• http://www.
  • http://www.
  • http://www.
chuaadida.com
52 Bareena street, Canley Vale N.S.W 2166 Australia
  • Tin Phật Giáo
    • Phật Giáo Úc - Tân Tây Lan
    • Phật Giáo Với Xã Hội
    • Tin Viên Tịch & Tưởng Niệm
  • Sinh Hoạt Chùa A Di Đà
  • Phật Pháp
    • Nghi Lễ
    • Giáo Lý
    • Bồ Đề Tâm
  • Lịch Sử Phật Giáo
    • Nghiên Cứu Phật Giáo
    • Nhân - Vật
    • Phật - Bồ Tát - Thánh Chúng
  • Tam Tạng Kinh Điển
    • Tranh Phật Giáo
    • Sách - Truyện Tích
    • Những Lời Phật Dạy
  • Chuyên Đề
    • Xuân Cửa Thiền
    • Phật Đản - An Cư
    • Vu Lan
    • Pháp Khí
  • Văn Hóa Phật Giáo
    • Thi Ca - Châm Ngôn - Sáng Tác
    • Kiến Trúc
    • Tự Viện
  • Môn Phong Pháp Phái
    • NGỮ LỤC
    • Giai Thoại Nhà Thiên
    • Tổ Sư
Thông tin liên hệ

Tel: (+02) 87046317

Email: chuaadida1@gmail.com - chuaadida@ymail.com

chuaadida.com Kính chào chư Tôn đức, Quí nam nữ Phật tử, Quí thiện trí thức gần xa, Kính chúc Qúy vị An Lành - Phát nguyện: Nổ lực tinh tấn tu hành giải thoát thân tâm khỏi vòng sanh tử. KÍNH CHÚC CHƯ TÔN ĐỨC, QUÍ NAM NỮ PHẬT TỬ, QUÍ THIỆN TRÍ THỨC, QUÍ ĐỘC GIẢ GẦN XA, THÂN TÂM AN LẠC, VẠN SỰ KIẾT TƯỜNG NHƯ Ý
Tìm
  • Trang chủ
  • Lịch Sử Phật Giáo
  • Nghiên Cứu Phật Giáo

Làm thế nào để chuyển nghiệp?

Chùa A Di Đà | 20/6/2016 | 0 Bình luận

Chúng ta đang làm gì với nghiệp? Không thể cho rằng nghiệp không phải là một vấn đề đáng lưu tâm trong Phật giáo hiện đại.


Làm thế nào để chuyển nghiệp?

David R. Loy
Liên Trí dịch

Sự hiểu biết về nghiệp càng tự nhiên như thế này không có nghĩa là chúng ta nhất thiết phải loại trừ phương diện khác, có lẽ nhiều khả năng huyền bí đề cập đến kết quả của động cơ hành động với thế giới mà ta đang sống. Cũng không sao nếu người ta không sẵn lòng hiểu những phương diện khác của nhân-quả-nghiệp báo.

Chúng ta đang làm gì với nghiệp? Không thể cho rằng nghiệp không phải là một vấn đề đáng lưu tâm trong Phật giáo hiện đại. Nói một cách trung thực, hầu hết chúng ta biết chắc rằng mình không hiểu biết trọn vẹn về giáo lý nghiệp. Nghiệp, anh em sinh đôi với tái sinh, luôn là giáo lý căn bản của đạo Phật, thế nhưng chúng ta không biết làm thế nào để giải thích các giáo lý này một cách hợp lý nhất. Nghiệp thường được hiểu là một ‘luật đạo đức’ của vũ trụ, không có sự can thiệp của con người và là thuyết tiền định, có thể tính toán chính xác được nguyên nhân và kết quả tương ứng, giống như định luật vật lý của Newton. 

Tuy nhiên, hiểu như thế có thể đưa đến sự phân vân do ‘mâu thuẫn nhận thức’ trong giới học Phật và tu Phật thời nay, vì nhân quả vật lý mà khoa học hiện đại đã khám phá về thế giới thì dường như không vận hành theo một cơ chế như vậy.

Giáo lý Phật giáo có ý nghĩa nhiều hơn đối với con người thời đại ngày nay so với con người thời Đức Phật. Ví dụ, giáo lý vô ngã trong đạo Phật, rất phù hợp với khái niệm về quá trình hình thành tự ngã (self-ego) mà tâm lý học đã khám phá ra. Tương tự như vậy, những luận sư Phật giáo như ngài Long Thọ đã nói về ngôn ngữ - ngôn ngữ hoạt động thế nào, con người hiểu lầm và lạc dẫn nó ra sao - rất gần với những gì các nhà ngôn ngữ học và triết học đề cập đến gần đây. 

Cũng như thế, khoa học hiện đại đồng thuận với Phật giáo về các quan điểm ‘tương quan lẫn nhau’  trong sinh thái học (với thuyết duyên sinh trong Phật giáo) và không có thực thể  trong vật lý (với thuyết vô ngã của Phật giáo). Theo những cách như vậy, Phật giáo rất phù hợp với các cách hiểu trong thời hiện đại. Thế nhưng, học thuyết nhân quả, vẫn còn ‘bị’ hiểu theo cách truyền thống. Tất nhiên, nói như vậy không có nghĩa là bác bỏ mọi thứ. Điều này gợi cho chúng ta có hướng suy nghĩ sâu hơn về giáo lý nghiệp.

Ít nhất có hai vấn đề trong các cách hiểu về nghiệp theo truyền thống. Một là, nghiệp được hiểu là những điều thiếu may mắn theo cách nhìn của nhiều người trong xã hội ở các nước châu Á, những nơi thường sử dụng thất sách là phân chia rạch ròi giữa người xuất gia và tại gia. Mặc dù kinh điển văn hệ Pāli khẳng định rõ ràng rằng người cư sĩ tại gia cũng có thể thành tựu giải thoát. Ấy thế mà trách nhiệm tu tập chính của người cư sĩ tại gia, theo cách hiểu thông thường hiện nay, không phải là bước trên lộ trình tu tập mà là ủng hộ tu viện. 

