm quan cho nhà Tiền Lê, lên tới chức Điện tiền quân. Sau đó, Lý Công Uẩn được giữ chức Thân Vệ trong triều.

Sau khi vua Lê Đại Hành băng hà năm Ất Tị 1005, Lê Long Đĩnh lên ngôi. Dù tuổi còn trẻ nhưng vua đã tỏ ra rất bạo ngược hoang dâm nên lòng người chán ghét vô cùng. Cũng đúng giai đoạn đó tại nhiều nơi đã xuất hiện những điềm lạ lùng.

Thiền sư Vạn Hạnh khi ấy mới nói với Thân vệ Lý Công Uẩn rằng: “Gần đây tôi thấy nhiều lời sấm lạ báo hiệu nhà Lê phải mất mà nhà Lý tất phải lên thay. Người họ Lý rất nhiều, nhưng không ai khoan từ nhân đức bằng ông, đương nắm binh quyền trong tay lại được lòng dân chúng.

Người đứng đầu muôn dân chẳng phải Thân vệ còn ai đương nổi. Tôi đã hơn 70 tuổi rồi, mong được thư thả hãy chết để xem đức hóa của ông ra thế nào. Tôi chỉ ân hận không kịp thấy đời thịnh trị mà thôi...”.

Vì câu nói này, Lý Công Uẩn đã bảo người anh đem thiền sư Vạn Hạnh giấu ở Tiêu Sơn tránh lộ thiên cơ. Thiền sư Vạn Hạnh biết sức mạnh của lòng dân nên đã đưa ra nhiều câu sấm truyền vận động tâm lý giúp cho Thân vệ Lý Công Uẩn tiến gần hơn tới cơ hội đế vương của mình.

“Bấy giờ điềm lạ xuất hiện nhiều nơi, như xoáy lông trên lưng con chó trắng  ở Viện Hàm Toại chùa Ứng Thái Tâm, châu Cổ Pháp có hình chữ Thiên tử, cây gạo bị sét đánh để lại vết tích chữ viết xung quanh mộ Hiền Khánh đại vương ban đêm nghe tiếng tụng kinh râm ran, cây đa ở chùa Song Lâm có vết sâu ăn hình chữ “quốc”... sư đều biện giải được, tất cả đều hợp với điềm Lê suy Lý thành”.

Khi Lý Công Uẩn lên ngôi, Thiền sư dù đang ở chùa Lục Tổ nhưng biết trước sự việc nói với người chú và người bác của Lý Công Uẩn: “Thiên tử đã băng hà, Lý Thân vệ đang ở nhà. Người nhà Thân vệ túc trực trong thành nội có hàng ngàn. Nội trong ngày, Thân vệ ắt sẽ được thiên hạ”.

Thiền sư Vạn Hạnh là một trong những người có công thuyết phục vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Đại La, khai sinh ra kinh thành Thăng Long với một truyền thuyết đầy lãng mạn về sức vươn lên như rồng thiêng của đất nước.

Ông cũng là người thảo ra lời chiếu dời đô hào sảng, nhấn mạnh rằng, đất Đại La “ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam, Bắc, Đông, Tây, tiện nghi núi sông sau trước, vùng đất ấy rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ vì thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tốt tươi và phồn thịnh!”.

Vua Lý Thái Tổ rất sùng mộ Thiền sư Vạn Hạnh và phong ông làm Quốc sư. Tuy nhiên, ngày thường, ông vẫn ở trong chùa. Chỉ những khi  quốc gia hữu sự có lời vua mời thì ông mới vào triều giúp ý kiến cho vua rồi trở về chùa.

Ngày 15/5 năm Mậu Ngọ 1018, thiền sư không bệnh nhưng đã linh cảm trước được kết cục đang gần, đã gọi các đệ tử đến và đọc cho nghe bài kệ:

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô

Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô

Nhậm vận thịnh suy vô bố úy

Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.

(Nhà thơ Hồng Thanh Quang dịch thoát:

Thân mình, có lại thành không,

Xuân cây tươi thắm, sang đông não nề.

Đã tu muôn sự vô vi,

Như sương trên cỏ, thịnh suy tĩnh lòng…

Thấy các đệ tử thương khóc, Thiền sư bảo rằng: “Các con muốn ta đi về đâu? Ta không lấy chỗ trụ để trụ và cũng không nương vào chỗ không trụ để trụ”.

