• http://www.
  • http://www.
  • http://www.
chuaadida.com
52 Bareena street, Canley Vale N.S.W 2166 Australia
  • Tin Phật Giáo
    • Phật Giáo Úc - Tân Tây Lan
    • Phật Giáo Với Xã Hội
    • Tin Viên Tịch & Tưởng Niệm
  • Sinh Hoạt Chùa A Di Đà
  • Phật Pháp
    • Nghi Lễ
    • Giáo Lý
    • Bồ Đề Tâm
  • Lịch Sử Phật Giáo
    • Nghiên Cứu Phật Giáo
    • Nhân - Vật
    • Phật - Bồ Tát - Thánh Chúng
  • Tam Tạng Kinh Điển
    • Tranh Phật Giáo
    • Sách - Truyện Tích
    • Những Lời Phật Dạy
  • Chuyên Đề
    • Xuân Cửa Thiền
    • Phật Đản - An Cư
    • Vu Lan
    • Pháp Khí
  • Văn Hóa Phật Giáo
    • Thi Ca - Châm Ngôn - Sáng Tác
    • Kiến Trúc
    • Tự Viện
  • Môn Phong Pháp Phái
    • NGỮ LỤC
    • Giai Thoại Nhà Thiên
    • Tổ Sư
Thông tin liên hệ

Tel: (+02) 87046317

Email: chuaadida1@gmail.com - chuaadida@ymail.com

chuaadida.com Kính chào chư Tôn đức, Quí nam nữ Phật tử, Quí thiện trí thức gần xa, Kính chúc Qúy vị An Lành - Phát nguyện: Nổ lực tinh tấn tu hành giải thoát thân tâm khỏi vòng sanh tử. KÍNH CHÚC CHƯ TÔN ĐỨC, QUÍ NAM NỮ PHẬT TỬ, QUÍ THIỆN TRÍ THỨC, QUÍ ĐỘC GIẢ GẦN XA, THÂN TÂM AN LẠC, VẠN SỰ KIẾT TƯỜNG NHƯ Ý
Tìm
  • Trang chủ
  • Ý KIẾN - DIỄN ĐÀN - TƯ VẤN - PHÓNG SỰ

Phóng sinh từ tâm...

Chùa A Di Đà | 6/11/2019 | 0 Bình luận

Theo quan niệm của Phật giáo, phóng sinh là cứu mạng người, kéo dài sự sống của họ hay sinh vật nào đó. Chuyện phóng sinh là thể hiện tâm từ bi của người thực hiện.


Chim quằn quại, giãy giụa, bị bỏ đói trong lồng chật hẹp. Ảnh: Đình Thảo.

Những chú chim bé lích rích đủ màu sắc xuôi về phố trong những buổi ban mai tinh khôi ấy sao thật buồn. Những âm thanh xao xác, ri rít của những chú chim non đập cánh trong sương sớm. Tiếng đập cánh nghe loạn xạ, ngắn ngủn xé tan không gian còn ngái ngủ của đường phố Hà Nội trong bình minh ngày mới, khiến người đi đường ngang qua không khỏi giật mình gợn lên bao suy ngẫm. 

Những âm thanh nhỏ bé nhưng chứa đầy âu lo sợ hãi. Những âm thanh phát ra từ lũ chim náo loạn kia cho ta cảm giác thật bất an trong một buổi sớm mai lẽ ra tinh khôi và yên bình. Bởi tiếng kêu của nó không phải là tiếng hót vang vọng giữa trời xanh, không phải là bài hát về tự do của một thiên thần đang sải cánh giữa đại ngàn. 

Bạn đã bao giờ đi thật chậm hoặc dừng lại để nghe những âm thanh đầy ẩn ức của lũ chim trong chiếc lồng chật hẹp đang đập cánh hoảng loạn kia. Và những chú chim bé nhỏ kia chắc hẳn đã quen với vài ngày bị nhốt giờ đã khản giọng không còn hót lên thất thanh nhớ bầu trời như lúc vừa mới bị bắt nhốt vào đây.

Không biết chúng có bao giờ nhận ra rằng chỉ cần đứng yên lặng, đừng cố sức vẫy vùng vì đằng nào thì chúng cũng sẽ được thả để trở về bầu trời. Chũng có bao giờ biết rằng chúng bị truy lùng, săn bắt để được sống chứ không phải săn bắt để phải chết.