Bằng cách hỗ trợ vật chất này, nam nữ cư sĩ  có ‘công đức’ - một khái niệm về phước nghiệp. Bằng cách tích lũy công đức như vậy, họ nguyện kiếp sau sanh vào cảnh giới an lành, có nhiều người nguyện kiếp sau trở thành người xuất gia. Thông thường người ta nghĩ rằng, ai sinh vào gia đình giàu có, nếu không phải giàu lên nhờ vào trúng số đời này, có nghĩa là đã tu tạo nhiều công đức trước đó. Với cách hiểu này, Phật giáo trở thành một hình thức “tu tập theo chủ nghĩa vật chất” bởi vì thực hành giáo lý đạo Phật chỉ nhằm đạt được nhiều của cải vật chất.

Một sự thật không thể tránh khỏi là điều này tạo nên ảnh hưởng xấu đến Tăng đoàn. Tôi xin lỗi khi nói ra một điều rằng, nếu ai đó có dịp tiếp xúc với các cộng đồng Phật giáo như Thái Lan sẽ thấy rõ, vai trò xã hội chủ yếu của Tăng đoàn là làm ‘ruộng phước’ cho người cư sĩ Phật tử đến gieo phước mà không cần giảng dạy giáo lý cũng như không nêu gương bằng chính cuộc sống của mình. 

Theo niềm tin của số đông, một người tu sĩ có năng lực tu tập tâm linh cao, thì khi cúng dường vị ấy, người cúng dường sẽ có được tài khoản công đức lớn trong ngân hàng công đức của mình. Điều quan trọng nhất ở các tu viện là các sư tuân giữ đầy đủ giới luật tinh nghiêm và khi làm được như vậy, các vị xứng đáng nhận đồ cúng dường của người cư sĩ. Cứ như thế, Tăng đoàn ở các nước châu Á và cư sĩ Phật tử bị khóa chặt trong mối quan hệ hỗ tương nhau và quan niệm này khó có thể thay đổi. 

Quan niệm thiên kiến về nghiệp như vậy không khác nào thiên kiến về tội lỗi của những người theo đạo Thiên Chúa - thật ra, nhìn vào cái này có thể thấy hình ảnh cái kia. Tội lỗi là một cái gì đó tiêu cực cần phải bỏ đi trong khi đó, công đức/nghiệp tốt là cái cần được tích lũy và như vậy, về phương diện tâm lý, hai cái này có bản chất như nhau. Như vậy, công đức theo cách này được hiểu là một cái gì đó chúng ta tạo chỉ để có kết quả sau khi chết.

Một vấn đề ứng dụng quan trọng khác nữa là làm thế nào để Phật giáo thích nghi hơn với vai trò toàn cầu hóa ở tương lai. Thuyết nghiệp thường được dùng để giải thích sự phân biệt chủng tộc, giai cấp, đàn áp kinh tế, dị tật bẩm sinh và nhiều thứ khác nữa trong xã hội. 

Theo nghĩa đen, thuyết nghiệp thanh minh cho quyền uy và thế lực của những tầng lớp chính trị quý tộc, những người xứng đáng giàu có và quyền uy, còn những người lệ thuộc vào họ thì không. Điều này đưa ra quan điểm có tính thần luận rằng: nếu chắc chắn có mối liên hệ nhân quả giữa hành động và số phận, không cần đòi hỏi phải có công bằng xã hội bởi vì mọi thứ đã được định đoạt về đạo đức trong vũ trụ, cũng không có ác để chúng ta cần phải tranh đấu. Cuối cùng, mọi thứ sẽ cân bằng đâu vào đấy.

Tôi nhớ lại lời một vị thầy Phật giáo hồi tưởng lại vụ giết người hàng loạt của phát-xít Đức trong đại Thế chiến thứ hai “cái nghiệp của những người Do Thái mới thảm làm sao…”. Cái cách lý giải theo kiểu trào lưu chính thống, đổ thừa cho những nạn nhân và hợp thức hóa bằng cách nói về số phận khủng khiếp của họ, là điều không thể cứ im lặng chịu đựng mãi được. Đã đến lúc những người học Phật và tu Phật hiện đại cũng như Phật giáo hiện đại thoát ra và vươn mình hòa nhập vào xã hội để nhận lãnh trách nhiệm cũng như tìm cách giải quyết những điều thiếu công bằng trong xã hội.

Trong kinh Kalama một bản kinh được gọi là “bản tuyên ngôn điều kiện giải thoát”, Đức Phật nhấn mạnh đến sự quan trọng của tri thức nhằm tiếp cận sự thật để hóa giải nghi ngờ. Ngài dạy chúng ta không nên tin vào gì cả cho đến khi tự mình thiết lập được chân lý cho chính mình. Điều này có nghĩa rằng, chấp nhận nghiệp và tái sanh, không thắc mắc chúng thật sự có ý nghĩa gì có thể không chính xác lắm so với những lời Phật dạy trong kinh điển truyền thống. 

Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta làm mất uy tín hay bỏ qua lời Phật dạy về các giáo lý này. Thay vào đó, ý kinh này nhấn mạnh đến nhu cầu thẩm định giáo pháp của Phật giáo trong thời hiện đại. Ngày nay, với những gì đã được biết về tâm lý con người, kể cả cấu trúc xã hội của cái ngã, làm thế nào để ngày nay, chúng ta có thể tiếp cận giáo pháp phù hợp với cách chúng ta cảm nhận về sự vận hành của thế giới? Nếu chúng ta không làm được như vậy, năng lực giải thoát của bản thân vẫn chưa được khám phá.

Một trong những nguyên tắc căn bản của Phật giáo là duyên sinh; thế nhưng tôi tự hỏi liệu chúng ta có nhận ra những gì hàm chứa trong giáo lý nguyên thủy của Đức Phật về duyên sinh hay không. Duyên sinh có nghĩa là không có gì có thể ‘tự tồn tại’ được, bởi vì mọi sự vật hiện tượng đều phụ thuộc vào các sự vật hiện tượng khác và rồi các sự vật hiện tượng này lại phụ thuộc vào những cái khác nữa, và cứ như vậy tất cả vạn vật sinh ra và mất đi tùy vào nguyên nhân (nhân) và các điều kiện (duyên). 

Thế nhưng, chúng ta tin rằng, đạo Phật phát sinh từ kinh nghiệm trực tiếp của Đức Phật Thích Ca, người trở thành ‘Bậc Giác Ngộ’ khi Ngài chứng đạt chân lý dưới cội bồ-đề. Các kinh điển khác nhau mô tả kinh nghiệm này bằng nhiều cách, tuy nhiên, với tất cả các truyền thống Phật giáo, sự kiện giác ngộ của Ngài là nguồn căn bản để hình thành toàn bộ kinh điển Phật giáo. Điều này khác hẳn giáo lý của Ấn giáo, không căn cứ trên điều gì khác như văn thư cổ của Vệ-đà truyền lại.