Sau khi Thiền sư qua đời, vua Lý Thái Tổ và tất cả triều thần nhà Lý đến làm lễ Trà tỳ, thỉnh xá lợi của ông về thờ tại chùa Tiêu Sơn (Bắc Ninh).

Tác giả: Trịnh Ninh (tổng hợp)

Bài Liên Quan:

  • Cái thấy từ bên trong
  • Tự che tự độ
  • Tâm Cảnh
  • Đánh Vỡ Bát
  • Cảm Hóa
  • Phải làm sao khi đối mặt với lời phỉ báng?
  • Lời đối đáp giữa Tổ Hàn Sơn và Thập Đắc
  • Hành trạng Tổ Quy Sơn Linh Hựu
  • Chuyện tiền thân Tô Đông Pha và thiền sư Phật Ấn
  • Những lời tiên tri chính xác của các thiền sư Việt

các bài khác

  • Thiền sư Chân Nguyên – bậc thầy hoằng pháp lỗi lạc 8/12/2019
  • Đánh răng đều đặn tốt cho tim mạch 8/12/2019
  • Long trọng lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Học viện Phật giáo VN tại TP Sài Gòn 8/12/2019
  • Nhẫn nại trước khen chê 8/12/2019
  • Trong Phật giáo Thiền sư, Luật sư, Pháp sư là gì? 7/12/2019
  • Làm sao để phân biệt được Phật, Bồ Tát, hay Ma cảnh đến tiếp dẫn lúc lâm chung? 7/12/2019
  • Muốn nhận phúc, trước tiên phải biết tạo phúc cho người khác 7/12/2019
  • Phật viện Đồng Dương đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt 7/12/2019
  • Pakistan: Phát Triển Tuyến Đường Phật Giáo 6/12/2019
  • KHẢO SÁT CÁC BÀI KỆ TRUYỀN THỪA PHÁP DANH CỦA PHẬT GIÁO ĐÀNG TRONG 6/12/2019
CẢM NHẬN CỦA BẠN

Gửi cảm nhận - Vui lòng điền đầy đủ thông tin

Họ tên *
Email *
Nội dung *
Mã bảo vệ *
  
Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu Kỳ 19 tại Thủ Đô Canberra

Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 19 sẽ được tổ chức từ 27-31/12/2019 tại Capital Country Holiday...

Xem chi tiết

  • Tin xem nhiều
  • Phản hồi
Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân
Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân

31/10/2014
Đây có phải hình ảnh ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI không?
Đây có phải hình ảnh ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI không?

5/9/2014
Đức Thế Tôn Mâu Ni là bậc đại hiếu
Đức Thế Tôn Mâu Ni là bậc đại hiếu

6/11/2014
Lời Đức Phật (Kinh Pháp Cú)
Lời Đức Phật (Kinh Pháp Cú)

27/8/2014
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

6/8/2014
Đức Phật A Di Đà và năm vị Bồ tát
Đức Phật A Di Đà và năm vị Bồ tát

6/8/2014
LƯỢC SỬ THÀNH LẬP CHÙA A DI ĐÀ
LƯỢC SỬ THÀNH LẬP CHÙA A DI ĐÀ

9/9/2014
Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch
Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch

28/9/2014
Toàn cảnh Chùa A Di Đà
Toàn cảnh Chùa A Di Đà

9/9/2014
Niên đại xuất gia, thành đạo đức Bổn Sư Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập
Niên đại xuất gia, thành đạo đức Bổn Sư Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập

12/12/2014
Nguyễn Văn khoa
25/11/2019
Đứng trên bục giảng nói như thế có vì phạm quí định nhà giáo không sao không thấy cơ quan chủ quản ô DND có hình thức xử lý, về cách nhìn của về trẻ mồ côi và CON NUÔI CHẢ MẸ, thể hiện đạo lý làm người quá kém chứ đừng nói làm thầy, Ở ĐÂY TÔI CHỈ NÓI đạo làm người thôi,,,
tonydo
10/11/2019
Theo dòng LT Nguyên thiều chứ Pháp danh phải trên chử Pháp Huý ;lẻ ra như thế nầy:thượng TRÍ hạ QUANG huý Nhựt Quang hiệu Thiền Minh Trưởng Lảo Tỳ Kheo GL
NGUYEN TRUNG HANH
31/10/2019
KHONG CHAP CAU NOI CUA TIEN SI MA tang ni phai tu tinh tan hon . co mot so tang ni lam sai minh tu la anh em phai cung chiu va sam hoi nghiep chuong cua tang doan
Nguyễn Thị Hường
31/10/2019
Xin chào, tôi rất thích bài " Tu tâm và Tu tướng" nhưng có một đoạn tôi không hiểu rõ lắm : "Bồ tát diệt độ được vô lượng vô biên chúng sinh, nhưng không có chúng sinh nào được diệt độ....." Xin hoan hỉ giải thích. Xin cảm ơn.
Lê Thu Hương
27/10/2019
Thưa quý bạn !!!! Tôi thấy trong kinh Nhân quả ba đời do giáo hội Phật giáo VN ấn hành như sau : https://phatgiao.org.vn/chu-giai-kinh-nhan-qua-ba-doi-p1-d26679.html Trong đó có câu : “1. Đời nay làm quan do nhân gì? Kiếp trước biết bố thí cúng dường, Trang nghiêm tượng Phật bằng vàng ròng. 2. Đời nay hưởng phước sang giàu Quan quyền thế lực muôn người kính tin.” Thì đầu năm chúng ta đi chùa để cầu tài, cầu lộc theo cái ý nghĩa trên tức làm quan kiếp sau để được ăn lộc vua theo câu tục ngữ : “Làm quan ăn lộc vua, ở chùa ăn lộc Phật” thì vẫn được đấy chứ ạ !!!. Tóm lại chư Phật vẫn cho chúng ta cái này, cái nọ nếu chúng ta kính trọng, cúng dường chư Phật nói chung chứ ạ !!. Vậy quý bạn nghĩ gì về vấn đề này ạ ?? Xin cảm ơn !!!
Nguyễn Phúc Bình
24/8/2019
xin giới thiêu: Tôi tên: Nguyễn Phúc Bình Trình độ: Dược sĩ đại học, Thạc sĩ kinh tế Tôi đã đọc bài "CƯ SĨ THUYẾT PHÁP, TẠI SAO KHÔNG?". - tôi nhận thấy bạn nói một số vấn đề dúng nhưng có nhiều nhận định sai. Như ở đoạn này ...Ở Tin Lành, thì tham gia truyền giảng nói lên lời chứng niềm tin vào Thiên Chúa...bạn đã sai ở chổ là người thuyết pháp và người phát biểu. ví dụ "thầy cô giáo thì được đứng bục giảng bài, vì họ đã dc chuẩn háo kiến thức nào đó, còn các em học sinh hay ai đó lên phát biểu thì ta k thể xem những người này là thầy cô giáo giảng bài dc. phải hiểu rõ bản chất vấn đề. người giảng pháp hay thuyết pháp có thể không cần trình độ học vấn cao hay thấp nhưng cần trình độ "PHẬT PHÁP", có nghĩa là có sự hiểu biết về PHẬT PHÁP đến một mức độ nào đó mặc dầu không có bằng cấp học vấn. nếu không có sự hiểu biết mà lên thuyết pháp vớ vẫn là sai đi chính pháp. Phật giáo khác với tôn giáo khác rất nhiều, giáo lý phật giáo rất cao thâm và vi diệu, nếu k có sự am hiểu thì sẽ nói sai lệch sẽ đem đến hệ lụy. Đức Phật nói "pháp của ta đến để thấy chứ không phải đến để nghe". tin lành hay công giáo xin thưa họ gần như k có giáo pháp gì sâu sắc, chỉ là những lời nói suông, trong kinh thánh là những câu mâu thuẫn trên và dưới cưỡng nghĩa đoạt lời sao có tư cách đem so sánh với giáo lý đạo phật. bạn đang tự hạ thấp chính mình và đạo phật. bạn có thể đến nhà thờ xem những buồi giảng đạo của nhà thờ ngoài câu "đức chúa là tình yêu" họ chả còn câu gì để giảng cả. và tiếp là lời xin thường xót. đây là sự mê tín cuồng tín của con chiên. tôi không đồng tình với phát ngôn của TT. Thích Nhật từ nhưng có thể nó là hồi chuông cảnh báo cho chúng ta về tình hình thiếu kiểm soát, đánh giá hay chuẩn hóa kiến thức về chất lượng phất học của các cư sĩ, và qua đó phật giáo việt nam sẽ có chính sách tốt hơn. có thể qua sự việc này phật giáo vn có sự thay đổi cho tốt hơn. Tôi không phải là phật tử, tôi cũng đã nghiên cứu đạo Phật được một thời gian, tôi cũng đã đọc qua cựu ước và tân ước. Khi nghiên cứu sâu về giáo lý đạo phật tôi đã bất ngờ với rất nhiều kiến thức sâu rộng. Một đoạn ý kiến của tôi không nói lên gì cả, chỉ là ý kiến cá nhân. Còn nhiều điều muốn trao đổi nhưng tôi không có nhiều thời gian mong bạn thông cảm nhé. tôi đánh máy hơi vội nên về chính tả có một số lỗi mong tha chứ. Chúc an lạc NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
trần NHƯ
19/8/2019
Cám ơn bác đã nêu ra được điều sai trái. Nhưng bác nên khách quan, đừng kèm vào những câu như: "thật ngu dốt không thể tưởng tượng"...
Nguyễn Tấn Thành (anh hai tròn)
29/6/2019
Thành thật xin chia buồn cùng gia quyến và chùa Tỉnh Tâm Thiền Tự một sự mất mát và thương tiếc không tìm lại được trong cuộc sống hiện tại./.
Hung
20/6/2019
Nghệ thuật vẽ trên gốm của các nghệ nhân Nhật thời xa xưa thể hiện nền văn hóa Phật giáo quá đẹp và là đỉnh cao của thế giới,mà từ xưa các sản phẩm vẽ Phật và La hán chưa quốc gia nào thể hiện. Tác giả và nhà sưu Tập đã gửi tặng những thông tin và hình ảnh rất hay và đẹp.
Phật tử
26/5/2019
Hay nhưng dài quá xin cảm ơn a.