Chầm chậm, những chiếc xe chim đã kịp đậu lại bên đường đoạn phố Lê Duẩn ngay trước cổng công viên Thống nhất... Mỗi lần chạy xe sớm trên đường đi làm qua đây, tôi vẫn thường đi thật gần thật chậm để ngắm những chú chim bé tí xíu ấy. Nhiều nhất là chim sâu, chim sẻ, chim ri, những chú chim ít được nhớ tên, bé tẹo chỉ nhỉnh hơn quả chanh còi với bộ lông màu nâu sậm, màu vàng mơ, xơ xác vì sợ hãi vì chật hẹp vì mãi đập cánh tuyệt vọng tìm bầu trời...

Tiếng đập cánh của lũ chim trong lồng, và tiếng kêu ri rít thất thanh của lũ chim ám ảnh tôi suốt cả quãng đường tới cơ quan, và lấy đi của tôi những cảm giác thơi thới thanh bình mỗi sớm mai thức dậy. Nó neo vào lòng tôi một cảm giác khó tả trong những buổi sáng bước ra đường phố với dòng người hối hả chen chúc nhau và nhìn ai cũng như đang mang một gương mặt đầy "stress". 

Những gương mặt căng như thể chỉ cần một chạm khắc thôi là có thể bùng bùng lửa giận của những va chạm phố phường. Có bao giờ ai đó trong tất thảy chúng ta tự hỏi, hãy mang một nụ cười trên gương mặt khi xuống phố để giảm đi những căng thẳng có thể xảy ra.

Trở lại với những chiếc xe thồ hoa và chim đứng hai ven đường. Những người bán chim đang đợi khách hàng là người "từ tâm" đến mua hết những chú chim này để thả chúng về bầu trời trong nghi lễ phóng sinh quan trọng của họ. Những người bán chim nghĩ đến hạnh phúc trong giây phút ấy, tiền được trao và những chú chim của họ lát nữa thôi sẽ lại trở về bầu trời nơi  thuộc về nó.     

Vậy lễ "Phóng sinh" là gì? Trong đời tôi, không biết đã từng bao nhiêu lần dự những đại lễ phóng sinh. Và cũng không biết bao nhiêu lần tôi từng là chủ nhân của những lễ phóng sinh của riêng mình. 

Khái niệm "Phóng sinh" (Tsethar) được hiểu là một hành động và nghi lễ truyền thống của Phật giáo chỉ về cách thực hành để cứu súc vật, chim chóc, cá khỏi bị giết hại hay giam nhốt. Phóng sinh là trao cho sinh vật nào đó cơ hội tiếp tục sống. Theo quan niệm của Phật giáo, phóng sinh là cứu mạng người, kéo dài sự sống của họ hay sinh vật nào đó. Chuyện phóng sinh là thể hiện tâm từ bi của người thực hiện.

Trong đạo Phật phát triển sau này, phóng sinh chỉ là một phương tiện để tu tập. Về mặt hình thức, phóng sinh có nghĩa là mình đừng có cùm kẹp mà để cho các loài vật được tự do. Còn về nghĩa bóng, phóng sinh là phóng thích những cái tâm ô uế như cái tâm tham, cái tâm đố kị, hơn thua và thù hận ra khỏi con người mình để mình được tự do thoải mái, tự nhiên cuộc sống sẽ trở nên bình yên. 

Còn mình để những cái tâm đó trong lòng thì những người gần mình cũng sinh ra thù hận, tạo ra cho họ sự thù hận. Ý nghĩa sâu xa của việc phóng sinh trong đạo Phật là như vậy. Trong đạo Phật, nghi thức này là ví dụ điển hình về giáo pháp căn bản của Phật giáo là từ bi đối với tất cả chúng sinh.

Căn cứ vào ý nghĩa sâu xa của việc phóng sinh mà vào những dịp Tết, rằm tháng Giêng, rằm tháng Bảy hay những dịp cầu nguyện cho bản thân hay gia quyến, người ta hay tổ chức phóng sinh chim, cá, rùa để mang phúc lành đến cho gia đình người thân của mình. 