Vẫn có một điều gì đó chưa ổn ở đây mặc dù chúng ta thường chấp nhận điều trên. Câu chuyện về sự kiện giác ngộ ấy, như vẫn thường nghe kể, mang màu sắc huyền bí của tự-khởi - điều mà Phật giáo phủ nhận! Nếu duyên khởi của vạn vật là đúng cho tất cả, chân lý của Phật giáo không thể phát khởi một cách độc lập với tất cả truyền thống tín ngưỡng khác vào thời đại Ngài sống và quốc độ Ngài ở (cụ thể là thời kỳ đồ đá ở Ấn Độ) hoặc không thể nói chẳng có liên hệ gì đến các truyền thống tín ngưỡng này. 

Thay vào đó, giáo lý của Đức Phật Thích Ca cần được hiểu là một phản ứng đối với các hệ thống giáo lý khác, nhưng chắc chắn rằng, đó là một phản ứng trong đó đặt ra nhiều vấn đề về niềm tin tâm linh đương đại trong nền văn hóa ấy - ví dụ, khái niệm về ‘nghiệp’ và ‘tái sanh’ của Ấn Độ vốn đã phổ biến rất rộng rãi vào thời bấy giờ. Hãy xem lời nhận định sâu sắc mà Erich Fromm đã nói về một cuộc cách mạng khác (mặc dù rất khác!) là Sigmund Freud rằng:

Sự nỗ lực tìm hiểu hệ thống học thuyết Freud hay học thuyết của bất kỳ triết gia có đầu óc sáng tạo và có tính hệ thống nào, sẽ không thành công nếu chúng ta không nhận ra rằng, và không thắc mắc tại sao, mỗi hệ thống, khi được phát triển và trình bày bởi tác giả phát minh ra nó, nhất thiết là có sai sót... Người triết gia sáng tạo đó phải suy nghĩ theo khuôn mẫu tư tưởng, luận lý và sử dụng các khái niệm có thể diễn đạt được trong nền văn hóa người ấy đang sống. 

Điều này có nghĩa rằng người ấy chưa thể sử dụng ngôn ngữ phù hợp để diễn đạt ý niệm sáng tạo, mới mẻ và giải thoát kia. Người ấy buộc phải giải quyết một vấn đề không thể giải quyết: diễn đạt tư tưởng mới bằng khái niệm và ngôn ngữ vốn không tồn tại trong kho ngôn ngữ mà người ấy sử dụng từ trước đến nay... Kết quả là, ý tưởng mới mà người ấy vừa thiết lập thật ra là một sự pha trộn giữa cái thật sự mới và ý tưởng đã được chấp nhận theo quy ước mà triết gia này muốn làm mới. Tuy nhiên, người triết gia không ý thức được mâu thuẫn này.

Quan điểm của Fromm rằng, ngay cả những triết gia sáng tạo và cách mạng nhất cũng không thể tự đứng trên vai của mình. Họ vẫn phải tùy vào môi trường văn hóa của họ, hoặc tri thức hoặc tâm linh, điều này chính là  những gì Đức Phật nhấn mạnh về vô thường và tương duyên nhân quả. Tất nhiên là có sự khác nhau căn bản giữa Freud và Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, nhưng rõ ràng vẫn có sự  tương đồng. 

Đức Phật cũng hiển bày tuệ quán mới mẻ, giải thoát theo cách rất riêng của Ngài, sử dụng trong phạm trù tôn giáo mà nền văn hóa Ngài đang sống có thể hiểu được. Một điều không thể tránh khỏi là, giáo pháp của Ngài, (hay cách Ngài diễn đạt pháp) là một sự pha trộn của cái hoàn toàn mới (ví dụ như giáo pháp về vô ngã (anata) và duyên khởi (paticca-samuppada)) và tư tưởng đã được chấp nhận theo quy ước thời ấy (như nghiệp và tái sanh). Mặc dù cái mới cấp tiến hơn những cái đã được quy ước, như Fromm đã phát biểu, cái mới không thể vượt ra khỏi trí tuệ được quy ước một cách hoàn toàn và ngay lập tức được.

Với sự nhấn mạnh vào những giới hạn không thể tránh khỏi của bất cứ một nhà cải cách văn hóa nào, ý kiến của Fromm ngầm cho ta hiểu rằng vô thường - có bản chất năng động, đang phát triển - là học thuyết được chấp nhận trong tất cả các nền giáo lý tâm linh. Trong cuộc cách mạng con đường tâm linh thời bấy giờ, Đức Phật không thể nào tự đứng trên đôi vai của chính mình, thế nhưng nhờ vào trí tuệ thâm sâu của Ngài, những ai đi theo con đường của Đức Phật có thể đứng trên vai của Ngài. 

Là Phật tử, chúng ta có khuynh hướng cho rằng Đức Phật hiểu biết tất cả, rằng sự giác ngộ của Ngài và cách Ngài thể hiện sự giác ngộ ấy là vô thượng - nhưng liệu như vậy có công bằng với Ngài không? Thật ra, chúng ta không biết nhiều về Đức Phật lịch sử. Hình ảnh phổ biến ta biết được về Đức Phật phản ánh rất ít về con người thật sự của Ngài mà thật ra, những gì ta biết về Ngài nhằm thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu của chúng ta hay cách ta nhìn Ngài là một con người toàn thiện có ý nghĩa khích lệ chúng ta trên con đường thực hành tâm linh hơn là sự thật lịch sử vậy.

Một giáo lý Phật giáo căn bản nữa là vô thường, nằm trong ngữ cảnh này nhắc chúng ta rằng giáo lý nghiệp và tái sanh trong Ấn giáo và Phật giáo có một chiều dài lịch sử và chúng thay đổi theo từng giai đoạn thời gian. Giáo lý Bà-la-môn sơ kỳ có khuynh hướng hiểu học thuyết nghiệp một cách máy móc và nặng tính nghi lễ. Thực hiện một đàn tế lễ theo đúng cách thức thì chắc chắn đưa đến kết quả như mong đợi. 