hình ảnh hình ảnh

» Xem tất cả

ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CHÙA A DI ĐÀ PL. 2563 (25.8.2019)
ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CHÙA A DI ĐÀ PL. 2563 (25.8.2019) (71 hình)
Bố Tát Định Kỳ Hàng Tháng của Tăng Đoàn Phật Giáo Sydney (15.07.Kỷ Hợi - 2019)
Bố Tát Định Kỳ Hàng Tháng của Tăng Đoàn Phật Giáo Sydney (15.07.Kỷ Hợi - 2019) (40 hình)
Lễ Vu Lan PL 2563 (2019) tại Chùa Quốc Tế, Darwin
Lễ Vu Lan PL 2563 (2019) tại Chùa Quốc Tế, Darwin (154 hình)
Lịch Sử Đức Phật Bằng Tranh Của Thái Lan Song Ngữ Việt Anh
Lịch Sử Đức Phật Bằng Tranh Của Thái Lan Song Ngữ Việt Anh (62 hình)
Lễ Phật Đản 2643 tại Chùa A Di Đà, PL. 2563, ngày 26-5-2019
Lễ Phật Đản 2643 tại Chùa A Di Đà, PL. 2563, ngày 26-5-2019 (166 hình)
Đại Lễ Phật Đản Chùa Vinh Phúc PL 2563, DL 2019, Quan Độ, Yên Phong. Bắc Ninh
Đại Lễ Phật Đản Chùa Vinh Phúc PL 2563, DL 2019, Quan Độ, Yên Phong. Bắc Ninh (70 hình)