Phóng sinh là một việc làm thể hiện lòng từ bi bình đẳng, mục đích phóng sinh là để đánh thức tâm Bồ đề của chúng sinh (con vật) trước khi phóng sinh. Phóng sinh là cơ hội để con vật có điều kiện quy y Tam Bảo và sám hối nghiệp chướng, việc làm tốt trong Đạo Phật, thể hiện lòng Đại từ Đại bi nên trong nghi thức phóng sinh có lễ quy y, sám hối cho con vật trước khi phóng sinh.

Thực tế là nhà chùa vẫn thực hiện nghi lễ phóng sinh thường xuyên, và bản thân chúng ta cũng đang đã từng thực hiện những nghi lễ phóng sinh của riêng mình. Vòng luân hồi của việc săn bắt, mua về, phóng thả trong nghi lễ phóng sinh đã gieo vào lòng tôi không ít suy ngẫm. Con người ta học giáo lý nhà Phật không đầy đủ, không tinh tế, không triết học, rất có thể cuối cùng chỉ chuốc về mình vòng mâu thuẫn luẩn quẩn không có lối ra của chính mình. 

Tôi không hiểu sâu sắc về đạo Phật nên không dám lạm bàn đến con đường và hành trình tu tập để chạm tới chân - thiện - ngã. Tôi chỉ nói lên những suy nghĩ của mình. Rằng những người thực hành tu tập, hay tất cả những ai từng tổ chức các lễ phóng sinh để lấy phước không biết họ đã bao giờ nghĩ đến vòng tròn tối nghĩa của việc thực hành nghi lễ phóng sinh. 

Hành trình đó là săn bắt chim, cá, rùa, bán - thu lợi, bỏ tiền mua về rồi phóng thả, coi như mình đã xả được nghiệp nợ, tu tập để đạt đến từ bi, và kế nữa là làm được việc thiện cho đời?

Hàng trăm chú chim đang xao xác trong lồng chim trên phố Lê Duẩn, hay phố Hoàng Hoa Thám, Lạc Long Quân Hà Nội với đầy đủ các loại chim từ bình dân đến cao sang quý hiếm như bồ câu, khuyên, chào mào, chích chòe, sáo, vẹt, yểng… có nhiều loại quý hiếm như: hỏa tiễn, quế lâm, khướu… được bày bán la liệt, công khai ắt hẳn cho ta hình dung được quá trình truy lùng và săn bắt chúng để đưa về đây khó khăn như thế nào. 

Phần lớn các loài chim quý là chim bẫy được ở các cánh rừng từ khắp nơi như Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Ninh Bình, Thanh Hóa… 

Những chú chim trời bị săn bắt được đổ dồn về cho Hà Nội từ khắp các nẻo đường của các tay thợ săn chim đã gieo vào lòng tôi một câu hỏi day dứt mãi về việc có nên duy trì lễ phóng sinh không? Và nên duy trì thế nào cho đúng, cho khỏi luẩn quẩn mà vô tình tạo nghiệp. 

Chưa nói đến việc có những chú chim trong đời sống ngắn ngủi của mình không chừng dăm ba bận từng bị truy bắt, rồi từng được phóng sinh và lại tiếp truy bắt. Cuộc đời của chim không phải là một chuỗi ngày ác mộng kinh hoàng trong cuộc lùng riết của số phận đó sao. Thử hỏi trong vòng quay mệt mỏi và nghiệt ngã của quy trình săn lùng, bắt, và thả ấy, có mấy chú chim đủ sức khỏe, đủ dũng mãnh thoát được cái chết để mà dang đôi cánh tự do trước bầu trời. 

Chưa kể đến phần lớn các loại chim quý khó săn lùng như khuyên, chào mào, chích chòe, sáo, vẹt, yểng, hỏa tiễn, quế lâm, khướu... giá thành của chúng rất đắt vì khó săn bắt thế nên chủ bán chim đã nghĩ cách cắt một bên cánh của chim để khi phóng sinh chim không thể trở về với bầu trời trên đôi cánh khỏe mạnh nữa mà lại tiếp tục rơi vào bẫy săn bắt của người săn chim. 

Phóng sinh xong chúng chỉ bay được đoạn ngắn, bay thấp và ngã xuống ao hồ rồi cuối cùng là chết chìm vì kiệt sức. Số phận của chúng sau nghi lễ mang tên "phóng sinh" đã kết thúc giúp loài chim tất cả những ác mộng được gọi là "từ bi" do con người tạo ra. 