Nếu kết quả không thành tựu như ý, đó là do sai sót gì trong quá trình tổ chức tế lễ hoặc do quả báo đến chậm hơn, có thể đến kiếp sau (do đó, giáo lý này cũng hàm chứa niềm tin có tái sanh). Cuộc cách mạng tâm linh của Đức Phật là chuyển phương pháp có tính nghi lễ với mục đích nhận được những gì mình mong muốn trong cuộc sống vào một nguyên tắc đạo đức bằng cách nhấn mạnh vào yếu tố hành (cetana) nghĩa là ‘động lực’, ‘chủ ý’. Hành là chìa khóa để hiểu được cách Đức Phật nhìn nghiệp ở phương diện đạo đức. 

Để hiểu được sự cải cách của Đức Phật, cần phải phân biệt một hành động đạo đức ở ba phương diện: kết quả mà ta tìm kiếm; quy tắc đạo đức mà mình đang tuân theo (ví dụ, giới của người theo Phật, điều răn của người theo Chúa; cũng như các bước thực hành nghi lễ); và thái độ tâm lý hay động lực khi chúng ta đang thực hiện hành động. 

Mặc dù những phương diện này không thể tách rời nhau, nhưng thật ra, chúng ta lại thường tách chúng ra với nhau. Không phải là trùng hợp ngẫu nhiên mà trong triết học đạo đức hiện đại, cũng có ba loại học thuyết chính: học thuyết Vị lợi (Utilitarianism) tập trung vào kết quả; học thuyết về Đạo nghĩa học (Deontology) tập trung vào các nguyên tắc chung như Mười điều răn; và học thuyết Đức hạnh (Virtue theory) tập trung vào đặc tính và các động cơ hành động.

Vào thời Đức Phật, nghiệp được hiểu theo quan điểm của Bà-la-môn giáo nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các quy trình (quy định) tổ chức một cuộc tế lễ một cách chi tiết. Thông thường, một cách tự nhiên, người nào chuyên tâm vào tế lễ thì để tâm nhiều hơn vào kết quả. Chúng ta biết đó, thật không may, tình hình ở một số nước Phật giáo ngày nay vẫn không khác trước là bao. Người xuất gia thì bận tâm đến các quy điều phức tạp gò bó cuộc sống họ, còn người cư sĩ tại gia thì lo tích lũy công đức bằng cách cúng dường đến người xuất gia. Cả hai thái độ này đều đánh mất trọng tâm trong cải cách tâm linh của Đức Phật là nhấn mạnh đến vai trò của chủ tâm trong hành động.

Mặc dù vậy, một số bản kinh trong kinh tạng Pāli hầu hết ủng hộ quan điểm tiền định. (Liệu đây có phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên rằng hầu hết các đoạn kinh nói về lợi ích vật chất của Tăng-già đã được bảo lưu?) Ví dụ, trong kinh Tiểu nghiệp phân biệt (Culakammavibhanga Sutra - Trung bộ kinh số 135), nghiệp được sử dụng để giải thích sự sai khác giữa những người khác nhau, bao gồm ngoại hình và sự bất bình đẳng về kinh tế. Tuy nhiên, ở một số bài kinh khác, Đức Phật rõ ràng phủ nhận tiền định về đạo đức, ví dụ kinh Sở y xứ (Tittha Sutra - Tăng chi bộ kinh 3.61) trong đó Đức Phật nói rằng quan điểm như vậy từ chối tiềm năng của mình trên con đường tu tập tâm linh như sau.

Có Sa-môn, Bà-la-môn nắm giữ pháp, có quan điểm rằng “những gì một người trải qua - lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ - tất cả đều do nhân trong quá khứ” ... Rồi ta nói với họ rằng, “Trong trường hợp đó, một người là kẻ giết hại chúng sanh vì những nghiệp đã tạo trong quá khứ. Một người là kẻ trộm,  ... không chung thủy, ... nói dối, ... nói hai lưỡi, ... nói lời hung ác, ... ngồi lê đôi mách, ... tham lam, ... độc ác, ... tà kiến bởi vì những nghiệp đã tạo trong quá khứ. Khi người ấy rơi xuống thọ nhận quả đã gây tạo trong quá khứ là điều không thể tránh khỏi; này chư Tỳ-kheo, không có ham muốn, không có nỗ lực (từ trong tâm) rằng “điều này nên làm, điều này không nên làm”. Một khi người ấy không thể xác nhận được chân lý hay sự thật việc nào nên làm, việc nào không nên làm, người ấy không an trú và không được hộ trì. Người như thế không thể xem là bậc Sa-môn”.

Trong một bài kinh ngắn khác (Kinh tập 36.21), một ẩn sĩ tên là Shivaka hỏi Đức Phật về quan điểm rằng “những gì một người trải qua, lạc thọ, khổ thọ hoặc bất lạc bất khổ thọ, tất cả đều do nghiệp đời trước”. Bây giờ, thưa Sa-môn Cồ Đàm (Đức Phật), nói như thế nào về điều này? Với vấn đề này, Đức Phật đáp:

“Do sự rối loạn của mật, này Shivaka, các loại cảm thọ khởi lên, ... do sự rối loạn của đàm..., của gió..., của (ba thứ) kết hợp lại..., do sự thay đổi khí hậu, do các hành vi chống đối..., do bị tổn thương..., do kết quả của nghiệp - (thông qua tất cả những thứ trên), này Shikava, các loại cảm thọ khởi lên... Bây giờ, các nhà ẩn sĩ và Bà-la-môn có một giáo lý như vậy và quan niệm rằng “những cảm giác gì một người trải qua, có thể là lạc thọ, khổ thọ và  bất khổ bất lạc thọ, tất cả đều do hành nghiệp quá khứ rồi họ vượt lên những gì tự biết và những gì được đời chấp nhận là đúng. Do đó, ta tuyên bố rằng điều này là sai về phần của các Sa-môn, Bà-la-môn”.

Khi hiểu lời Phật dạy một cách nghiêm túc, chúng ta không nên phóng đại đến mức hài hước trong đoạn kinh này. Thậm chí tôi có thể tưởng tượng Đức Phật đi ngang qua tạo nên một luồng gió nhẹ, rồi Ngài hỏi Shivaka “Đó có phải là nghiệp không?” Có lẽ điểm quan trọng được nhặt ra từ việc so sánh các đoạn kinh như vậy là giáo lý Phật giáo trong thời kỳ đầu bàn về nghiệp có phần không rõ ràng. 