Chân Dung Tăng Già Chân Dung Tăng Già

  • Thiền sư Chân Nguyên - Vị Thiền sư lừng danh thế kỷ 17
    Thiền sư Chân Nguyên - Vị Thiền sư lừng danh thế kỷ 17
  • Hòa thượng Thích Vĩnh Tràng (1881-1963): Người đầu tiên phát tâm đi bộ từ Sa Đéc ra miền Bắc
    Hòa thượng Thích Vĩnh Tràng (1881-1963): Người đầu tiên phát tâm đi bộ từ Sa Đéc ra miền Bắc
  • Thiền sư Bách-Trượng Hoài Hải (720-814)
    Thiền sư Bách-Trượng Hoài Hải (720-814)
  • Thiền sư Thần y Tuệ Tĩnh
    Thiền sư Thần y Tuệ Tĩnh
  • Quốc sư Phước Huệ (1869 - 1945)
    Quốc sư Phước Huệ (1869 - 1945)
  • Cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa, tấm gương sáng Như Lai
    Cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa, tấm gương sáng Như Lai
  • Hòa thượng Thích Thiện Hoa Viện trưởng Viện hóa đạo GHPGVNTN cây đại thụ Đạo pháp - Dân tộc
    Hòa thượng Thích Thiện Hoa Viện trưởng Viện hóa đạo GHPGVNTN cây đại thụ Đạo pháp - Dân tộc
  • Tiểu sử Đại lão HT.Thích Tịnh Khiết, Đệ nhất Tăng thống PGVNTN (1891-1973)
    Tiểu sử Đại lão HT.Thích Tịnh Khiết, Đệ nhất Tăng thống PGVNTN (1891-1973)
  • Trưởng lão Hoà Thượng Thích Trí Tâm (1934-2017)
    Trưởng lão Hoà Thượng Thích Trí Tâm (1934-2017)
  • Cuộc đời tu và hành đạo của Thiền sư Pháp Loa
    Cuộc đời tu và hành đạo của Thiền sư Pháp Loa
  • Pháp Âm
  • Phim Phật Giáo
  • Âm Nhạc
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Ðại Nạn Trước Mắt, Quay Ðầu Là Bờ 12991
  • Khac Phuc Phien Nao Tap Khi 13005
  • Pháp Ngữ Của Thiền Sư Hư Vân P1 8891
  • Pháp Ngữ Của Thiền Sư Hư Vân P2 9550
  • Phật Học Quần Nghi - Tập 1/2 8493
  • Phật Học Quần Nghi - Tập 2/2 8201
  • An Lạc Từ Tâm 11698
  • Phật Học Vấn Đáp 01, Lý Bỉnh Nam 11851
  • Phật Học Vấn Đáp 02, Lý Bỉnh Nam 11273
  • Phật Học Vấn Đáp 03, Lý Bỉnh Nam 11080
  • [ Xem tất cả ]
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Buddha - Đức Phật - (tập 55/ 55): Kết thúc phim... 4372
  • Buddha - Đức Phật - (tập 54/ 55): Buddha nhập... 4985
  • Buddha - Đức Phật - (tập 53/ 55): Bữa ăn cuối... 7482
  • Buddha - Đức Phật - (tập 52/ 55): Mogalana và... 4571
  • Buddha - Đức Phật - (tập 51/ 55): Buddha cứu độ... 4873
  • Buddha - Đức Phật - (tập 50/ 55): Vua Ajātasattu... 792
  • Buddha - Đức Phật - (tập 49/ 55): Năm pháp phá... 5832
  • Buddha - Đức Phật - (tập 48/ 55): Tinh xá... 5683
  • Buddha - Đức Phật - (tập 47/ 55): Thiếu nữ mang... 6483
  • Buddha - Đức Phật - (tập 46/ 55): Anan gặp nạn,... 5740
  • [ Xem tất cả ]
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Mừng Xuân Di Lặc 10794
  • Mùa Xuân Em Đi Lễ Chùa 10872
  • Tổng hợp Nhạc ThiềnThiền - Tĩnh Tâm - An Nhiên 11921
  • Dòng Sông Tôi Gọi Tên Em 11242
  • Một Chuyến Giả Từ 10815
  • Nối Một Nhịp Cầu 11922
  • Vẫn là Em Thơ 11372
  • Chú Cuội Dỗi Hờn 4229
  • Quê Hương Nguồn Cội 11259
  • Như Giọt Sương Đêm 12750
  • [ Xem tất cả ]

Từ điển phật giáo Từ điển phật giáo

  • Trích lục từ ngữ Phật học Quyển Thượng
  • Trích lục từ ngữ Phật học Quyển Hạ
  • Từ Điển Pháp Số Tam Tạng
  • Từ Điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam
  • Từ Điển Thiền Tông Hán Việt

lời vàng ý ngọc

  • NHỮNG CÂU ĐÁNG SUY GẪM
  • NHỮNG CÂU NÓI HAY
  • 10 điều sau là cốt lõi hạnh phúc
  • Lời hay ý đẹp
  • NHỮNG CÂU NÓI HAY VỀ CUỘC SỐNG
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (9)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (8)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (7)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (6)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (5)

thư viện sách

Nhân Vật Phật Giáo...
TUỆ GIẢI THOÁT

lịch âm dương

Kênh truyền hình phật giáo

Nhạc Phật Giáo Truyền hình Srisambodhiuk Truyền hình Sen Việt
Truyền hình DahamgaganaTv Truyền hình Shraddha Dhamma and Meditation Internet TV
52 Bareena street, Canley Vale N.S.W 2166 Australia - Tel: (+02) 87046317
Email: chuaadida1@gmail.com - chuaadida@ymail.com
Copyright © 2014 Chùa A Di Đà. All Rights Reserved. Powered by BizMaC