Thế nên, có nhiều lúc tôi tự hỏi phóng sinh là một nghi lễ thiện tâm hay là một nghi lễ khởi đầu cho nghiệp ác. Phóng sinh thiếu hiểu biết, tội sẽ nhiều hơn phúc. Còn nhớ vụ phóng sinh rùa tai đỏ, hay ốc bươu vàng, hay vụ phóng sinh ghê rợn nhất của một người phụ nữ khi thả hàng trăm con rắn vào khu rừng ngoại ô một thành phố ở Trung Quốc khiến người dân buộc phải ra tay giết rắn để trừ hậu họa. 

Phóng sinh sai cách còn hủy hoại môi trường sống, là tác nhân phát tán của các loài xâm lấn vào môi trường đe dọa tới an nguy của con người. 

Ở Việt Nam, năm 2017, mạng, báo chí truyền thông tốn bao giấy mực bởi vụ một thượng tọa chủ trì lễ phóng sinh gần 10 tấn cá trong đó nhiều nhất là cá Chim trắng, và có cả cá Hoàng Đế tại bến sông trước cửa đình làng Bát Tràng, Hà Nội vào ngày 5-2-2017. 

Trong khi đó các nhà nghiên cứu khoa học đã chỉ rõ loài cá ăn thịt gây mất cân bằng sinh thái chính là Chim trắng và cá Hoàng Đế. Một số địa phương đã tốn bao nhiêu tiền của tiêu diệt hai loại cá này để đảm bảo cân bằng sinh thái trong môi trường.

Phật ở tự tâm, tu tập bắt đầu từ tâm, phóng sinh cũng phải bắt đầu từ tâm, trước tiên hãy phóng sinh những u tối trong tâm hồn mình, phóng sinh những quan niệm cổ hũ lạc hậu, giải thoát những ý niệm tối nghĩa hơn là con người cứ lao đầu vào vòng quay luẩn quẩn tạo ác rồi diệt ác. Tâm từ bi chính là biết thoát ra khỏi những mặc định cũ kỹ. Khi tâm được giải thoát thì mọi việc sẽ tốt đẹp hơn nhiều.

Xin được kết thúc bài viết nhỏ này bằng câu chuyện của mẹ tôi. Khi cha tôi mất, gia đình tôi may mắn tự nhiên mà gặp được đạo tràng lớn và vị chân sư đến phát tâm tụng kinh và làm tất cả tang ma cho cha. Mẹ tôi lúc đó đã già nhưng còn rất minh mẫn. 

Mẹ tôi hoan hỉ lắm, cả đời chưa bước chân lên chùa, không biết Phật là gì nhưng cũng khoác áo lam ngồi bên giường của cha tôi hộ niệm cho chồng. Cả nhà tôi ai cũng sung sướng vì nghĩ chắc cha có duyên lắm khi mất được kết duyên với Phật. 

Tang cha xong, chúng tôi hỏi mẹ khi nào mẹ tạ thế, các con mời vị chân sư và đạo tràng lớn thế này để hộ niệm và làm lễ quy y cho mẹ về bên kia mẹ đi Chùa được không? 

Mẹ cười nhẹ và bảo chúng tôi: Đừng cúng Phật cho mẹ. Cứ làm theo nghi lễ Thọ Mai. Phật ở tại tâm các con ạ. Bản thân cuộc sống của mẹ từ trước đến nay đã có Phật tự tại rồi. Tự khắc khi mẹ mất Phật sẽ tới rước mẹ đi mà không cần các con phải vất vả kiến tạo.

Tất cả chúng tôi lặng người đi...

Thu 2019

Diệu Âm

Bài Liên Quan:

  • Tìm thấy xác 5 người ngoài hành tinh gần kỳ quan bí ẩn ở Peru?
  • Có thể tìm thấy sự sống ngoài hành tinh trong 30 năm tới
  • Có thể tồn tại sự sống dưới bề mặt sao Hỏa
  • Trung Quốc: Người người Phóng sinh dẫn tới buôn bán động vật
  • Phát hiện rúng động về sự sống ngoài Trái Đất
  • Canada: Nhà sư mua gần 300 kg tôm hùm để phóng sinh
  • Đôi điều về phóng sanh
  • Số phận những chú chim ngày 'phóng sinh'
  • Những nỗ lực đi tìm sự sống ngoài vũ trụ
  • Ảnh chụp vệ tinh NASA và lời kể nhân chứng: Thế giới dưới lòng đất thực sự tồn tại