Nếu những bài kinh này tự chúng không đủ để để hướng dẫn cho con người thời nay hiểu về nghiệp, tôi nghĩ rằng chúng ta nên trở lại với cuộc cách mạng của Đức Phật nhấn mạnh đến động cơ trong hành động của mỗi người. Chúng ta nên đánh giá trí tuệ có tính khám phá thể hiện qua phương pháp của Ngài như thế nào? 

Từ Sanskrit nguyên gốc karma (tiếng Pāli là kamma) theo nghĩa đen là ‘hành động’, trong khi đó, vipaka là nghiệp quả (cũng được biết đến với từ ‘quả’ (phala)). Điều này gợi ra một điểm căn bản là hành động của chúng ta sẽ đưa đến kết quả - nói một cách rõ ràng hơn, các hành động đạo đức sẽ đưa đến các kết quả đạo đức tương ứng không chỉ nằm ở kết quả nhất thời trong hiện tại. 

Theo cách hiểu thông thường nhất, luật của nghiệp và tái sanh là cách để hiểu được thế giới sẽ đối xử như thế nào với mình trong tương lai. Điều này cũng ngầm ý rằng, một cách trực tiếp hơn, chúng ta phải chấp nhận trách nhiệm về những gì đang diễn ra với chính mình trong hiện tại như là kết quả của những gì chúng ta chắc hẳn đã tạo ra trước đó. “Nếu tôi bị mù bẩm sinh, đó phải là lỗi ở tôi.” Điều này đánh mất ý nghĩa của cuộc cách mạng trong cách giải thích của Đức Phật.

Nếu hiểu sâu hơn, nghiệp nên được xem là chiếc chìa khóa đưa đến sự phát triển tâm linh: Làm thế nào để tình thế có thể cải thiện tốt hơn bằng cách thay đổi động cơ của hành động ngay bây giờ. Khi chúng ta thêm giáo lý vô ngã của Phật giáo vào -  nói theo ngôn từ hiện đại, cảm nhận về ngã là một cấu trúc tâm thần -  chúng ta có thể thấy rằng nghiệp không phải là cái mà ngã có, đó chính là cảm nhận về ngã, và những gì ngã cảm nhận được thay đổi theo sự chọn lựa có ý thức. 

‘Tôi’ xây dựng (lại) chính bản thân mình bằng những gì tôi chủ ý làm, bởi vì cảm nhận ‘của tôi’ về tự ngã là sự lắng đọng của những cách suy nghĩ, cảm nhận và hành động theo quán tính. Ví như thân thể này được cấu thành từ thức ăn đã được tiêu hóa, tính cách con người được cấu thành từ những sự chọn lựa có ý thức, vì ‘tôi’ được xây dựng bằng các thái độ tâm thần không gián đoạn, lặp đi lặp lại. Người ta ‘bị phạt’ hay ‘được thưởng’ không phải do những gì họ đã gây tạo mà là những gì họ đang là, và những gì ta làm một cách có chủ ý tạo nên chính con người mình trong hiện tại. Ý này được diễn đạt qua mấy câu sau:

Gieo ý tưởng, gặt hành động,
Gieo hành động, gặt thói quen,
Gieo thói quen, gặt tính cách,
Gieo tính cách, gặt số phận.

Những gì ta làm có động cơ từ những gì ta nghĩ. Các hành động có chủ ý, khi được lặp đi lặp lại hoài sẽ tạo ra một thói quen. Các cách suy nghĩ, cảm nhận, hành động và phản xạ theo thói quen sẽ xây dựng và hình thành cảm nhận của mình về tự ngã: tôi thuộc loại người nào. Loại người như tôi không hoàn toàn ấn định những gì đến với tôi nhưng ảnh hưởng mạnh mẽ đến những gì xảy ra và cách tôi phản ứng lại.

Ăn năn và hối lỗi vô cùng quan trọng bởi vì đây là những cách để nhận biết, đối với người khác cũng như đối với bản thân, rằng chúng ta đang nỗ lực để không cho phép những điều không hay chúng ta đã làm trở thành (hay vẫn còn) một khuynh hướng có tính thói quen hình thành nên cảm nhận của mình về tự ngã.

Cách hiểu như vậy về nghiệp không nhất thiết liên quan đến kiếp sống khác sau khi thân thể vật lý này mất đi. Như triết gia Spinoza phát biểu trong nhận định cuối cùng của ông trong cuốn ‘Đạo đức’ rằng, hạnh phúc không phải là cái đức hạnh đạt được, mà hạnh phúc chính là đức hạnh. Không phải chúng ta bị trừng phạt vì ‘tội lỗi’ của mình mà trừng phạt chính tội lỗi ấy. Khi làm những loại việc trong tầm mức nào đó, chúng ta trở thành loại người tương ưng trong tầm mức đó.

Để trở thành một loại người khác là phải trải nghiệm thế giới theo một cách khác. Khi tâm chúng ta thay đổi, thế giới thay đổi theo. Và khi chúng ta có phản ứng khác với thế giới thì thế giới cũng có phản ứng khác với chúng ta. Cho đến khi nào chúng ta thật sự thấy mình và thế giới không còn là hai, cách chúng ta hành động trong thế giới có khuynh hướng liên hệ đến hệ thống phản hồi kết hợp với người khác. Con người không chỉ lưu tâm đến việc họ làm, mà còn lưu tâm đến lý do tại sao họ làm như thế. 

Tôi có thể che giấu bản chất mình trong một vài lúc nào đó, nhưng qua một thời gian, bản chất tôi sẽ lộ rõ vì các động cơ đằng sau hành động tôi hiển bày rõ ràng. Nếu tôi càng bị tham lam, sân giận và si mê thúc đẩy, tôi càng phải thao túng thế giới để thâu tóm những gì tôi muốn, và kết quả là tôi càng cảm thấy xa lạ và người khác lại càng cảm thấy xa lạ hơn khi họ bị thao túng. Sự mất tin tưởng lẫn nhau càng khuyến khích hai bên thao túng nhau càng nhiều hơn. 

Ngược lại, nếu lòng bao dung, thương yêu và hiểu biết về sự tương duyên càng thúc đẩy, tôi càng có thể thoải mái và mở lòng ra sống với thế giới. Tôi càng cảm thấy mình là một phần của thế giới và thật sự có liên hệ đến người khác, tôi càng ít có khuynh hướng sử dụng họ, và kết quả là họ càng có khuynh hướng được tin tưởng và sống mở lòng với tôi hơn. Với những cách như vậy, biến đổi động cơ của bản thân tôi không chỉ làm biến đổi cuộc sống của tôi mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh tôi nữa, vì cá nhân tôi là người thế nào không hề tách rời họ là người ra sao. 

Sự hiểu biết về nghiệp càng tự nhiên như thế này không có nghĩa là chúng ta nhất thiết phải loại trừ phương diện khác, có lẽ nhiều khả năng huyền bí đề cập đến kết quả của động cơ hành động với thế giới mà ta đang sống. Cũng không sao nếu người ta không sẵn lòng hiểu những phương diện khác của nhân-quả-nghiệp báo. Dù vậy, điều rõ ràng trong các trường hợp, là nghiệp-là-cách-làm-thay-đổi-tình-thế-thông-qua-cách-thay-đổi-động-cơ-của-mình-ngay-bây-giờ không phải là một học thuyết có tính định mệnh.  

Điều này mang nội dung hoàn toàn ngược lại: thật khó để tưởng tượng được sức mạnh chứa đựng trong lời dạy tâm linh này. Giáo lý này dạy chúng ta không chấp nhận một cách thụ động những tình huống khó khăn trong cuộc sống của mình. Hơn thế nữa, giáo lý này khuyến khích chúng ta cải thiện đời sống tâm linh và các tình huống trong cuộc sống đời thường bằng cách giải quyết các tình huống này trong tinh thần bao dung, thương yêu và với sự hiểu biết rằng mình và thế giới không tách rời nhau.

Tác giả: David R. Loy, Liên Trí dịch

Bài Liên Quan:

  • Nghiệp Báo Khó Tránh
  • Vạn sự khởi từ tâm '12 duyên lành trong cuộc sống'
  • Hai nghĩa của nghiệp
  • Từ nghiệp cảm duyên khởi đến pháp giới duyên khởi
  • Góc khuất
  • Nghiệp cần được hiểu như thế nào?
  • 4 ác nghiệp của đời người
  • Ðịnh luật của nghiệp
  • Muốn là được!
  • May rủi trong cuộc đời do nghiệp quả mà ra

các bài khác

  • Tùy duyên điều phục tâm 13/12/2019
  • Ngủ quá 9 giờ một đêm dễ bị đột quỵ 13/12/2019
  • Cộng đồng Phật giáo tự cung tự cấp ở Thái Lan 13/12/2019
  • Tìm hiểu một số lễ hội Phật giáo ở Myanmar 13/12/2019
  • Đoá Hoa Vô Ưu Xứ Tây Tạng 13/12/2019
  • Độ pH của cơ thể 13/12/2019
  • Suy gẫm về sự bất thối chuyển trong kinh A Di Đà 12/12/2019
  • Phật giáo Hàn Quốc xây chùa tại Pakistan 11/12/2019
  • Lào: Hội thảo khoa học quốc tế về Phật giáo Việt Nam 11/12/2019
  • Tịnh độ 11/12/2019
CẢM NHẬN CỦA BẠN

Gửi cảm nhận - Vui lòng điền đầy đủ thông tin

Họ tên *
Email *
Nội dung *
Mã bảo vệ *
  
Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu Kỳ 19 tại Thủ Đô Canberra

Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 19 sẽ được tổ chức từ 27-31/12/2019 tại Capital Country Holiday...

Xem chi tiết

  • Tin xem nhiều
  • Phản hồi
Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân
Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân

31/10/2014
Đây có phải hình ảnh ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI không?
Đây có phải hình ảnh ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI không?

5/9/2014
Đức Thế Tôn Mâu Ni là bậc đại hiếu
Đức Thế Tôn Mâu Ni là bậc đại hiếu

6/11/2014
Lời Đức Phật (Kinh Pháp Cú)
Lời Đức Phật (Kinh Pháp Cú)

27/8/2014
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

6/8/2014
Đức Phật A Di Đà và năm vị Bồ tát
Đức Phật A Di Đà và năm vị Bồ tát

6/8/2014
LƯỢC SỬ THÀNH LẬP CHÙA A DI ĐÀ
LƯỢC SỬ THÀNH LẬP CHÙA A DI ĐÀ

9/9/2014
Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch
Cách tính Năm nhuận Dương lịch và Năm nhuận Âm lịch

28/9/2014
Toàn cảnh Chùa A Di Đà
Toàn cảnh Chùa A Di Đà

9/9/2014
Niên đại xuất gia, thành đạo đức Bổn Sư Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập
Niên đại xuất gia, thành đạo đức Bổn Sư Thích Ca trong kinh Phật Bản Hạnh Tập