các bài khác

  • Phật giáo Hàn Quốc xây chùa tại Pakistan 11/12/2019
  • Lào: Hội thảo khoa học quốc tế về Phật giáo Việt Nam 11/12/2019
  • Tịnh độ 11/12/2019
  • Hàn Quốc và Pakistan Tăng cường quan hệ thông qua Phật giáo 10/12/2019
  • Khánh Hòa: Thêm 6 Tăng sĩ ra Trường Sa làm Phật sự 10/12/2019
  • Những tiếng chuông phản tỉnh 10/12/2019
  • Phật dạy cách nhận diện một ác Tỷ kheo 10/12/2019
  • Sri Lanka: Tổng thống nhậm chức theo nghi thức Phật giáo 9/12/2019
  • Thiền sư Chân Nguyên – bậc thầy hoằng pháp lỗi lạc 8/12/2019
  • Đánh răng đều đặn tốt cho tim mạch 8/12/2019
CẢM NHẬN CỦA BẠN

Gửi cảm nhận - Vui lòng điền đầy đủ thông tin

Họ tên *
Email *
Nội dung *
Mã bảo vệ *
  
Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu Kỳ 19 tại Thủ Đô Canberra

Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 19 sẽ được tổ chức từ 27-31/12/2019 tại Capital Country Holiday...

Xem chi tiết

  • Tin xem nhiều
  • Phản hồi
Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân
Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân

31/10/2014
Đây có phải hình ảnh ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI không?
Đây có phải hình ảnh ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI không?

5/9/2014
Đức Thế Tôn Mâu Ni là bậc đại hiếu
Đức Thế Tôn Mâu Ni là bậc đại hiếu

6/11/2014
Lời Đức Phật (Kinh Pháp Cú)
Lời Đức Phật (Kinh Pháp Cú)

27/8/2014
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

6/8/2014
Đức Phật A Di Đà và năm vị Bồ tát
Đức Phật A Di Đà và năm vị Bồ tát

6/8/2014
LƯỢC SỬ THÀNH LẬP CHÙA A DI ĐÀ
LƯỢC SỬ THÀNH LẬP CHÙA A DI ĐÀ

9/9/2014
Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch
Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch

28/9/2014
Toàn cảnh Chùa A Di Đà
Toàn cảnh Chùa A Di Đà

9/9/2014
Niên đại xuất gia, thành đạo đức Bổn Sư Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập
Niên đại xuất gia, thành đạo đức Bổn Sư Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập

12/12/2014
tonydo
11/12/2019
Thầy hT Bổn sư kẻ hèn any62 lúc còn tại tiền kể lại bài kệ dòng LT của Đức Tổ Vạn Phong-Thời Uỷ đến chử Không đời thứ 41 là chấm dứt.Kệ nầy truyến qua Thập tháp Chư Tổ tại ngôi Phạm Võ nầy tục kệ thêm 4 câu sau từ chứ NHƯ NHỰT
Nguyễn Văn khoa
25/11/2019
Đứng trên bục giảng nói như thế có vì phạm quí định nhà giáo không sao không thấy cơ quan chủ quản ô DND có hình thức xử lý, về cách nhìn của về trẻ mồ côi và CON NUÔI CHẢ MẸ, thể hiện đạo lý làm người quá kém chứ đừng nói làm thầy, Ở ĐÂY TÔI CHỈ NÓI đạo làm người thôi,,,
tonydo
10/11/2019
Theo dòng LT Nguyên thiều chứ Pháp danh phải trên chử Pháp Huý ;lẻ ra như thế nầy:thượng TRÍ hạ QUANG huý Nhựt Quang hiệu Thiền Minh Trưởng Lảo Tỳ Kheo GL
NGUYEN TRUNG HANH
31/10/2019
KHONG CHAP CAU NOI CUA TIEN SI MA tang ni phai tu tinh tan hon . co mot so tang ni lam sai minh tu la anh em phai cung chiu va sam hoi nghiep chuong cua tang doan
Nguyễn Thị Hường
31/10/2019
Xin chào, tôi rất thích bài " Tu tâm và Tu tướng" nhưng có một đoạn tôi không hiểu rõ lắm : "Bồ tát diệt độ được vô lượng vô biên chúng sinh, nhưng không có chúng sinh nào được diệt độ....." Xin hoan hỉ giải thích. Xin cảm ơn.
Lê Thu Hương
27/10/2019
Thưa quý bạn !!!! Tôi thấy trong kinh Nhân quả ba đời do giáo hội Phật giáo VN ấn hành như sau : https://phatgiao.org.vn/chu-giai-kinh-nhan-qua-ba-doi-p1-d26679.html Trong đó có câu : “1. Đời nay làm quan do nhân gì? Kiếp trước biết bố thí cúng dường, Trang nghiêm tượng Phật bằng vàng ròng. 2. Đời nay hưởng phước sang giàu Quan quyền thế lực muôn người kính tin.” Thì đầu năm chúng ta đi chùa để cầu tài, cầu lộc theo cái ý nghĩa trên tức làm quan kiếp sau để được ăn lộc vua theo câu tục ngữ : “Làm quan ăn lộc vua, ở chùa ăn lộc Phật” thì vẫn được đấy chứ ạ !!!. Tóm lại chư Phật vẫn cho chúng ta cái này, cái nọ nếu chúng ta kính trọng, cúng dường chư Phật nói chung chứ ạ !!. Vậy quý bạn nghĩ gì về vấn đề này ạ ?? Xin cảm ơn !!!
Nguyễn Phúc Bình
24/8/2019
xin giới thiêu: Tôi tên: Nguyễn Phúc Bình Trình độ: Dược sĩ đại học, Thạc sĩ kinh tế Tôi đã đọc bài "CƯ SĨ THUYẾT PHÁP, TẠI SAO KHÔNG?". - tôi nhận thấy bạn nói một số vấn đề dúng nhưng có nhiều nhận định sai. Như ở đoạn này ...Ở Tin Lành, thì tham gia truyền giảng nói lên lời chứng niềm tin vào Thiên Chúa...bạn đã sai ở chổ là người thuyết pháp và người phát biểu. ví dụ "thầy cô giáo thì được đứng bục giảng bài, vì họ đã dc chuẩn háo kiến thức nào đó, còn các em học sinh hay ai đó lên phát biểu thì ta k thể xem những người này là thầy cô giáo giảng bài dc. phải hiểu rõ bản chất vấn đề. người giảng pháp hay thuyết pháp có thể không cần trình độ học vấn cao hay thấp nhưng cần trình độ "PHẬT PHÁP", có nghĩa là có sự hiểu biết về PHẬT PHÁP đến một mức độ nào đó mặc dầu không có bằng cấp học vấn. nếu không có sự hiểu biết mà lên thuyết pháp vớ vẫn là sai đi chính pháp. Phật giáo khác với tôn giáo khác rất nhiều, giáo lý phật giáo rất cao thâm và vi diệu, nếu k có sự am hiểu thì sẽ nói sai lệch sẽ đem đến hệ lụy. Đức Phật nói "pháp của ta đến để thấy chứ không phải đến để nghe". tin lành hay công giáo xin thưa họ gần như k có giáo pháp gì sâu sắc, chỉ là những lời nói suông, trong kinh thánh là những câu mâu thuẫn trên và dưới cưỡng nghĩa đoạt lời sao có tư cách đem so sánh với giáo lý đạo phật. bạn đang tự hạ thấp chính mình và đạo phật. bạn có thể đến nhà thờ xem những buồi giảng đạo của nhà thờ ngoài câu "đức chúa là tình yêu" họ chả còn câu gì để giảng cả. và tiếp là lời xin thường xót. đây là sự mê tín cuồng tín của con chiên. tôi không đồng tình với phát ngôn của TT. Thích Nhật từ nhưng có thể nó là hồi chuông cảnh báo cho chúng ta về tình hình thiếu kiểm soát, đánh giá hay chuẩn hóa kiến thức về chất lượng phất học của các cư sĩ, và qua đó phật giáo việt nam sẽ có chính sách tốt hơn. có thể qua sự việc này phật giáo vn có sự thay đổi cho tốt hơn. Tôi không phải là phật tử, tôi cũng đã nghiên cứu đạo Phật được một thời gian, tôi cũng đã đọc qua cựu ước và tân ước. Khi nghiên cứu sâu về giáo lý đạo phật tôi đã bất ngờ với rất nhiều kiến thức sâu rộng. Một đoạn ý kiến của tôi không nói lên gì cả, chỉ là ý kiến cá nhân. Còn nhiều điều muốn trao đổi nhưng tôi không có nhiều thời gian mong bạn thông cảm nhé. tôi đánh máy hơi vội nên về chính tả có một số lỗi mong tha chứ. Chúc an lạc NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
trần NHƯ
19/8/2019
Cám ơn bác đã nêu ra được điều sai trái. Nhưng bác nên khách quan, đừng kèm vào những câu như: "thật ngu dốt không thể tưởng tượng"...
Nguyễn Tấn Thành (anh hai tròn)
29/6/2019
Thành thật xin chia buồn cùng gia quyến và chùa Tỉnh Tâm Thiền Tự một sự mất mát và thương tiếc không tìm lại được trong cuộc sống hiện tại./.
Hung
20/6/2019
Nghệ thuật vẽ trên gốm của các nghệ nhân Nhật thời xa xưa thể hiện nền văn hóa Phật giáo quá đẹp và là đỉnh cao của thế giới,mà từ xưa các sản phẩm vẽ Phật và La hán chưa quốc gia nào thể hiện. Tác giả và nhà sưu Tập đã gửi tặng những thông tin và hình ảnh rất hay và đẹp.