12/12/2014
tonydo
11/12/2019
Thầy hT Bổn sư kẻ hèn any62 lúc còn tại tiền kể lại bài kệ dòng LT của Đức Tổ Vạn Phong-Thời Uỷ đến chử Không đời thứ 41 là chấm dứt.Kệ nầy truyến qua Thập tháp Chư Tổ tại ngôi Phạm Võ nầy tục kệ thêm 4 câu sau từ chứ NHƯ NHỰT
Nguyễn Văn khoa
25/11/2019
Đứng trên bục giảng nói như thế có vì phạm quí định nhà giáo không sao không thấy cơ quan chủ quản ô DND có hình thức xử lý, về cách nhìn của về trẻ mồ côi và CON NUÔI CHẢ MẸ, thể hiện đạo lý làm người quá kém chứ đừng nói làm thầy, Ở ĐÂY TÔI CHỈ NÓI đạo làm người thôi,,,
tonydo
10/11/2019
Theo dòng LT Nguyên thiều chứ Pháp danh phải trên chử Pháp Huý ;lẻ ra như thế nầy:thượng TRÍ hạ QUANG huý Nhựt Quang hiệu Thiền Minh Trưởng Lảo Tỳ Kheo GL
NGUYEN TRUNG HANH
31/10/2019
KHONG CHAP CAU NOI CUA TIEN SI MA tang ni phai tu tinh tan hon . co mot so tang ni lam sai minh tu la anh em phai cung chiu va sam hoi nghiep chuong cua tang doan
Nguyễn Thị Hường
31/10/2019
Xin chào, tôi rất thích bài " Tu tâm và Tu tướng" nhưng có một đoạn tôi không hiểu rõ lắm : "Bồ tát diệt độ được vô lượng vô biên chúng sinh, nhưng không có chúng sinh nào được diệt độ....." Xin hoan hỉ giải thích. Xin cảm ơn.
Lê Thu Hương
27/10/2019
Thưa quý bạn !!!! Tôi thấy trong kinh Nhân quả ba đời do giáo hội Phật giáo VN ấn hành như sau : https://phatgiao.org.vn/chu-giai-kinh-nhan-qua-ba-doi-p1-d26679.html Trong đó có câu : “1. Đời nay làm quan do nhân gì? Kiếp trước biết bố thí cúng dường, Trang nghiêm tượng Phật bằng vàng ròng. 2. Đời nay hưởng phước sang giàu Quan quyền thế lực muôn người kính tin.” Thì đầu năm chúng ta đi chùa để cầu tài, cầu lộc theo cái ý nghĩa trên tức làm quan kiếp sau để được ăn lộc vua theo câu tục ngữ : “Làm quan ăn lộc vua, ở chùa ăn lộc Phật” thì vẫn được đấy chứ ạ !!!. Tóm lại chư Phật vẫn cho chúng ta cái này, cái nọ nếu chúng ta kính trọng, cúng dường chư Phật nói chung chứ ạ !!. Vậy quý bạn nghĩ gì về vấn đề này ạ ?? Xin cảm ơn !!!
Nguyễn Phúc Bình
24/8/2019
xin giới thiêu: Tôi tên: Nguyễn Phúc Bình Trình độ: Dược sĩ đại học, Thạc sĩ kinh tế Tôi đã đọc bài "CƯ SĨ THUYẾT PHÁP, TẠI SAO KHÔNG?". - tôi nhận thấy bạn nói một số vấn đề dúng nhưng có nhiều nhận định sai. Như ở đoạn này ...Ở Tin Lành, thì tham gia truyền giảng nói lên lời chứng niềm tin vào Thiên Chúa...bạn đã sai ở chổ là người thuyết pháp và người phát biểu. ví dụ "thầy cô giáo thì được đứng bục giảng bài, vì họ đã dc chuẩn háo kiến thức nào đó, còn các em học sinh hay ai đó lên phát biểu thì ta k thể xem những người này là thầy cô giáo giảng bài dc. phải hiểu rõ bản chất vấn đề. người giảng pháp hay thuyết pháp có thể không cần trình độ học vấn cao hay thấp nhưng cần trình độ "PHẬT PHÁP", có nghĩa là có sự hiểu biết về PHẬT PHÁP đến một mức độ nào đó mặc dầu không có bằng cấp học vấn. nếu không có sự hiểu biết mà lên thuyết pháp vớ vẫn là sai đi chính pháp. Phật giáo khác với tôn giáo khác rất nhiều, giáo lý phật giáo rất cao thâm và vi diệu, nếu k có sự am hiểu thì sẽ nói sai lệch sẽ đem đến hệ lụy. Đức Phật nói "pháp của ta đến để thấy chứ không phải đến để nghe". tin lành hay công giáo xin thưa họ gần như k có giáo pháp gì sâu sắc, chỉ là những lời nói suông, trong kinh thánh là những câu mâu thuẫn trên và dưới cưỡng nghĩa đoạt lời sao có tư cách đem so sánh với giáo lý đạo phật. bạn đang tự hạ thấp chính mình và đạo phật. bạn có thể đến nhà thờ xem những buồi giảng đạo của nhà thờ ngoài câu "đức chúa là tình yêu" họ chả còn câu gì để giảng cả. và tiếp là lời xin thường xót. đây là sự mê tín cuồng tín của con chiên. tôi không đồng tình với phát ngôn của TT. Thích Nhật từ nhưng có thể nó là hồi chuông cảnh báo cho chúng ta về tình hình thiếu kiểm soát, đánh giá hay chuẩn hóa kiến thức về chất lượng phất học của các cư sĩ, và qua đó phật giáo việt nam sẽ có chính sách tốt hơn. có thể qua sự việc này phật giáo vn có sự thay đổi cho tốt hơn. Tôi không phải là phật tử, tôi cũng đã nghiên cứu đạo Phật được một thời gian, tôi cũng đã đọc qua cựu ước và tân ước. Khi nghiên cứu sâu về giáo lý đạo phật tôi đã bất ngờ với rất nhiều kiến thức sâu rộng. Một đoạn ý kiến của tôi không nói lên gì cả, chỉ là ý kiến cá nhân. Còn nhiều điều muốn trao đổi nhưng tôi không có nhiều thời gian mong bạn thông cảm nhé. tôi đánh máy hơi vội nên về chính tả có một số lỗi mong tha chứ. Chúc an lạc NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
trần NHƯ
19/8/2019
Cám ơn bác đã nêu ra được điều sai trái. Nhưng bác nên khách quan, đừng kèm vào những câu như: "thật ngu dốt không thể tưởng tượng"...
Nguyễn Tấn Thành (anh hai tròn)
29/6/2019
Thành thật xin chia buồn cùng gia quyến và chùa Tỉnh Tâm Thiền Tự một sự mất mát và thương tiếc không tìm lại được trong cuộc sống hiện tại./.
Hung
20/6/2019
Nghệ thuật vẽ trên gốm của các nghệ nhân Nhật thời xa xưa thể hiện nền văn hóa Phật giáo quá đẹp và là đỉnh cao của thế giới,mà từ xưa các sản phẩm vẽ Phật và La hán chưa quốc gia nào thể hiện. Tác giả và nhà sưu Tập đã gửi tặng những thông tin và hình ảnh rất hay và đẹp.

hình ảnh hình ảnh

» Xem tất cả

ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CHÙA A DI ĐÀ PL. 2563 (25.8.2019)
ĐẠI LỄ VU LAN TẠI CHÙA A DI ĐÀ PL. 2563 (25.8.2019) (71 hình)
Bố Tát Định Kỳ Hàng Tháng của Tăng Đoàn Phật Giáo Sydney (15.07.Kỷ Hợi - 2019)
Bố Tát Định Kỳ Hàng Tháng của Tăng Đoàn Phật Giáo Sydney (15.07.Kỷ Hợi - 2019) (40 hình)
Lễ Vu Lan PL 2563 (2019) tại Chùa Quốc Tế, Darwin
Lễ Vu Lan PL 2563 (2019) tại Chùa Quốc Tế, Darwin (154 hình)
Lịch Sử Đức Phật Bằng Tranh Của Thái Lan Song Ngữ Việt Anh
Lịch Sử Đức Phật Bằng Tranh Của Thái Lan Song Ngữ Việt Anh (62 hình)
Lễ Phật Đản 2643 tại Chùa A Di Đà, PL. 2563, ngày 26-5-2019
Lễ Phật Đản 2643 tại Chùa A Di Đà, PL. 2563, ngày 26-5-2019 (166 hình)
Đại Lễ Phật Đản Chùa Vinh Phúc PL 2563, DL 2019, Quan Độ, Yên Phong. Bắc Ninh
Đại Lễ Phật Đản Chùa Vinh Phúc PL 2563, DL 2019, Quan Độ, Yên Phong. Bắc Ninh (70 hình)