hình ảnh hình ảnh

» Xem tất cả

ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CHÙA A DI ĐÀ PL. 2563 (25.8.2019)
ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CHÙA A DI ĐÀ PL. 2563 (25.8.2019) (71 hình)
Bố Tát Định Kỳ Hàng Tháng của Tăng Đoàn Phật Giáo Sydney (15.07.Kỷ Hợi - 2019)
Bố Tát Định Kỳ Hàng Tháng của Tăng Đoàn Phật Giáo Sydney (15.07.Kỷ Hợi - 2019) (40 hình)
Lễ Vu Lan PL 2563 (2019) tại Chùa Quốc Tế, Darwin
Lễ Vu Lan PL 2563 (2019) tại Chùa Quốc Tế, Darwin (154 hình)
Lịch Sử Đức Phật Bằng Tranh Của Thái Lan Song Ngữ Việt Anh
Lịch Sử Đức Phật Bằng Tranh Của Thái Lan Song Ngữ Việt Anh (62 hình)
Lễ Phật Đản 2643 tại Chùa A Di Đà, PL. 2563, ngày 26-5-2019
Lễ Phật Đản 2643 tại Chùa A Di Đà, PL. 2563, ngày 26-5-2019 (166 hình)
Đại Lễ Phật Đản Chùa Vinh Phúc PL 2563, DL 2019, Quan Độ, Yên Phong. Bắc Ninh
Đại Lễ Phật Đản Chùa Vinh Phúc PL 2563, DL 2019, Quan Độ, Yên Phong. Bắc Ninh (70 hình)