Chân Dung Tăng Già Chân Dung Tăng Già

  • Thiền sư Chân Nguyên - Vị Thiền sư lừng danh thế kỷ 17
    Thiền sư Chân Nguyên - Vị Thiền sư lừng danh thế kỷ 17
  • Hòa thượng Thích Vĩnh Tràng (1881-1963): Người đầu tiên phát tâm đi bộ từ Sa Đéc ra miền Bắc
    Hòa thượng Thích Vĩnh Tràng (1881-1963): Người đầu tiên phát tâm đi bộ từ Sa Đéc ra miền Bắc
  • Thiền sư Bách-Trượng Hoài Hải (720-814)
    Thiền sư Bách-Trượng Hoài Hải (720-814)
  • Thiền sư Thần y Tuệ Tĩnh
    Thiền sư Thần y Tuệ Tĩnh
  • Quốc sư Phước Huệ (1869 - 1945)
    Quốc sư Phước Huệ (1869 - 1945)
  • Cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa, tấm gương sáng Như Lai
    Cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa, tấm gương sáng Như Lai
  • Hòa thượng Thích Thiện Hoa Viện trưởng Viện hóa đạo GHPGVNTN cây đại thụ Đạo pháp - Dân tộc
    Hòa thượng Thích Thiện Hoa Viện trưởng Viện hóa đạo GHPGVNTN cây đại thụ Đạo pháp - Dân tộc
  • Tiểu sử Đại lão HT.Thích Tịnh Khiết, Đệ nhất Tăng thống PGVNTN (1891-1973)
    Tiểu sử Đại lão HT.Thích Tịnh Khiết, Đệ nhất Tăng thống PGVNTN (1891-1973)
  • Trưởng lão Hoà Thượng Thích Trí Tâm (1934-2017)
    Trưởng lão Hoà Thượng Thích Trí Tâm (1934-2017)
  • Cuộc đời tu và hành đạo của Thiền sư Pháp Loa
    Cuộc đời tu và hành đạo của Thiền sư Pháp Loa
  • Pháp Âm
  • Phim Phật Giáo
  • Âm Nhạc
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Ðại Nạn Trước Mắt, Quay Ðầu Là Bờ 13000
  • Khac Phuc Phien Nao Tap Khi 13019
  • Pháp Ngữ Của Thiền Sư Hư Vân P1 8896
  • Pháp Ngữ Của Thiền Sư Hư Vân P2 9556
  • Phật Học Quần Nghi - Tập 1/2 8500
  • Phật Học Quần Nghi - Tập 2/2 8205
  • An Lạc Từ Tâm 11702
  • Phật Học Vấn Đáp 01, Lý Bỉnh Nam 11853
  • Phật Học Vấn Đáp 02, Lý Bỉnh Nam 11276
  • Phật Học Vấn Đáp 03, Lý Bỉnh Nam 11083
  • [ Xem tất cả ]
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Buddha - Đức Phật - (tập 55/ 55): Kết thúc phim... 4382
  • Buddha - Đức Phật - (tập 54/ 55): Buddha nhập... 4997
  • Buddha - Đức Phật - (tập 53/ 55): Bữa ăn cuối... 7494
  • Buddha - Đức Phật - (tập 52/ 55): Mogalana và... 4579
  • Buddha - Đức Phật - (tập 51/ 55): Buddha cứu độ... 4881
  • Buddha - Đức Phật - (tập 50/ 55): Vua Ajātasattu... 792
  • Buddha - Đức Phật - (tập 49/ 55): Năm pháp phá... 5838
  • Buddha - Đức Phật - (tập 48/ 55): Tinh xá... 5689
  • Buddha - Đức Phật - (tập 47/ 55): Thiếu nữ mang... 6489
  • Buddha - Đức Phật - (tập 46/ 55): Anan gặp nạn,... 5754
  • [ Xem tất cả ]
  • Tên bài Số lượt nghe
  • Mừng Xuân Di Lặc 10796
  • Mùa Xuân Em Đi Lễ Chùa 10876
  • Tổng hợp Nhạc ThiềnThiền - Tĩnh Tâm - An Nhiên 11924
  • Dòng Sông Tôi Gọi Tên Em 11244
  • Một Chuyến Giả Từ 10818
  • Nối Một Nhịp Cầu 11924
  • Vẫn là Em Thơ 11375
  • Chú Cuội Dỗi Hờn 4232
  • Quê Hương Nguồn Cội 11263
  • Như Giọt Sương Đêm 12753
  • [ Xem tất cả ]

Từ điển phật giáo Từ điển phật giáo

  • Trích lục từ ngữ Phật học Quyển Thượng
  • Trích lục từ ngữ Phật học Quyển Hạ
  • Từ Điển Pháp Số Tam Tạng
  • Từ Điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam
  • Từ Điển Thiền Tông Hán Việt

lời vàng ý ngọc

  • NHỮNG CÂU ĐÁNG SUY GẪM
  • NHỮNG CÂU NÓI HAY
  • 10 điều sau là cốt lõi hạnh phúc
  • Lời hay ý đẹp
  • NHỮNG CÂU NÓI HAY VỀ CUỘC SỐNG
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (9)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (8)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (7)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (6)
  • Những Câu nói không hay nhưng đủ để suy ngẫm (5)

thư viện sách

Phật giáo và những...
Biên Niên Sử Giới...

lịch âm dương

Kênh truyền hình phật giáo

Nhạc Phật Giáo Truyền hình Srisambodhiuk Truyền hình Sen Việt
Truyền hình DahamgaganaTv Truyền hình Shraddha Dhamma and Meditation Internet TV
52 Bareena street, Canley Vale N.S.W 2166 Australia - Tel: (+02) 87046317
Email: chuaadida1@gmail.com - chuaadida@ymail.com
Copyright © 2014 Chùa A Di Đà. All Rights Reserved. Powered by BizMaC