Chân Dung Tăng Già Chân Dung Tăng Già

  • Thiền sư Chân Nguyên - Vị Thiền sư lừng danh thế kỷ 17
    Thiền sư Chân Nguyên - Vị Thiền sư lừng danh thế kỷ 17
  • Hòa thượng Thích Vĩnh Tràng (1881-1963): Người đầu tiên phát tâm đi bộ từ Sa Đéc ra miền Bắc
    Hòa thượng Thích Vĩnh Tràng (1881-1963): Người đầu tiên phát tâm đi bộ từ Sa Đéc ra miền Bắc
  • Thiền sư Bách-Trượng Hoài Hải (720-814)
    Thiền sư Bách-Trượng Hoài Hải (720-814)
  • Thiền sư Thần y Tuệ Tĩnh
    Thiền sư Thần y Tuệ Tĩnh
  • Quốc sư Phước Huệ (1869 - 1945)
    Quốc sư Phước Huệ (1869 - 1945)
  • Cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa, tấm gương sáng Như Lai
    Cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa, tấm gương sáng Như Lai
  • Hòa thượng Thích Thiện Hoa Viện trưởng Viện hóa đạo GHPGVNTN cây đại thụ Đạo pháp - Dân tộc
    Hòa thượng Thích Thiện Hoa Viện trưởng Viện hóa đạo GHPGVNTN cây đại thụ Đạo pháp - Dân tộc
  • Tiểu sử Đại lão HT.Thích Tịnh Khiết, Đệ nhất Tăng thống PGVNTN (1891-1973)
    Tiểu sử Đại lão HT.Thích Tịnh Khiết, Đệ nhất Tăng thống PGVNTN (1891-1973)
  • Trưởng lão Hoà Thượng Thích Trí Tâm (1934-2017)
    Trưởng lão Hoà Thượng Thích Trí Tâm (1934-2017)
  • Cuộc đời tu và hành đạo của Thiền sư Pháp Loa
    Cuộc đời tu và hành đạo của Thiền sư Pháp Loa
  • Pháp Âm
  • Phim Phật Giáo
  • Âm Nhạc
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Ðại Nạn Trước Mắt, Quay Ðầu Là Bờ 12998
  • Khac Phuc Phien Nao Tap Khi 13012
  • Pháp Ngữ Của Thiền Sư Hư Vân P1 8894
  • Pháp Ngữ Của Thiền Sư Hư Vân P2 9556
  • Phật Học Quần Nghi - Tập 1/2 8499
  • Phật Học Quần Nghi - Tập 2/2 8205
  • An Lạc Từ Tâm 11700
  • Phật Học Vấn Đáp 01, Lý Bỉnh Nam 11853
  • Phật Học Vấn Đáp 02, Lý Bỉnh Nam 11275
  • Phật Học Vấn Đáp 03, Lý Bỉnh Nam 11083
  • [ Xem tất cả ]
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Buddha - Đức Phật - (tập 55/ 55): Kết thúc phim... 4381
  • Buddha - Đức Phật - (tập 54/ 55): Buddha nhập... 4995
  • Buddha - Đức Phật - (tập 53/ 55): Bữa ăn cuối... 7489
  • Buddha - Đức Phật - (tập 52/ 55): Mogalana và... 4575
  • Buddha - Đức Phật - (tập 51/ 55): Buddha cứu độ... 4880
  • Buddha - Đức Phật - (tập 50/ 55): Vua Ajātasattu... 792
  • Buddha - Đức Phật - (tập 49/ 55): Năm pháp phá... 5837
  • Buddha - Đức Phật - (tập 48/ 55): Tinh xá... 5688
  • Buddha - Đức Phật - (tập 47/ 55): Thiếu nữ mang... 6488
  • Buddha - Đức Phật - (tập 46/ 55): Anan gặp nạn,... 5752
  • [ Xem tất cả ]
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Mừng Xuân Di Lặc 10796
  • Mùa Xuân Em Đi Lễ Chùa 10876
  • Tổng hợp Nhạc ThiềnThiền - Tĩnh Tâm - An Nhiên 11923
  • Dòng Sông Tôi Gọi Tên Em 11244
  • Một Chuyến Giả Từ 10818
  • Nối Một Nhịp Cầu 11924
  • Vẫn là Em Thơ 11375
  • Chú Cuội Dỗi Hờn 4232
  • Quê Hương Nguồn Cội 11262
  • Như Giọt Sương Đêm 12752
  • [ Xem tất cả ]

Từ điển phật giáo Từ điển phật giáo

  • Trích lục từ ngữ Phật học Quyển Thượng
  • Trích lục từ ngữ Phật học Quyển Hạ
  • Từ Điển Pháp Số Tam Tạng
  • Từ Điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam
  • Từ Điển Thiền Tông Hán Việt

lời vàng ý ngọc

  • NHỮNG CÂU ĐÁNG SUY GẪM
  • NHỮNG CÂU NÓI HAY
  • 10 điều sau là cốt lõi hạnh phúc
  • Lời hay ý đẹp
  • NHỮNG CÂU NÓI HAY VỀ CUỘC SỐNG
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (9)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (8)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (7)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (6)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (5)

thư viện sách

Nhân Vật Phật Giáo...
TUỆ GIẢI THOÁT

lịch âm dương

Kênh truyền hình phật giáo

Nhạc Phật Giáo Truyền hình Srisambodhiuk Truyền hình Sen Việt
Truyền hình DahamgaganaTv Truyền hình Shraddha Dhamma and Meditation Internet TV
52 Bareena street, Canley Vale N.S.W 2166 Australia - Tel: (+02) 87046317
Email: chuaadida1@gmail.com - chuaadida@ymail.com
Copyright © 2014 Chùa A Di Đà. All Rights Reserved. Powered by BizMaC